Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2009

Đã nói là phải nói thật!








 









- Nguyễn Quang Lập vừa giành giải nhì cho kịch bản phim truyện lịch sử "Lý Thường Kiệt" nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Khi nhận được điện chúc mừng, anh nói: "điều đó không quan trọng". Vậy, với anh điều gì mới quan trọng? Văn chương ư? Song suốt những năm qua, bạn đọc chỉ biết đến anh với tư cách là một nhà biên kịch nổi tiếng. Phải chăng anh có những nỗi niềm riêng?










 



 



Anh nói giải thưởng kịch bản "không quan trọng" phải chăng vì muốn nhấn mạnh văn chương?
Nhà văn, biên kịch Nguyễn Quang Lập: - Không phải như vậy. Văn chương không liên quan đến điều tôi đã nói. Giải thưởng phim về đề tài 1000 năm Thăng Long - Hà Nội rất quan trọng đối với tôi. Tôi đã bỏ ra gần 8 tháng để đeo đuổi nó. Tôi vốn dốt lịch sử, để viết được một kịch bản phim lịch sử không cách nào khác là phải đọc thật nhiều. Mất sáu tháng mày mò đọc và hai tháng cạy cục viết một cách rất khổ sở nhưng kết quả lại không được như ý. Tôi không buồn vì giải nhì thì ít tiền hơn giải nhất, (tất nhiên nhiều tiền bao giờ chẳng thú vị hơn ít tiền!), và một chút sĩ diện nghề nghiệp khi mình kém thua người khác. Cái chính là khi mình được giải nhì thì đương nhiên kịch bản của mình sẽ không được chọn làm phim. Được làm phim mới là điều quan trọng. Bởi vì tôi biết Hà Nội sẽ không tiếc tiền để có một phim lịch sử tử tế.

Nhưng nghe nói, ngoài tiền giải thưởng ra, anh còn được đầu tư kinh phí để sáng tác?

Nhà văn, biên kịch Nguyễn Quang Lập: - Đúng như vậy, nhưng đừng tưởng chúng tôi được hưởng lợi trong cái gọi là đầu tư sáng tác, sự thực thì chúng tôi bị thiệt rất nhiều. Có sáu tác giả được chọn đầu tư sáng tác, mỗi tác giả được đầu tư 20 triệu đồng. Khi chấm giải thì cả sáu tác giả này đều được giải. Để khỏi tốn tiền, người ta mới phân ra hai loại giải: Giải dành cho thí sinh tự do và giải dành cho các thí sinh được đầu tư. Ví dụ một giải nhì thôi nhưng thí sinh tự do được nhận 50 triệu đồng, còn chúng tôi chỉ được nhận 15 triệu đồng. Đó là cách để trừ tiền đầu tư một cách tế nhị nhưng họ đã trừ nhầm của chúng tôi. Nếu trừ thì trừ 20 triệu đồng chúng tôi đã lĩnh trước, một giải nhì như chúng tôi phải được cầm 30 triệu đồng nữa chứ sao lại 15 triệu đồng? Chẳng hiểu ra làm sao cả! Đọc báo chúng tôi mới biết mỗi người được đầu tư 50 triệu đồng. Sự thực chúng tôi chỉ được cầm 20 triệu đồng thôi, còn con số 50 triệu đồng ấy ở đâu ra thì chỉ có Chúa mới biết!

Vậy, sao anh không dũng cảm từ bỏ viết kịch bản để đến với những điều mình thích, như viết truyện ngắn và tiểu thuyết chẳng hạn? Hay vì anh không thắng nổi cuộc sống sinh tồn này?

 
Nhà văn, biên kịch Nguyễn Quang Lập:Không cần thiết phải bỏ kịch bản, tôi vẫn có thời gian để viết văn xuôi.Thời gian là ở nơi niềm yêu thích của mình. Việc kiếm tiền cũng không mất hết thời gian làm văn xuôi. Cái chính là hiện tại tôi đang bí. Tôi đã chán lối viết cũ của mình nhưng viết như thế nào cho mới thì tôi chưa nghĩ ra, chưa tìm được. Bạn bè tôi bảo: "Ông cứ viết như cũ cũng hay chán ra rồi, việc gì mà đi tìm cái mới". Có thể như vậy nhưng tôi không còn thú vị gì khi nhai đi nhai lại cái mình biết thiên hạ đã có thừa. Chán văn khác với chán vợ - chán mấy cũng phải đeo lấy người ta vì một ngàn lí do không tên trong cuộc sống mòn. Khi đã chán văn thì càng đeo lại càng hỏng.

 
Trong một bài phỏng vấn, anh có nói "năm qua là năm thất bại thảm hại, một kịch bản sân khấu bị tất cả các đoàn từ chối dàn dựng...". Anh có thể cho biết lý do bị từ chối?

Nhà văn, biên kịch Nguyễn Quang Lập:Tôi hoàn toàn không biết. Người ta toàn giải thích loanh quanh, chủ yếu để xoa dịu tác giả, còn sự thực thế nào làm sao mà biết được. Từ khi biết cầm kịch bản đi rao bán cho người, tôi thường xuyên gặp tình trạng này. Thôi thì mình biết là cái mình làm ra không đến nỗi nào, sở dĩ người không dùng vì người ta không muốn dùng, thế thôi. Đất nước đã vào kỳ đổi mới đáng tự hào đã hơn chục năm rồi nhưng nỗi sợ hãi mơ hồ đáng xấu của những người cầm chịch trong các hãng phim, đoàn kịch thì vẫn còn đầy ra đấy. Có lẽ đó là lý do chính người ta từ chối các kịch bản của tôi.

Anh cũng từng khẳng định "không bao giờ rời bỏ văn chương vì nó là máu thịt, là con đường duy nhất để khẳng định tôi là ai với mọi người". Vậy mà anh lại "loan tin" đúng 60 tuổi sẽ treo bút, anh muốn bạn đọc phải hiểu thế nào đây?

Nhà văn, biên kịch Nguyễn Quang Lập: Đừng gọi là "loan tin", tôi ngượng lắm. Tôi là cái gì đâu, viết thì viết chả viết thì thôi, thiên hạ ai người ta quan tâm mà mình đi loan tin? Chẳng qua tôi nghĩ đến cái tuổi ấy mình cũng đã hết hơi rồi, có viết thì cũng ra thứ nhăng cuội chỉ tổ làm mất thời giờ, gây khó chịu cho thiên hạ, nên tâm sự vậy thôi. Thực tế tôi đã thấy một số nhà văn đàn anh đến tuổi hết hơi mà cứ đeo lấy nghiệp viết lách, vừa cực thân vừa để thiên hạ coi thường. Khổ nổi chẳng ai dám nói cho họ biết, toàn nịnh thối họ thôi. Thành ra tôi tự định lấy cái hạn viết của mình chứ hoàn toàn không có ý gì. Cũng như tôi nói với các con tôi: "Khi nào ba lẩm cẩm thì báo cho ba biết bằng một lễ sinh nhật thật xôm trò". Bố bảo chúng nó cũng chẳng dám nói mình lẩm cẩm, chỉ làm cái lễ ấy thôi là mình khắc hiểu.


 
Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn có câu nói rất hay: "Đạo lý của người nghệ sĩ phải có trách nhiệm với đồng tiền người khác bỏ ra, rằng từ nay phải sáng tác sao cho khán giả phải ùn ùn đến rạp...". Anh có cho rằng câu đó không chỉ áp dụng riêng cho điện ảnh?

Nhà văn, biên kịch Nguyễn Quang Lập: Tôi cũng thấy rất hay. Nhưng nói thật, thời buổi này đi tìm kiếm cái đạo lý ấy e rằng hoang đường.

Nhân nói đến điện ảnh, ngoài kịch bản vừa được giải ra, tết năm nay, anh có kịch bản nào được dàn dựng không?

 

  • Trần Mạnh Hào (thực hiện)




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét