Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

"Trung Quốc quyết tâm đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng"

Năm 1972, trong lúc mà Hà Nội bị ném bom rải thảm, các học giả phương tây đã bình luận rằng: "Trung Quốc quyết tâm đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng".The Time of India, tờ báo uy tín bậc nhất Ấn Độ khẳng định hành động của Trung Quốc ở Biển Đông cho thấy “Chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc không ngừng gia tăng”. Bài báo cũng thẳng thắn chỉ ra rằng: “Chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa phục hồi lãnh thổ hiếu chiến của Trung Quốc đã trở thành một đặc điểm cố hữu trong chính sách đối ngoại và bành trướng của nước này”.
Vài năm trước, nhân chuyến thăm của Giám đốc Học viện quốc phòng Việt Nam sang Trung Quốc, trang bbc.co.uk/vietnamese/ bản tiếng Việt ngày 30/6/2011  đưa tin:
“Bản tin của Nhật báo Giải phóng quân (Trung Quốc) không nhắc tới vấn đề Biển Đông, nhưng dường như Tướng Mã (Mã Hiểu Thiên) đã đề cập tình hình căng thẳng sau các diễn biến tại đây trong cuộc gặp khi nhấn mạnh rằng ông hy vọng "phía Việt Nam sẽ xử lý các vấn đề tế nhị một cách thích đáng và hướng dẫn dư luận cũng như cảm tính xã hội một cách đúng đắn".
Theo cách nói của viên tướng Trung Quốc, Việt Nam phải hướng dẫn dư luận cũng như cảm tính xã hội một cách đúng đắn. 
Có hai khả năng lựa chọn: hoặc là từ ngữ mà chúng ta nói, cấp độ người nói phải theo chuẩn mực của Trung Quốc, hoặc là chúng ta nói theo quyền lợi của dân tộc và công pháp quốc tế.

Phương án 1: Chúng ta nói “theo chuẩn mực của Trung Quốc"
Để hiểu chuẩn mực của Trung Quốc là gì chúng ta cần biết Trung Quốc gần đây nói năng ra sao. BBC đưa tin: “Nhật báo Hoàn Cầu, do Đảng Cộng sản Trung Quốc xuất bản, hôm nay (11/6/2011) có bài xã luận cáo buộc Việt Nam áp dụng "chủ nghĩa dân tộc ở hình thức thấp kém nhất để tạo ra sự thù địch mới giữa hai nước".
Cần giới thiệu rằng Hoàn Cầu nhật báo là tờ báo quốc tế có uy tín tại Trung Quốc, lượng phát hành mỗi số là 1,6 triệu bản. Báo có phóng viên tại 65 nước trên thế giới. Tờ này do Nhân Dân nhật báo - cơ quan của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quản lý, ra số đầu tiên ngày 3/1/1993.
Trang mạng Hoàn Cầu, con đẻ của nhật báo Hoàn cầu đã có hàng trăm bài viết về Việt Nam, xin trích dẫn một số bài viết cách đây năm năm.
- “Vấn đề Biển Đông, vì sao Quân Giải phóng không chọn phương thức giải quyết trên bộ?” (30/6/2009)
- “Trung quốc phải sử dụng vũ lực giải quyết vấn đề Biển Đông” (3/7/2009)
- “92% dân mạng Trung Quốc tán thành dùng vũ lực giải quyết vấn đề Biển Đông” (5/7/2009)
- “Quân Giải phóng giải quyết bằng vũ lực vấn đề Biển Đông, nước Mỹ không có khả năng trực tiếp tham chiến” (16/7/2009)
- “Quan điểm của phái phản đối: vấn đề Biển Đông cần giải quyết nhanh, càng kéo dài càng chết” (5/8/2009)
- “Cuộc chiến ở Biển Đông: năm nguyên nhân lớn khiến Trung Quốc nên đánh cho Việt Nam lụn bại” (18/8/2009)
Điểm lại ngôn từ mà những người từ lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc đã nói như “dạy cho Việt Nam một bài học” đến loại trung trung như các tướng lĩnh và loại “dân thường” như các bài nêu trên chúng ta đã thấy người Trung Quốc ăn nói ra sao. 
Theo lời khuyên của tướng Mã, nhà nước nên “hướng dẫn dư luận nói theo chuẩn mực của Trung Quốc”, không nhất thiết phải e dè. Người Việt hàng nghìn năm nay chưa bao giờ sợ chiến đấu vì chủ quyền quốc gia, chưa bao giờ sợ bọn xâm lược bất kể chúng là thứ nhất, thứ nhì hay thứ ba trên thế giới.
Ngày xưa An Dương Vương gả công chúa Mỵ Châu cho Trọng Thủy, lại còn cho ở rể trong kinh thành. Trọng Thủy ăn cắp bí mật quân sự rồi về nước cùng bố đem quân sang đánh chiếm nước Nam khiến cho An Dương Vương phải chém chết công chúa Mỵ Châu rồi tự vẫn.
Chúng ta không quên những sự giúp đỡ về vũ khí, lương thực và một số đơn vị quân đội mà Trung Quốc đưa sang Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhưng chúng ta cũng không quên năm 1972 vì câu nói “Người không động đến ta thì ta không động đến người” của lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc mà Hà Nội bị bom B52 rải thảm. Các học giả phương tây khi đó đã nêu bình luận rằng: "Trung Quốc quyết tâm đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”. 

Những người ngây thơ nhất cũng hiểu rằng sự hy sinh của hàng triệu con dân đất Việt, sự sa lầy của Mỹ tại Việt Nam đã dành cho Trung Quốc khoảng thời gian quý giá để xây dựng kinh tế, củng cố quốc phòng. 
Vũ khí, lương thực, quân trang có thể so sánh với máu và sinh mạng con người không?
Nói theo cách nói của Trung Quốc thì Trung Quốc không chỉ là vô ơn mà còn bạc tình, bạc nghĩa.

Phương án 2: Hướng dẫn dư luận “theo cách của Việt Nam"
So với hàng trăm bài báo của Trung Quốc, chúng ta có rất ít bài viết về các chủ đề nhạy cảm này, cũng chưa hề có bài nào dùng ngôn từ như họ. Đã đến lúc truyền thông nhà nước cần cho nhân dân biết sự thật. Chúng ta cố gắng để không mất đi tình hữu nghị giữa hai dân tộc nhưng tại sao trong khi  “92% dân mạng Trung Quốc tán thành dùng vũ lực giải quyết vấn đề Biển Đông” (Hoàn cầu 5/7/2009) thì chúng ta lại không thể nói lên ý kiến của mình?
Người lãnh đạo giỏi không phải là người chiến thắng trong các cuộc chiến tranh mà là người tránh cho đất nước khỏi các cuộc chiến tranh. Quan điểm này là sáng suốt và đúng đắn. Nhưng người lãnh đạo giỏi cũng phải biết chuẩn bị cho đất nước đương đầu với các cuộc chiến không mong muốn nếu nó xảy ra. Lịch sử đã chỉ ra rằng rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra do ý muốn chủ quan của một phía. Cuộc chiến tranh nhân dân chống ngoại xâm chỉ có thể thắng lợi nếu toàn dân một lòng hy sinh quyền lợi cá nhân vì độc lập tự do của dân tộc. Quyền lợi quốc gia, dân tộc phải đặt trên ý thức hệ. Xin nêu một vài ví dụ về hướng dẫn dư luận:
Nhật báo Hoàn cầu kết thúc bài báo ngày 11/6/2011 bằng câu đe dọa "Nếu Việt Nam cứ tiếp tục gây rối, tưởng rằng càng gây rối thì càng hưởng lợi, chúng tôi thành thật xin nhắc các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam là hãy đọc lại lịch sử". 
Quả đúng như vậy, chúng ta cần làm theo “lời khuyên” đó. Không chỉ thế hệ hôm nay mà muôn đời con cháu mai sau cần nhớ đến những cái tên như Liễu Thăng, Thoát Hoan, Toa Đô, Ô Mã Nhi, Sầm Nghi Đống, Tôn Sĩ Nghị… Cần phải nhớ rằng năm 1956 Trung Quốc đánh chiếm đông Hoàng Sa, năm 1974 đánh chiếm tây Hoàng Sa, năm 1979 đánh biên giới phía bắc, năm 1988 đánh chiếm bãi Gạc Ma ở Trường Sa…
Lịch sử đã chỉ ra rằng: "Vận nước có lúc thịnh, lúc suy nhưng hào kiệt đời nào cũng có”.  
Người Trung Quốc nêu danh Hàn Tín chịu chui qua háng người khác, Câu Tiễn chịu nếm phân kẻ thù để tìm cách khôi phục nền độc lập của quốc gia. Người Việt không hạ mình như vậy, người Việt không sợ bất kỳ kẻ thù nào. Nói theo cách nói của chị Út Tịch  giặc đến nhà đàn bà “còn cái lai quần cũng đánh”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1945 đã viết: "Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân  Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!”
Thực dân pháp muốn cướp nước ta lần thứ hai, nhưng các triều đại Trung hoa từ Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh đến nay họ muốn cướp nước ta không chỉ hai lần. Như lời dạy của bác Hồ, chúng ta đã “phải nhân nhượng” Trung Quốc trên biên giới phía bắc. Nếu chúng ta “phải nhân nhượng” lần nữa trên biển Đông thì sẽ không còn đường ra biển bởi đường lưỡi bò ôm sát toàn bộ ven biển nước ta. Lời kêu gọi của bác Hồ đến nay chỉ cần thay một vài từ lại mang tính thời sự.
Để giữ tình hòa hiếu giữa hai nước, các phương tiện thông tin của Việt Nam chưa bao giờ dùng ngôn từ như Hoàn Cầu nhật báo đã dùng. Lãnh đạo Việt Nam cũng chưa bao giờ dùng các ngôn từ tương đương với lãnh đạo Trung Quốc. 

Các phương tiện truyền thông và quan chức Trung Quốc đã và đang cố tình bóp méo sự thật, cố tình làm cho dư luận thế giới hiểu lầm rằng Việt Nam chủ động tạo ra căng thẳng, rằng Việt Nam đã đưa tàu cản trở hoạt động của Trung Quốc. Mặc dù thế giới ngày nay vẫn còn cảnh cá lớn nuốt cá bé nhưng nên nhớ có những loài cá nhỏ nuốt vào là chết.
Thế giới có thể mắc lừa về lời nói của Trung Quốc nhưng nhất định không thể mắc lừa về hành động của Trung Quốc. Chúng ta hy vọng những những người bạn ở bên kia biên giới nhận thức được một điều rằng người Việt Nam “Dù phải đốt cả dãy Trường Sơn cũng phải giữ cho được Tự do – Độc lập”, đó là chân lý đã được chứng minh hàng ngàn năm nay.
Một số ảnh của BBC:
Trung Quốc cho đào cột mốc theo hiệp ước Pháp-Thanh 1887-1895, trong hình là cột mang dòng chữ Đại Nam Quốc Giới tại Đông Hưng, Quảng Tây.
Được biết, một số cột cả ở Quảng Tây và Vân Nam đều được đào đem về.
Cột mốc thuộc tỉnh Vân Nam còn ghi hai bên là ‘Trung Hoa’ và ‘An Nam’.
Đây là cột mốc biên giới đã được người Trung Quốc đào đem về. Trên cột còn dòng chữ Đại Thanh Quốc, Khâm Châu Giới. (Hình do ban BBC Tiếng Trung cung cấp từ nguồn Tân Hoa Xã).
Xuân Dương
-----------------

'Nhiều người Mỹ hối tiếc vì Hoàng Sa 1974'


Trước những gì Trung Quốc đang thể hiện ở Biển Đông, Hoa Kỳ nay thấy 'hối tiếc' vì từng 'bật đèn xanh' để Trung Quốc chiếm thuận lợi các đảo ở Hoàng Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng hòa năm 1974, theo một nhà phân tích tình hình châu Á và Trung Quốc từ Mỹ.
Hoa Kỳ có vẻ đã đánh đổi một lợi ích ngắn hạn, để ngày nay nhận lấy việc để cho vị thế quân sự và chính trị chiến lược của Hoa Kỳ ở châu Á - Thái Bình Dương bị Trung Quốc thách thức, vẫn theo ý kiến này.
Trao đổi với BBC hôm 02/6/2014 từ Đại học Maine, Hoa Kỳ, Giáo sư Ngô Vĩnh Long nói:
"Theo tôi biết, trong nội bộ hai đảng ở Mỹ là đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa, đúng là có nhiều người nuối tiếc."
"Lúc đó Mỹ đang chơi lá bài Trung Quốc và Mỹ kéo những chiến hạm của họ ra xa để họ không can dự, để cho Trung Quốc có thể đánh chiếm.
"Khi Trung Quốc lấy quần đảo Hoàng Sa, chiếm một số đảo ở Hoàng Sa và chiếm một số đảo ở Trường Sa, là cố tình để xây dựng cơ sở để chiếm lĩnh toàn bộ Biển Đông, gây mất an ninh và bắt chẹt thế giới."
Theo Giáo sư Long, xâu chuỗi các sự kiện qua nhiều năm, có thể thấy những động thái của Trung Quốc tại Biển Đông nay đã là một vấn đề an ninh ở cấp độ thế giới mà không chỉ còn riêng ở tầm khu vực.
Ông nói: "Đây là vấn đề an ninh của khu vực, vấn đề an ninh của toàn thế giới, chứ không chỉ là vấn đề Trung Quốc đặt một giàn khoan hay là vấn đề tranh cãi chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc về đảo Hoàng Sa."
Giáo sư Ngô Vĩnh Long cho rằng chính giới Mỹ đã nhận ra 'lỗi lầm' khi tính toán sai và để Trung Quốc nay có điều kiện thuận lợi 'thách thức' và 'lấn lướt' Mỹ ở khu vực, đe dọa an ninh quốc tế. Nhưng nhà phân tích cũng liên hệ trách nhiệm với quốc tế và ở khu vực của Việt Namtrong đối sách với các thách thức của Trung Quốc.
Ông Long nói: "Lúc đó, Mỹ vẫn còn chơi lá bài Trung Quốc, Mỹ ủng hộ Trung Quốc rất mạnh. Nhưng bây giờ là lúc khác, bây giờ mọi người thấy rõ ràng rằng năm 1974 và năm 1988, và sau đó Mỹ để cho Trung Quốc chiếm một số đảo của cả Philippines là những lỗi lầm. Bây giờ Mỹ và các nước trong khu vực thấy đây là lỗi lầm, mà bây giờ họ thấy đây là sự đe dọa cho cả khu vực và cho cả thế giới.
"Nếu bây giờ Việt Nam không cương quyết, tôi nghĩ đây đúng là lúc mà không phải chỉ có một, hai, ba hay bốn người trong lãnh đạo ở Việt Nam sẽ bị lịch sử lên án sau này, mà nhiều người trên thế giới sẵn sàng lên án Việt Nam là không giúp họ bảo vệ an ninh trong khu vực và cho thế giới mà lại ỡm ờ."
Hôm 30/5, Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng nói với hãng tin Mỹ Bloomberg rằng Việt Nam đã 'chuẩn bị xong' các bằng chứng và đã sẵn sàng để kiện Trung Quốc về vụ giàn khoan Hải Dương 981.
Trong khi đó, hôm 31/5, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh nói với diễn đàn Shangri-La rằng quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn 'tốt đẹp' và kêu gọi Trung Quốc 'cùng đàm phán' với Việt Nam về vụ hạ đặt giàn khoan.
Bình luận về những phát biểu này, Giáo sư Long nói: "Tôi hy vọng rằng Việt Nam nói nhún nhường như thế, nhưng lại có đi đêm phía sau, tất nhiên nói nhẹ nhàng như vậy để mua thời gian, nhưng đằng khác chuẩn bị để có những quan hệ tốt hơn với Nhật Bản, Philippines, Malaysia và qua đó với Mỹ...
"Bề ngoài nói như vậy là một chuyện khác, nhưng tôi mong rằng phía bên trong có những bước đi chắc chắn, chứ nếu một sự thoái lui... thì cái đó rất đáng tiếc cho đất nước."
'Nước cờ không thể thối lui'
Về khả năng giữa Trung Quốc và Việt Nam có thể có 'thỏa thuận ngầm' để Việt Nam không kiện, nhà phân tích bình luận: "Không biết là lãnh đạo Việt Nam có nghĩ là họ có thể đàm phán song phương với Trung Quốc hay không, nhưng nếu họ làm như thế thì Việt Nam sẽ cô lập mình đối với toàn thế giới và như vậy Việt Nam sẽ bị Trung Quốc càng ngày càng bắt chẹt.
"Đây là một cơ hội rất lớn cho Việt Nam để chứng minh cho thế giới biết rằng khi Trung Quốc lấy đảo Hoàng Sa và chiếm một số đảo ở Trường Sa là cố tình để xây dựng những cơ sở ở đó để chiếm lĩnh toàn bộ Biển Đông, gây mất an ninh và bắt chẹt thế giới."
Theo Giáo sư Long, đây là thời điểm quyết định để Việt Namxử lý dứt điểm vấn đề chủ quyền biển đảo với Trung Quốc.
Ông nói: "Đây là một cơ hội rất tốt để Việt Nam vận động sự ủng hộ của thế giới. Bây giờ thụt lùi, thì rõ ràng không những mất mặt cho Thủ tướng Dũng, mà còn cho các nước khác thấy là họ 'bị lừa' hay sao đấy."
Ông nói tiếp: "Tôi nghĩ rằng đã dũng cảm nói ra rồi, dân chúng ủng hộ rồi, thế giới họ cũng vỗ tay rồi, mà bây giờ rụt đi nữa, thì không những anh mất tiếng đối với thế giới, mà anh cũng để cho những đối thủ của anh ngay trong nước dùng cái đó để tấn công anh để hạ anh.
"Tôi nghĩ rằng những người ủng hộ đường lối của Thủ tướng nên thúc đẩy Thủ tướng. Nghĩa là đây là nước cờ cũng như là nước cờ cuối rồi mà anh đã đi một nước cờ như vậy, mà anh lại thối lùi nữa, anh sẽ không những thua mà lại có hại cho đất nước nữa," Giáo sư Long nói với BBC.
---------------


Rõ ràng XÂM PHẠM CHỦ QUYỀN, sao lại uốn éo "HẠ ĐẶT GIÀN KHOAN"?


* TỐNG VĂN CÔNG
Điện đàm với Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh nhấn mạnh “Việc Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan HD 981 và một lượng lớn tàu các loại , kể cả tàu quân sự vào hoạt động tại khu vực lô dầu 143 thuộc thềm lục địa Việt Nam từ ngày 1-5-2014 đến nay là bất hợp pháp, đi ngược lại luật pháp và thông lệ quốc tế,vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam”.
Ngày 5-5-2014 Tập đoàn dầu khí Việt Nam ra Thông báo cho biết “Trung Quốc đã đưa giàn khoan HD 981 vào định vị khoan tại vị trí cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý”. Cũng hôm đó, trao đổi với báo Tuổi Trẻ ông Đỗ văn Hậu Tổng giám đốc PVN cho biết “khu vực lô 143 mà Trung Quốc đặt giàn khoan xuống …hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam”.
Hai ngày sau, chiều 7-5-2014 tại cuộc họp báo của Bộ ngoại giao, ông Trần Duy Hải phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia nói: “ Trung Quốc đã hạ đặt giàn khoan này để tiến hành  khoan thăm dò thềm lục địa của Việt Nam…” Sau hôm đó trên tất cả báo chí và các phương tiện truyền thông  nước ta đều gọi hành động của Trung Quốc “ hạ đặt giàn khoan trái pháp luật”. Vậy xin thử bàn về  một từ mới hạ đặt vừa gia nhập ngôn ngữ Việt Nam.
Có lẽ từ hạ  ( có nghĩa là ở dưới, rơi xuống, nhún nhường) là một từ gốc Hán được Việt hóa rất sớm. Từ hạ trong các từ  Hán Việt có chức năng làm định ngữ (bổ nghĩa cho danh từ)  như: hạ du (miền đất gần cửa sông), hạ điền ( lễ cúng Thần nông để bắt đầu làm nông nghiệp), hạ đẳng (bậc dưới) hạ quốc ( nước chư hầu) hạ vấn (chất vấn kẻ dưới)… Sau khi Việt hóa, từ hạ trở thành động từ làm chức năng vị ngữ (nêu hoạt động, tính chất, trạng thái của đối tượng được nêu ở chủ ngữ) như : Hôm nay siêu thị  hạ giá bán hàng;  Quân ta hạ đồn địch; Ông đội trưởng hạ lệnh, “Quyết tình nàng mới hạ tình” (Truyện Kiều), “Hạ từ van lạy suốt ngày”(Truyện Kiều); Anh ta hạ mình trước ông chủ; Buổi biểu diễn đã hạ màn… Các ví dụ trên đây đều cho thấy sau từ hạ là một danh từ có chức năng làm tân ngữ ( bổ nghĩa trực tiếp cho vị ngữ), chưa thấy sau động từ hạ là một động từ . Do đó hạ đặt là một từ tiếng Việt đầu tiên ghép hai động từ để chỉ hai động thái đi liền nhau là hạ và đặt.
Sau gần hai tuần xuất hiện,  từ hạ đặt đã được tất cả các  cá nhân, và các hội đoàn như Hội Luật gia Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam…   sử dụng khi lên tiếng phản đối Trung Quốc xâm lấn trái phép vùng đặc quyền kinh tế của nước ta . Không thấy người nào, hội đoàn nào dùng lại những cụm từ dùng hôm 5-5-2014 là đặt giàn khoan xuống. Tại sao người ta không theo cách dùng quen thuộc là đặt giàn khoan xuống? Tuy từ hạ đồng nghĩa với từ xuống, nhưng nếu dùng từ xuống thì nó nhất thiết phải đứng sau từ đặt . Trái lại từ hạ được đứng trước từ đặt, giống như cách tạo từ của ngữ pháp Trung Quốc.Phải chăng người tạo từ này cho rằng khi ghép  hai động từ hạ , đặt  liền nhau đã gây cảm giác ngữ điệu có vẻ mạnh lên? Hoặc chỉ là do tâm lý sính dùng từ gốc Hán cho  rằng  hạ đặt  có vẻ trí thức, biết “nói chữ” sang trọng, còn đặt xuống là cách nói  nôm na quê mùa của người ít học?
Nếu như từ hạ đặt được ra đời từ xa xưa khi  từ hạ còn là một từ Hán  chưa được Việt hóa với từ đặt  là từ thuần Việt thì đó là cách  kết cấu tạo từ  của ngữ pháp Trung Hoa, hoàn toàn  trái  với ngữ pháp Việt Nam. Có lẽ chúng ta hãy chờ xem qua thời gian có khi rất dài, để biết từ mới này có đủ sức sống để tồn tại và  lan tỏa được vào các lĩnh vực khác của cuộc sống hay không.   
       Ngày 15 -5-2014
TVC
 -----------------

LÁNG GIỀNG ĐIỂM TIN - Thứ Tư - 4-6-2014

   1 - 
Tin tức sẽ được cập nhật vào lúc 4h00, 8h00, 13h30 và 18h30 giờ Hà Nội mỗi ngày.
Nhật tạm đình chỉ giải ngân ODA cho VN (BBC) - Nhật Bản nói sẽ chỉ phê duyệt các dự án dùng vốn hỗ trợ phát triển chính thức nếu Việt Nam hoàn tất điều tra cáo buộc bê bối đường sắt.
Mỹ công bố 1 tỷ đôla cho an ninh châu Âu (BBC) - Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố khoản quỹ trị giá 1 tỷ đôla nhằm tăng cường hiện diện quân sự tại châu Âu.
Nato bàn cách đối phó với Nga (BBC) - Các bộ trưởng quốc phòng trong khối Nato sẽ lần đầu tiên họp mặt để bàn về những ảnh hưởng dài hạn từ hành động của Nga tại Ukraine.
Brasilia, thành phố quyền lực (BBC) - Estadio Nacional ở thủ đô Brazil là sân vận động lớn thứ hai của lễ hội bóng đá lớn nhất hành tinh năm nay.
Công bố tư liệu Hán Nôm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam (BaoMoi) - Sáng 3/6, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Hán Nôm-Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam chính thức giới thiệu cuốn sách “Một số tư liệu Hán Nôm về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở biển Đông”.
Việt Nam thay tổng giám đốc đường sắt (BBC) - Bộ trưởng Giao thông Vận tải Việt Nam quyết định cho thay Tổng Giám đốc Đường sắt Việt Nam, trong lúc Nhật tạm ngừng ODA.
Lễ hội Ánh sáng tại Sydney (BBC) - Nhà hát Opera Sydney được thắp sáng trong ánh đèn màu nhân lễ hội ánh sáng mang tên Vivid Sydney.
Đối lập Syria 'đấu tranh trọn đời' (BBC) - Đối lập Syria đứng trước viễn cảnh chế độ của ông Assad sẽ tiếp tục tồn tại.
Pháp không mặn mà đón nhận Snowden (RFI) - Trả lời báo chí vào sáng nay 03/06/2014, Thủ tướng Pháp Manuel Valls cho biết không ủng hộ việc cấp quy chế tỵ nạn cho Edward Snowden. Nhiều nhân sĩ trí thức Pháp ký tên vào bản kiến nghị kêu gọi chính quyền, nhân danh quyền tự do thông tin, quan tâm đến trường hợp của cựu nhân viên tình báo Hoa Kỳ.
Thái Lan xóa bỏ lệnh giới nghiêm tại 3 điểm du lịch (RFI) - Tập đoàn quân sự Thái Lan vừa thông báo xóa bỏ lệnh giới nghiêm tại ba địa điểm du lịch nổi tiếng là đảo Phuket, Samui và thành phố biển Pattaya. Khối lượng du khách nước ngoài đến Thái Lan đã giảm đi đáng kể trong bảy tháng qua do bất ổn chính trị tại Bangkok.
Thấy gì qua phát biểu của Bộ trưởng Phùng Quang Thanh tại Đối thoại Shangri-La (RFA) - Sáng 31/5 - ngày làm việc thứ hai của Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á (Đối thoại Shangri-La) lần thứ 13, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, đã có bài phát biểu tại phiên họp toàn thể với chủ đề “Quản lý những căng thẳng chiến lược.”
Tư liệu về đàn áp ở Thiên An Môn (BBC) - Các đoạn phóng sự do BBC thực hiện tại Bắc Kinh vào những ngày xảy ra đàn áp ở Thiên An Môn.
Giàn khoan trái phép và đường lưỡi bò đe dọa ngư dân (BaoMoi) - PN - Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định như vậy tại Diễn đàn Phát triển bền vững khu vực duyên hải miền Trung, tổ chức sáng 3/6 tại TP.Hội An (Quảng Nam).
Mỹ ủng hộ lập trường của Việt Nam về biển Đông (BaoMoi) - Lên án Trung Quốc tại Hội nghị Hải quan ASEAN
Xuất khẩu dệt may đạt hơn 7,4 tỉ USD (BaoMoi) - (PL)- Theo số liệu của Bộ Công Thương, trong năm tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc ước đạt hơn 7,4 tỉ USD, tăng 17% so với cùng kỳ.
Phái đoàn Hạ viện Mỹ thăm Quốc hội Việt Nam (RFA) - Sáng nay 3/6, chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng tiếp phái đoàn Hạ viện Mỹ do dân biểu John Kline, chủ tịch Ủy ban giáo dục và lao động, thành viên Ủy ban Quân vụ đang thăm và làm việc tại VN.
Việt Nam-Hoa Kỳ thảo luận tăng cường quan hệ (RFA) - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hôm qua 2/6 đã tiếp kiến bà Penny Pritzker, Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ và các đại biểu đại diện Hội đồng kinh doanh Thương mại Hoa Kỳ - ASEAN đang ở thăm và làm việc tại Việt Nam.
Những người xứ miệt vườn đi bán thận (RFA) - Chuyện bán thận của những người nghèo ở miệt vườn Tây Nam Bộ không phải là chuyện mới mẽ gì, nó đã diễn ra gần mười năm nay nhưng mới được phát hiện và báo chí vào cuộc trong vài tháng trở lại đây.
TQ lo sợ bị chỉ trích tại hội nghị G7 về biển Đông (BaoMoi) - Trong hội nghị thượng định G7 sắp diễn ra sẽ thông qua Tuyên bố chỉ trích hành động gây hấn của Trung Quốc tại biển Đông.
Kêu gọi hải quan ASEAN ủng hộ lập trường của Việt Nam (BaoMoi) - Việt Namkêu gọi hải quan ASEAN ủng hộ lập trường trong vấn đề Biển Đông.
Phó thủ tướng: 'Ngư dân đang bị đe dọa bởi đường lưỡi bò' (BaoMoi) - Khẳng định Việt Nam đấu tranh chủ quyền bằng phương pháp hòa bình, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng ngư dân Việt Nam đang bị đe dọa trực tiếp bởi giàn khoan Hải Dương 981 và đường lưỡi bò.
Tàu Trung Quốc lại đụng độ với tàu Việt Nam (RFI) - Hôm nay, 03/06/2014, Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc loan tin là tàu của Trung Quốc đã phun vòi rồng vào tàu của Việt Nam và gây hư hại một tàu khác của Việt Nam tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981 trên Biển Đông.
HOÀNG SA tối 3/6: Tàu Trung Quốc lộ chiến thuật mới (BaoMoi) - TG- Tại khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép, tàu Trung Quốc đã chuyển sang tấn công tàu Cảnh sát biển Việt Nam thay vì tấn công các tàu Kiểm ngư như lúc đầu.
TQ duy trì 2 tàu hộ vệ tên lửa ở giàn khoan Hải Dương 981 (BaoMoi) - Trong ngày 3/6 tình hình biển Đông khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vẫn căng thẳng, phía Trung Quốc tiếp tục duy trì từ 110-115 tàu các loại để "hộ tống" giàn khoan, trong đó có 2 tàu quét mìn và 2 tàu hộ vệ tên lửa.
Mỹ ủng hộ Việt Nam trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền (BaoMoi) - Tại trụ sở Quốc hội sáng 3-6, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã tiếp đoàn hạ nghị sĩ Mỹ do ngài John Kline (Chủ tịch Ủy ban Giáo dục và Lao động, thành viên Ủy ban Quân vụ) đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Nam Hàn: chủ công ty phà bị chìm tìm cách tỵ nạn (RFA) - Liên quan đến vụ chìm phà ở Nam Hàn, tin cho hay người chủ công ty đã liên hệ với một đại sứ quán để xin tỵ nạn nhưng bị từ chối.
Thiên An Môn: TQ thắt chặt kiểm soát (BBC) - Trung Quốc tăng cường an ninh và mở rộng chiến dịch trấn áp bất đồng trước kỷ niệm 25 năm biến cố Thiên An Môn.
Tù nhân Thiên An Môn cuối cùng? (BBC) - Ai là người cuối cùng còn ở lại trong ngục tù sau biến cố Thiên An Môn cách đây một phần tư thế kỷ.
Đài Loan cảnh báo TQ phải nhìn nhận biến cố Thiên An Môn 1989 (RFA) - Giới lãnh đạo Trung Quốc phải tôn trọng lịch sử, nhìn nhận những gì đã xảy ra ở biến cố Thiên An Môn 1989. Đó là những điểm chính trong bản tuyên bố hàng năm được Văn Phòng Đặc Trách Quan Hệ Với Hoa Lục của chính phủ Đài Loan đưa ra hồi chiều hôm qua.
Trung Quốc biện hộ hành động đàn áp ở Thiên An Môn (RFA) - Trong cuộc họp báo sáng nay tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Hồng Lỗi của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói rằng đảng và nhà nước Hoa Lục đã đi đúng đường khi có quyết định quan trọng đó, nói rõ là vì an ninh của quốc gia và vì tương lai của người dân, ...
Bào Đồng, nguyên thư ký của Triệu Tử Dương, bị bắt (RFI) - Lần đầu tiên, an ninh Trung Quốc bắt nhốt người cựu cán bộ lãnh đạo tâm tiếng Bào Đồng. Trong những năm qua, trước ngày tưởng niệm thảm sát Thiên An Môn, nhà ly khai thường“được yêu cầu” ra khỏi Bắc Kinh. Theo Asia News,ít nhất 80 người, từ trí thức, luật sư, nhà báo và tín đồ Thiên Chúa giáo bị bắt và điều tra về các hoạt động bị xem là“nhạy cảm”.
Bắc Kinh phong tỏa mạng xã hội trước ngày tưởng niệm 25 năm Thiên An Môn(RFI) - Google, You Tube, Twitter bị kiểm duyệt gắt gao ở Hoa lục. Song song với các biện pháp an ninh ngăn chận những sinh hoạt bị cho là“nhạy cảm” chính quyền Trung Quốc sử dụng“tường lửa” chận các trang mạng xã hội, kiểm duyệt thông tin trước và trong ngày 03/06, ngày mà cách nay 25 năm hàng trăm sinh viên Trung Quốc bị thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn.
Án mạng ở TQ nêu bật thủ đoạn cực đoan của một nhóm tàgiáo (VOA) - Vụ một phụ nữ bị giết hại một cách dã man tại một tiệm McDonald’s ở miền đông Trung Quốc đã nêu bật những thủ đoạn bạo lực của nhóm tà giáo Đông phương Thiểm điện
Lãng quên Thiên An Môn : Chính sách xóa ký ức dân tộc của chế độ Bắc Kinh(RFI) - Trong vòng một phần tư thế kỷ, đảng Cộng sản Trung Quốc đã thành côngáp đặt« quốc sách lặng im» triệt tiêu mọi thông tin, mọi hình ảnh, mọi ký ức về vụ thảm sát đẫm máu tại quảng trường Thiên An Môn đêm 03 rạng 04/06/1989. Đặng Tiểu Bình bật đèn xanh cho quân đội nổ súng sát hại sinh viên, còn trách nhiệm xóa ký ức dân tộc dành cho các thế hệ lãnh đạo kế thừa.
Tham vọng của Trung Quốc gây lo ngại tại Châu Á. (RFI) - Căng thẳng gia tăng ở ChâuÁ cùng với việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh. Tại Singapore, diễn đàn an ninh khu vực - Đối thoại Shangri-la, diễn ra từ 30/05 đến 01/206/2014, đã minh chứng cho điều này. Bắc Kinh đã phản ứng mạnh mẽ vì bị cáo buộc gây mất ổn định trong khu vực. Chính thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã đưa ra các cáo buộc này. Bà Valérie Niquet, phụ trách khu vực ChâuÁ của Quỹ nghiên cứu chiến lược trả lời các câu hỏi của RFI.
Anh, Mỹ sẵn sàng hợp tác với chính phủ mới của Palestine (RFI) - Một ngày sau khi chính phủ mới của Palestine tuyên thệ nhập chức, Ngoại trưởng Anh tán thành việc Palestine vừa có nội các mới và kỳ vọng phía Palestine sẽ tôn trọng những thỏa thuận đã đạt được trong quá khứ với quốc tế, kể cả việc nhìn nhận tính chính đáng của Israel. Trước Luân Đôn, Washingtonđã công nhận chính phủ mới của Palestine. Riêng Tel Aviv dọa gia tăng trừng phạt Cơ quan quyền lực Palestine đã bắt tay với« tổ chức khủng bố Hamas».
Thái tử Felipe cứu tinh của Hoàng gia Tây Ban Nha? (RFI) - Tin tức quốc vương Juan Carlos của Tây Ban Nha bất ngờ thoái vị chiếm nhiều trang báo lớn của Pháp sáng nay 03/06/2014. Cả hai tờ Libération và Le Figaro đồng loạt chạy tít lớn trên trang nhất« Tây Ban Nha : Juan Carlos thoái vị…» và« Những thách thức cho tân vương Felipe».
NATO : Nga đã rút quân khỏi biên giới Ukraina (RFI) - Hôm nay, 03/06/2014, trước khi khai mạc cuộc họp cấp Bộ trưởng Quốc phòng Liên Minh Bắc Đại Tây Dương - NATO, một quan chức của khối này thông báo, Nga đã rút đi phần lớn các binh sĩ đóng tại biên giới Ukraina. Trong lúc cộng đồng quốc tế hoài nghi về dự thảo nghị quyết của Nga trên hồ sơ Ukraina.
Viện lưu trữ phim ảnh Pháp giới thiệu (RFI) - Trong khuôn khổ Năm Việt Nam tại Pháp, Viện lưu trữ phim ảnh của Pháp Cinémathèque Française tổ chức hai tuần lễ chiếu phim Việt Nam tại Paris. Khoảng 35 tác phẩm đủ loại được trình chiếu trong chương trình mang tên Toàn cảnh Điện ảnh Việt Nam từ ngày 11/06 đến 26/06/2014. 
Syria bầu Tổng thống, Assad chắc chắn thắng cử (RFI) - Hôm nay, 03/06/2014, người dân Syria bỏ phiếu bầu Tổng thống tại những vùng nằm dưới sự kiểm soát của chế độ Damas, một cuộc bầu cử mà Tổng thống Bachar al-Assad chắc chắn thắng cử, còn đối với phe chống chính phủ và phương Tây, đây chỉ là một trò hề.
Tổng thống Mỹ Obama đề nghị một kế hoạch an ninh cho Đông Âu (RFI) - Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Ba Lan để trấn an các nước ĐôngÂu, hiện đang rất lo ngại trước cuộc khủng hoảng Ukraina và đặt biệt là về thái độ của nước Nga. 
Vụ người Nhật mất tích: Thủ tướng Abe có thể đến Bình Nhưỡng (RFI) - Điều trần tại Quốc hội vào hôm nay (03/06/2014) Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida không loại trừ khả năng Thủ tướng Shinzo Abe đích thân đến Bình Nhưỡng với mục đích giải quyết dứt điểm hồ sơ các công dân Nhật Bản bị Bắc Triều Tiên bắt cóc trong những thập niên 1970-1980. Cho đến nay, hai nước chưa thiết lập quan hệ ngoại giao.
Nhật Bản đình chỉ viện trợ phát triển cho Việt Nam (RFI) - Hôm nay, 03/06/2014, bộ Ngoại giao Nhật Bản ra thông báo cho biết là chính phủ Tokyo đã tạm ngưng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Hà Nội do vụ một công ty Nhật hối lộ các quan chức ngành đường sắt Việt Nam.
World Cup 2014: gấu trúc Trung Quốc tiên đoán đội thắng (RFA) - Bốn năm trước đây khi Giải Vô Địch Bóng Đá Thể Giới diễn ra trên sân cỏ Nam Phi, mọi người đều có dịp biết đến chú bạch tuộc tên Paul của Xứ Sương Mù Anh Quốc, nổi tiếng với tài tiên đoán xem các đội tuyển dự Giải thắng bại thế nào. Lần này ở Brazil, tới lượt gấu trúc Trung Quốc nhập cuộc.
Hiệp Hội Thương Mại Nhật sẽ (RFA) - Tân Chủ tịch Hiệp Hội Thương Mại Nhật Bản cho hay sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn giữa Tokyo và Bắc Kinh cũng như giữa Tokyo và Seoul.
Bangladesh ăn mừng thu nhập lớn nhờ World Cup (RFA) - Không thể biết đội tuyển của nước nào sẽ chiến thắng World Cup Brazil 2014, nhưng ngay lúc này, các công ty may mặc ở Bangladeshđã ăn mừng vì hoàn tất lượng hàng khổng lồ, trị giá được nói từ 500 triệu dollars cho đến 1 tỷ bạc.
NATO: bầu cử Syria là "trò hề" (RFA) - Trong suốt thời gian cuộc bầu cử diễn ra ngày hôm nay, hầu như không có xáo trộn nào xảy ra, và hình ảnh được phổ biến trên truyền hình nhà nước cho thấy cử tri hăng hái đi bầu, cũng như nói là họ hết lòng tín nhiệm ông Al-Assad.
Tổng thống Mỹ đi Ba Lan họp thượng đỉnh vùng Đông Âu (RFA) - Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hiện đang có mặt tại thủ đô Warsaw của Ba Lan, trong chuyến đi nhằm nhắc lại cam kết bảo vệ an ninh cho các đồng minh Đông Âu sau chuyện Liên Bang Nga can thiệp vào Ukraine.
Bút kýphóng viên VOA: An ninh vàthinh lặng 25 năm sau vụ Thiên An Môn (VOA)- Trong dịp kỷ niệm ngày diễn ra cuộc đàn áp đẫm máu tại Thiên An Môn năm nay, chúng tôi cảm giác như không chỉ đang trong 'thời điểm nhạy cảm' mà là 'cực nhạy cảm'
TT Obama kêu gọi Nga tạo ảnh hưởng tích cực lên tình hình Ukraine (VOA) - Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi Nga giúp ngăn chặn làn sóng vũ khí vào Ukraine và sử dụng ảnh hưởng của nước này để các phần tử chủ chiến trong vùng ủng hộ hòa bình
Tổng thống Obama bênh vực việc trao đổi tùnhân (VOA) - Tổng thống Barack Obama bênh vực quyết định của ông trả tự do cho 5 người Afghanistan bị giam tại nhà tù quân sự ở Vịnh Guantanamo, Cuba, để đổi lấy một quân nhân Mỹ
Tân Thủ tướng Libya nhậm chức (VOA) - Tân Thủ tướng Libya Ahmed Maitiq triệu tập cuộc họp nội các lần đầu tiên tại Tripoli, sau khi cảnh sát giúp ông đảm nhận chức vụ mà người tiền nhiệm của ông không chịu trao lại
Ukraine cảnh báo cư dân giữa lúc giao tranh tiếp diễn ở miền đông (VOA) - Bộ trưởng Nội vụ Ukraine yêu cầu dân chúng tại vùng Donetsk thuộc miền đông Ukraine ở trong nhà vì những cuộc giao tranh giữa lực lượng chính phủ và các phần tử ly khai thân Nga
TT Obama: Mỹ không muốn đe dọa Nga (VOA) - Tổng thống Hoa Kỷ Barack Obama đã bắt đầu chuyến công du Châu Âu và tuyên bố ông không có ý muốn đe dọa Nga
Ấn Độ: Bộ trưởng vừa được bổ nhiệm chết trong tai nạn xe hơi (VOA) - Một vị bộ trưởng Ấn Độ, và là đồng minh chính của Thủ tướng Narendra Modi, đã thiệt mạng trong một tai nạn xe hơi tại thủ đô New Delhi
Quân đội Thái Lan cấm chào kiểu'The Hunger Games’ (VOA) - Quân đội Thái Lan đe dọa bắt giữ những người làm dấu hiệu chào bằng cách giơ ba ngón tay theo phim 'The Hunger Games' để bày tỏ sự phản kháng đối với cuộc đảo chánh
TQ trấnáp giới chỉ trích trước lễ tưởng niệm Thiên An Môn (VOA) - Trung Quốc bắt giữ thêm những người chỉ trích chính phủ và cảnh báo các nhà báo không được tường trình về những “đề tài nhạy cảm” trước lễ kỷ niệm 25 năm biến cố Thiên An Môn
Một chính trị gia hàng đầu Pakistan bị bắt tại London (VOA) - Cảnh sát Anh nói ông Altaf Hussain, 60 tuổi bị bắt vì nghi ngờ rửa tiền tiếp sau một cuộc lục soát nhà của ông tại London, nhưng không xác nhận lý lịch của ông
Cảnh sát Nigeria cấm biểu tình về vụ các nữ sinh mất tích (VOA) - Cảnh sát Nigeriađã cấm những cuộc biểu tình tại thủ đô đòi chính phủ cứu hơn 200 nữ sinh bị các phần tử chủ chiến Hồi Giáo bắt cóc
Cử tri Syria đi bầu tổng thống (VOA) - Cử tri tại những khu vực do chính phủ Syria kiểm soát hôm nay đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử mà theo dự liệu sẽ mang lại thắng lợi áp đảo cho đương kim Tổng thống Bashar al-Assad
Trao tiền bạn đọc ủng hộ lực lượng bảo vệ biển Đông (BaoMoi) - Sau 33 ngày chấp pháp trên vùng biển Hoàng Sa (Đà Nẵng) thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc, hôm qua 3.6, tàu kiểm ngư KN795 cập cảng Đà Nẵng mang trên mình rất nhiều vết tích do các tàu TQ cố tình cản trở bằng cách đâm va.
Quân đội Thái Lan tiếp tục trấnáp biểu tình (VOA) - Quân đội Thái Lan đang tổ chức một cuộc mít-tinh qui mô lớn để ủng hộ cho cuộc đảo chính ngày 22 tháng 5 do tư lệnh quân đội Prayuth Chan-ocha cầm đầu
12 người Việt thiệt mạng trong tai nạn xe khách ở Thái Lan (VOA) - Một giới chức lãnh sự quán Việt Nam ở Khon Kaen, thủ phủ vùng Đông Bắc Thái Lan, cho biết 12 người Việt thiệt mạng và 3 người bị thương trong tai nạn xe ở Thái Lan
Thêm 86 triệu đồng ủng hộ lực lượng Kiểm ngư và Cảnh sát biển (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Chiều 3-6, ông Phan Văn Dũng – Tổng Giám đốc Cty TNHH Bao bì Nước giải khát Crown Đà Nẵng dẫn đầu đoàn CBCNV Cty đến thăm, động viên và trao 2 phần quà, mỗi phần là 43 triệu đồng hỗ trợ cho Chi đội Kiểm ngư 3 và Vùng Cảnh sát biển 2-Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển. Đây là số tiền được vận động quyên góp từ 104 CBCNV ủng hộ theo thư ngỏ tự nguyện “Hướng về biển Đông” do Cty phát động (22,7 triệu đồng) và 63,3 triệu đồng trích từ Quỹ của Cty.
Tổng thống Obama thúc đẩy việc phêchuẩn Công ước LHQ về Luật Biển (VOA) - Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cho rằng Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển sẽ có ích cho việc giảm thiểu căng thẳng ở Biển Đông nếu được các nhà lập pháp Mỹ phê chuẩn
Dân làng Campuchia vôvọng trước việc bảo vệ rừng Prey Lang (VOA) - Dân làng ở khu rừng Prey Lang của Campuchia nói tình trạng đốn gỗ bất hợp pháp đã gia tăng trong nhưng họ bất lực trước việc ngăn chặn nạn phá rừng đe dọa đến kế sinh nhai của họ
TT Obama đến ChâuÂu, tái khẳng định sự lãnh đạo của Hoa Kỳ (VOA) - Một phần lý do TT Obama đến Ba Lan là để tham gia kỷ niệm 25 năm chiến thắng của phong trào Ðoàn kết của lãnh tụ công đoàn Walesa báo hiệu sự kết thúc của 4 thập niên chế độ CS
Ấn Độ muốn tiếp tục hợp tác với VN ở biển Đông (BaoMoi) - Hãng dầu khí quốc doanh Ấn Độ ONGC Videsh Ltd (OVL) có ý định tiếp tục kế hoạch thăm dò lô 128 trong dự án hợp tác với VN tại biển Đông, theo truyền thông Ấn Độ ngày 3.6.
G7 bàn về biển Đông (BaoMoi) - Hội nghị các nước G7 sẽ thảo luận tình hình biển Đông và nhiều khả năng ra tuyên bố về các hành vi gây hấn của Trung Quốc.
TT Obama ủng hộ sử dụng Luật Biển để giảm căng thẳng ở BĐ (BaoMoi) - Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển sẽ giúp giảm căng thẳng ở biển Đông.
Malaysia kêu gọi sớm có COC (BaoMoi) - Theo AFP, trong bài phát biểu tại Hội nghị bàn tròn châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 28 ở thủ đô Kuala Lumpur tối 2-6, Thủ tướng Malaysia Najib Razak cho rằng việc tiếp tục đàm phán và hành động thúc đẩy sớm có bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) là những bước đi đúng hướng. Những cuộc đàm phán này nên kết thúc sớm trong tương lai gần.
Ngày thứ hai thi tốt nghiệp THPT: Đề nhẹ nhàng (BaoMoi) - Với những thí sinh không chọn thi môn ngoại ngữ hoặc sinh học thì ngày thi hôm qua (3.6) xem như đã hoàn tất kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay. Hầu hết các thí sinh đều nhận định 3 môn thi trong ngày hôm qua khá dễ, dư sức đạt điểm trung bình.
Mỹ “làm gương” trước Trung Quốc bất chấp (BaoMoi) - “Sức mạnh Mỹ” không phải chỉ là phép so sánh “ai có quân sự mạnh hơn ai”. Dưới thời Tổng thống Obama, đó là sự kết hợp với nhiều hình thức mà ngoại giao và pháp lý là ưu tiên trên hết.
Bắc Kinh gây bất hòa với nhiều "bạn bè" xưa (BaoMoi) - Bắc Kinh đang sử dụng các đội tàu đánh cá và tàu bán quân sự cho các mục đích địa chính trị bằng cách theo đuổi chiến lược “đánh bắt, bảo vệ, tranh chấp, và độc chiếm”.
Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Pháp-Việt đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam(BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Nhân chuyến thăm làm việc tại Việt Nam, chiều 3-6, tại Hà Nội, Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Pháp-Việt của Quốc hội Pháp Pascal Deguilhem đã gặp gỡ báo chí.
“Cả dân tộc đang nhìn về một hướng” (BaoMoi) - TT - “Lần đầu tiên tôi cảm thấy có một không khí khác lạ như vậy, một sự đoàn kết rất mạnh mẽ. Dường như cả dân tộc mình đang cùng nhìn về một hướng”.
Cơ hội vàng cho ASEAN (BaoMoi) - Đã đến lúc ASEAN vào cuộc mạnh mẽ hơn đối với vấn đề biển Đông bằng cách thúc ép tất cả các bên ngồi vào bàn đàm phán
Gắn xây dựng phát triển kinh tế với bảo vệ biển đảo (BaoMoi) - Tại phiên thảo luận về tình hình KT-XH, các lĩnh vực kinh tế, xã hội đã được đại biểu Quốc hội nêu ý kiến thẳng thắn, đánh giá, phân tích tình hình, kết quả thực hiện, nguyên nhân của thành tựu và những hạn chế yếu kém. Liên quan đến tình hình phức tạp ở biển Đông hiện nay, sau khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép tại vùng biển Việt Nam, nhiều đại biểu đã bày tỏ sự bức xúc và đồng tình cao với những chủ trương, chính sách, giải pháp giải quyết vụ việc này của Đảng và Nhà nước.
Quan chức Pháp phản đối chủ nghĩa bành trướng trên Biển Đông (BaoMoi) - VOV.VN - Ý kiến trên được đưa ra trong lễ khai mạc tuần lễ Việt Nam tại tỉnh Seine Saint Denis (Pháp).
Nhóm nghị sỹ Pháp-Việt đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam (BaoMoi) - Nhân chuyến thăm làm việc tại Việt Nam, chiều 3/6, tại Hà Nội, Chủ tịch Nhóm nghị sỹ hữu nghị Pháp-Việt của Quốc hội Pháp Pascal Deguilhem đã gặp gỡ báo chí.
Cảnh giác với việc Trung Quốc mở rộng xâm lấn Biển Đông (BaoMoi) - (Chinhphu.vn) - Trung Quốc đang sở hữu giàn khoan nửa chìm Hải Dương 981 và sử dụng nó như một công cụ tranh chấp chủ quyền. Không chỉ có vậy, Trung Quốc đang dần hoàn thiện giàn khoan thứ 2.
Ra mắt tư liệu Hán Nôm khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam (BaoMoi) - (TNO) Cuốn “Một số tư liệu Hán Nôm về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở biển Đông” là chứng cứ pháp lý khẳng định chủ quyền trên biển của Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu để tránh bị phụ thuộc (BaoMoi) - (VTV Online) - Chiều nay (3/6), tại Hà Nội vừa diễn ra hội nghị bàn các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thủy sản 2014.
Nhật Bản đẩy nhanh tiến trình diễn giải Hiến pháp (BaoMoi) - (VTV Online) - Những căng thẳng trên Biển Đông và biển Hoa Đông gần đây đã thúc đẩy Chính phủ Nhật Bản đẩy nhanh tiến trình diễn giải lại nội dung Hiến pháp theo hướng cho phép quân đội Nhật Bản tham gia các hoạt động quân sự tập thể.
Thêm tư liệu chứng minh chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông và Hoàng Sa - Trường Sa (BaoMoi) - (VTV Online) - Hơn 100 tấm bản đồ được chọn lọc trong bộ sưu tập cá nhân của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu được Đại học Quốc gia TP.HCM trưng bày tại triển lãm đều có chung một tiếng nói, đó là Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.

===========
   2 - Viet-Studies

Tống Văn Công: "Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép..." (viet-studies 3-6-14) -- Tác giả đã gởi bài này cho báo Lao Động (mục "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt") nhưng báo này không dám đăng. ◄◄
Tinh thần quốc tế cộng sản và xung đột lợi ích quốc gia (RFA 2-6-14) -- Húp mấy nồi "cháo lú" mới còn tin ở "tinh thần quốc tế cộng sản" hở trời?
Muốn viết được bài này thì phải hút ít nhất 5 điếu cần sa: Hình thức, biện pháp đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay (TCCS 2-6-14)
Blogging cho tự do:  Blogging for Freedom in Vietnam (New Yorker 3-6-14) -- WHOA!!! New Yorker (tạp chí hay nhất, có uy tín nhất nước Mỹ) mà đăng tin về Việt Nam là lớn chuyện lắm (bài có nói đến Ba Sàm, Lê Quốc Quân, Việt Tân...). (New Yorker cũng trả nhuận bút vô cùng hậu hĩnh:4.5 USD một chữ!)
Bước ngoặc cho Việt Nam: Vietnam: Turning Point? (Asia Sentinel 2-6-14) -- Bài David Brown ◄
Trung Quốc đi nước cờ mạnh tay quá sớm, rất sai lầm: China's Premature Power Play Goes Very Wrong (National Interest 3-6-14) Nhận định của Rory Medcalf trái ngược với David Pilling mà tôi đã link: China is stealing a strategic march on the US (FT 28-5-14) -- ◄◄
Vietnam Set to Receive Japanese Patrol Boats Next Year (Center for International Maritime Security 2-6-14) -- Bài này có nhiều thông tin ít người biết về việc Nhật nhận cung cấp các tàu tuần tra cho Việt Nam
Hâu quả sự cố Bình Dương, Vũng Áng: Anti-China Riots Spoil Vietnam Dollar Bond Rally (Bloomberg 2-6-14)
Ba lý do tại sao Trung Quốc không muốn làm siêu cường số 1: A Tale Of Three Fears: Why China Does Not Want To Be No. 1 (Eurasia Review 3-6-14)
Phản toàn cầu hóa: The Great Backlash (Project Syndicate 31-5-14) -- Nouriel Roubini


Xem bản đồ cương vực được Hoàng đế TQ cho xuất bản (ĐV 2-6-14) -- Bài của TS Vũ Quang Việt
Vì lợi ích, danh dự của nhân dân, đất nước (ND 2-6-14) -- Báo Nhân Dân mượn lời của một người tự xưng là Việt kiều ở Đức để khiển trách những người ký tên vào Thư ngỏ về tình hình khẩn cấp của đất nước
Bài học cho những ai còn mơ hồ về “16 chữ vàng”, về “4 tốt“ (LĐ 2-6-14) -- Hỏi ông Nguyễn Phú Trọng xem ông ấy có đồng ý không.  (Tôi bắt đầu thật sự lo cho ông Trọng: Sức khỏe ông ấy ra sao?  Ông ấy còn ở Việt Nam hay đã ra nước ngoài?)
Hậu Shangri-la: Trung Quốc chà đạp lên dư luận quốc tế thực hiện tham vọng (VOV 2-6-14) -- Đây là một bài tuyên truyền cho "phe ta" "tự sướng" chứ không phải là một bản tin thuần túy.  "Dư luận quốc tế" là gì?  Vài chuyên gia được phỏng vấn (và chỉ trích đăng những câu trả lời nào của họ mà hợp ý mình) thì không thể gọi là "dư luận quốc tế". Như tôi thường cảnh giác, đa số bài trên báo Việt Nam (và cả trên đài nước ngoài) lẫn lộn bình luận và tin tức.  Dùng chúng để "tự sướng" thì hiểu được, nhưng nếu cấp lãnh đạo (ít người biết ngoại ngữ, đọc báo nước ngoài) dựa vào chúng để làm chính sách thì rất nguy. Mấy năm trước tôi đã viết bài Ta cần biết ta hơn nữa, có lẽ tôi cần viết thêm bài "Ta cần biết người hơn nữa"?
Về bài phát biểu của tuớng Phùng Quang Thanh (Blog Giang Lê 2-6-14) -- Blogger Giang Lê chịu khó mổ xẻ từng câu chữ của ông Thanh.  Xin ngả mũ cúi đầu trước sự kiên nhẫn của Giang Lê!
Việt Nam lại hăm dọa kiện Tàu: Vietnam Threatens Legal Action Against China (Diplomat 2-6-14)  -- Hăm he cả tháng rồi, coi chừng sẽ trở thành một cái joke!  (Chồng: Em đừng đi hát karaokê với bạn bè thường quá, anh sẽ ly dị đấy!  Vợ (cười): Anh cứ hăm em như Việt Namhăm kiện Trung Quốc ấy thôi!)
Trung Quốc nhiều lần yêu cầu Việt Nam không được khởi kiện? (NĐT 2-6-14) China wants to avoid court over maritime disputes, says Vietnam official (SCMP 2-6-14) -- Tôi không biết liên hệ giữa hai ông Phùng Quang Thanh và Nguyễn Chí Vịnh ra sao, nhưng nghe ông này rồi nghe ông kia thì có hai ấn tương hoàn toàn khác nhau. Ông Thanh thì có vẻ như không bao giờ dám nói ngoài những gì "người ta" viết sẵn cho ông, còn ông Vịnh thì dám "freelance" (ứng khẩu) hơn!
Tensions bubble up as China starts drilling (East Asia Forum 2-6-14) -- David Brown nói về sự cố Bình Dương, Vũng Áng
Chuyện gì đã xảy ra ở Shangri-La: China Military Official Blasts U.S. 'Hegemony' at Shangri-La Conference (WSJ 1-6-14)  -- Wall Street Journal nhất định không phải là báo... thân Tàu, nhưng đọc bài này để thấy họ tường thuật (khá trung thực) vụ việc ra sao.
Mỹ nên đối phó với Trung Quốc ra sao? Confronting China’s Rising Tide (American Conservative 30-5-14) -- Một tác giả cách hữu điểm cuốn sách của Robert Kagan
Trung Quốc cho rằng láng giềng không có lý do gì để sợ họ cả: Beijing's ‘China Threat’ Theory (Diplomat 2-6-14) -- Cũng như con chó sói nói với em bé quàng khăn đỏ rằng không có lý do gì để em sợ nó cả!!!
Liên hệ Mỹ - Trung xấu đi, công ty Mỹ rút khỏi Trung Quốc, chuyển về Mêhicô: As Ties With China Unravel, U.S. Companies Head to Mexico(NYT 31-5-14) -- Đáng lẽ báo Việt nam phải phóng tin này lên trang nhất, mở tiệc ăn mừng!
Sự thật về cuộc thảm sát ởThiên An Môn: The truth about the Tiananmen Square massacre (Telegraph 2-6-14)


=========
   3 - Đttl - NLG



=========