Nhà văn Nguyễn Quang Lập. |
“Tôi sợ nhất đến một lúc nào đó không còn biết mình là ai. Tôi đã dặn con: Khi nào con thấy ba chập mạch, dở hơi thì hãy bảo cho ba biết. Tôi thường nghiêm túc khi đối diện với chữ, còn ở ngoài đời sống rất nhố nhăng, bông phèng”. Tác giả kịch bản "Đời cát" và "Thung lũng hoang vắng" đã tự phác hoạ chân dung mình như vậy.
- Tại sao các tác phẩm của anh luôn đề cập đến chiến tranh?
- Thật ra, tôi chẳng quan tâm lắm đến đề tài mà chỉ chú ý đến cái tình. Sở dĩ mình phải lùa nhân vật về thời chiến hoặc hậu chiến là vì muốn quan sát xem trong các tình huống khắc nghiệt người ta sống với nhau như thế nào.
- Tại sao anh ít quan tâm đến cuộc sống ở đô thị?
- Tôi không thích sống ở thành phố bởi nó không phản ánh đúng đời sống người Việt, người thành thị đôi khi nói một đằng nhưng làm một nẻo. Vả lại, vốn liếng văn chương của tôi chỉ toàn chữ quê mùa nên chẳng thể nào viết về thành thị.
- 2 kịch bản "Đời cát" và "Thung lũng hoang vắng" đã phản ánh con người anh như thế nào?
- Có một phần nào đó, khán giả sẽ nhận ra tôi đằng sau hình ảnh tuyệt vời của đạo diễn bóng dáng một người đàn ông vênh váo, lúc ẩn lúc hiện.
- Anh dự định làm gì trong năm mới?
- Tôi đã nhờ đạo diễn Thanh Vân dàn dựng kịch bản Đảo của dân ngụ cư, chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của Đỗ Phước Tiến. Đối với Nhuệ Giang, tôi đang tìm kiếm một kịch bản từ trong truyện của Nguyễn Huy Thiệp và sẽ hoàn thành vào tháng 2 năm tới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét