Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2009

Nguyễn Quang Lập với “Ký ức vụn”

Nguyễn Quang Lập trong buổi ra mắt sách Tập sách được tác giả khiêm tốn tự nhận chỉ là những ký ức vụn nhưng là người nổi tiếng nên những người bạn văn của ông mà chúng ta bắt gặp cũng là người quá nổi tiếng. Qua tập sách này, độc giả sẽ bắt gặp những Bùi Giáng, Phùng Quán, Xuân Sách, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Trọng Tạo... với giọng văn hài hước kiểu khẩu ngữ nên rất sống động những chuyện đời chuyện văn... Phải nói rằng, blog là... trợ thủ đắc lực cho nhà văn, nhà báo khi họ muốn... quảng bá tác phẩm của mình. Tưởng rằng công nghệ thông tin chỉ phù hợp với giới trẻ nhưng thực tế, các nhà văn lớn tuổi cũng đã... bén duyên với blog và đó trở thành con đường nhanh nhất đưa họ đến với độc giả. Với nhà văn Nguyễn Quang Lập, ban đầu, ông cũng viết blog như là cách để... bớt cô đơn. Bởi, sau cơn bạo bệnh, sau rất nhiều nỗ lực của bản thân ông mới đi đứng được nhưng rất khó khăn. Thế là ông viết blog (Quê choa với cách tự xưng: Bọ Lập) chỉ để nghe tiếng lóc cóc của bàn phím cho bớt vắng lặng và được đọc các entry nhắn lại sau khi đăng tải bài lên blog nhưng không ngờ... lại nổi tiếng. Y như ông đang viết văn, chuyển qua viết kịch bản sân khấu nổi tiếng với hàng loạt vở kịch và khi... lấn sân sang điện ảnh lại nổi đình nổi đám với “Đời Cát”, “Thung lũng hoang vắng”. Gần đây, ông lại... nhảy sang phim truyền hình và được giới trẻ nhiệt tình đón nhận “Lập trình cho trái tim”. Trở lại với việc Nguyễn Quang Lập viết blog rồi xuất bản sách. Ông cho rằng: “Mình có biết viết blog là cái chi, có người giới thiệu, vào xem toàn chuyện yêu đương, nghĩ mình làm blog làm gì? Nhưng bỗng lóe lên: bọn trẻ nó yêu đương tán gẫu, còn mình là nhà văn, mình viết, có người đọc, người bình luận là mừng rồi. Thế là viết, bao nhiêu chuyện văn, chuyện người “găm” lại nay tràn ra... mạng. 15 năm không ra sách, đúng là blog cũng có tác dụng kích thích sáng tạo”. Những người thích cách viết tiếu, nói chuyện nửa đùa nửa thật, chuyện đau thật đau mà vui cũng thật vui thường xuyên vào blog Quê choa. Những bài viết ông đăng tải trên blog Quê choa đã thu hút lượng độc giả khổng lồ, biến Nguyễn Quang Lập thành một blogger đình đám. Sách “Ký ức vụn” là tuyển tập những bài tạp văn gồm 59 câu chuyện ghi chép từ những ký ức rời rạc nhưng sống động của nhà văn về người thân, bạn bè, quê hương. Sách chia thành 5 phần: Những người bạn khó quên; Buồn vui một thuở; Người từng gặp; Thương nhớ mười ba và Bạn văn. Cách kể chuyện có duyên, khắc họa nhân vật từ những chuyện đời thường đã tạo nên sức thu hút cho độc giả. Trong sách là cuộc đời của những người nổi tiếng ông từng biết, từng mến mộ. Cuộc sống cũng như phẩm chất đạo đức, tài năng của Bùi Giáng, Phùng Quán, Xuân Sách, Hoàng Phủ Ngọc Tường... được thể hiện rõ nét. Nguyễn Quang Lập viết về Bùi Giáng: “Mình hỏi anh Tường ( Hoàng Phủ Ngọc Tường) Bùi Giáng là ai, anh Tường nói ui chà, ông này hay lắm. Rồi anh kể ông học giỏi ra sao, bỏ trường bỏ lớp đi chăn bò ra sao, đang dạy Kiều nổi điên làm đám ma Từ Hải ra sao...”. Viết về diễn viên Hồng Ánh: “Mỗi lần tan cuộc tình, Ánh gầy như que củi, ai cũng thương. Năm 2003, nó ra Hà Nội, mình nói sao đẹp ra vậy nè, trẻ ra nữa. Nó mừng húm nói thiệt hông thiệt hông... Con gái có bồ thấy khác liền, mắt long lanh ríu ra ríu rít...”. Không những thế, những con người bình thường nhưng thú vị trong cuộc sống này cũng được nhà văn kể với giọng thật trân trọng, yêu quý . Đó có khi là một anh chàng đánh dậm thời bom đạn, một bà bán nước trà, một chị diễn viên, chuyện một con chó tên Giôn... Còn có cả những chuyện ấu trĩ mà đọc xong ai cũng phải cười nhưng cười xong lại ngậm ngùi... Tại buổi ra mắt và ký tặng sách vừa qua do Nhà sách Đông Tây (Hà Nội) tổ chức, nhà văn vừa ký vừa trò chuyện thân mật với độc giả. Có những người đã phải nhờ người khác đến mua sách chỉ để lấy chữ ký của nhà văn. Họ yêu quý ông ở điểm ông chân thật, giản dị, luôn gần gũi và quý trọng mọi người dù là thân sơ. Ai vào blog của ông, đọc bài và entry, ông cũng đều trả lời chân tình. Nhiều người còn qua blog để... học ông cách viết kịch bản phim, ông cũng vui vẻ và tận tụy chỉ bày y như một người bạn, người thầy. Cuốn sách được xem như thành công, được độc giả đón nhận sau một thời gian dài nhà văn mới xuất bản trở lại nhưng - lại một lần nữa ông khiêm tốn: “Tan cuộc (giới thiệu sách), bọ ngồi một mình nhẩm tính có 40% đón nhận hồ hởi cuốn sách này, 40% nhếch mép cười nhạt, nói cũng thường thôi, có gì mà ầm ĩ thế, 20% còn lại tức giận ném cuốn sách vào sọt rác. Thế là may. Nếu 40% ném sách vào sọt rác bọ có buồn không nhỉ. Buồn, tất nhiên. Nhưng dù thế nào một cuốn sách được người ta nhấc lên và ném đi còn hơn chán vạn cuốn nằm im lìm trên giá sách” như ông tâm sự trên blog... Đọc sách: Nguyễn Quang Lập với “Ký ức vụn” Ngày cập nhật: 04/06/2009 10:13 Nguyễn Quang Lập (bìa phải) trong buổi ra mắt sách Tập sách được tác giả khiêm tốn tự nhận chỉ là những ký ức vụn nhưng là người nổi tiếng nên những người bạn văn của ông mà chúng ta bắt gặp cũng là người quá nổi tiếng. Qua tập sách này, độc giả sẽ bắt gặp những Bùi Giáng, Phùng Quán, Xuân Sách, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Trọng Tạo... với giọng văn hài hước kiểu khẩu ngữ nên rất sống động những chuyện đời chuyện văn... Phải nói rằng, blog là... trợ thủ đắc lực cho nhà văn, nhà báo khi họ muốn... quảng bá tác phẩm của mình. Tưởng rằng công nghệ thông tin chỉ phù hợp với giới trẻ nhưng thực tế, các nhà văn lớn tuổi cũng đã... bén duyên với blog và đó trở thành con đường nhanh nhất đưa họ đến với độc giả. Với nhà văn Nguyễn Quang Lập, ban đầu, ông cũng viết blog như là cách để... bớt cô đơn. Bởi, sau cơn bạo bệnh, sau rất nhiều nỗ lực của bản thân ông mới đi đứng được nhưng rất khó khăn. Thế là ông viết blog (Quê choa với cách tự xưng: Bọ Lập) chỉ để nghe tiếng lóc cóc của bàn phím cho bớt vắng lặng và được đọc các entry nhắn lại sau khi đăng tải bài lên blog nhưng không ngờ... lại nổi tiếng. Y như ông đang viết văn, chuyển qua viết kịch bản sân khấu nổi tiếng với hàng loạt vở kịch và khi... lấn sân sang điện ảnh lại nổi đình nổi đám với “Đời Cát”, “Thung lũng hoang vắng”. Gần đây, ông lại... nhảy sang phim truyền hình và được giới trẻ nhiệt tình đón nhận “Lập trình cho trái tim”. Trở lại với việc Nguyễn Quang Lập viết blog rồi xuất bản sách. Ông cho rằng: “Mình có biết viết blog là cái chi, có người giới thiệu, vào xem toàn chuyện yêu đương, nghĩ mình làm blog làm gì? Nhưng bỗng lóe lên: bọn trẻ nó yêu đương tán gẫu, còn mình là nhà văn, mình viết, có người đọc, người bình luận là mừng rồi. Thế là viết, bao nhiêu chuyện văn, chuyện người “găm” lại nay tràn ra... mạng. 15 năm không ra sách, đúng là blog cũng có tác dụng kích thích sáng tạo”. Những người thích cách viết tiếu, nói chuyện nửa đùa nửa thật, chuyện đau thật đau mà vui cũng thật vui thường xuyên vào blog Quê choa. Những bài viết ông đăng tải trên blog Quê choa đã thu hút lượng độc giả khổng lồ, biến Nguyễn Quang Lập thành một blogger đình đám. Sách “Ký ức vụn” là tuyển tập những bài tạp văn gồm 59 câu chuyện ghi chép từ những ký ức rời rạc nhưng sống động của nhà văn về người thân, bạn bè, quê hương. Sách chia thành 5 phần: Những người bạn khó quên; Buồn vui một thuở; Người từng gặp; Thương nhớ mười ba và Bạn văn. Cách kể chuyện có duyên, khắc họa nhân vật từ những chuyện đời thường đã tạo nên sức thu hút cho độc giả. Trong sách là cuộc đời của những người nổi tiếng ông từng biết, từng mến mộ. Cuộc sống cũng như phẩm chất đạo đức, tài năng của Bùi Giáng, Phùng Quán, Xuân Sách, Hoàng Phủ Ngọc Tường... được thể hiện rõ nét. Nguyễn Quang Lập viết về Bùi Giáng: “Mình hỏi anh Tường ( Hoàng Phủ Ngọc Tường) Bùi Giáng là ai, anh Tường nói ui chà, ông này hay lắm. Rồi anh kể ông học giỏi ra sao, bỏ trường bỏ lớp đi chăn bò ra sao, đang dạy Kiều nổi điên làm đám ma Từ Hải ra sao...”. Viết về diễn viên Hồng Ánh: “Mỗi lần tan cuộc tình, Ánh gầy như que củi, ai cũng thương. Năm 2003, nó ra Hà Nội, mình nói sao đẹp ra vậy nè, trẻ ra nữa. Nó mừng húm nói thiệt hông thiệt hông... Con gái có bồ thấy khác liền, mắt long lanh ríu ra ríu rít...”. Không những thế, những con người bình thường nhưng thú vị trong cuộc sống này cũng được nhà văn kể với giọng thật trân trọng, yêu quý . Đó có khi là một anh chàng đánh dậm thời bom đạn, một bà bán nước trà, một chị diễn viên, chuyện một con chó tên Giôn... Còn có cả những chuyện ấu trĩ mà đọc xong ai cũng phải cười nhưng cười xong lại ngậm ngùi... Tại buổi ra mắt và ký tặng sách vừa qua do Nhà sách Đông Tây (Hà Nội) tổ chức, nhà văn vừa ký vừa trò chuyện thân mật với độc giả. Có những người đã phải nhờ người khác đến mua sách chỉ để lấy chữ ký của nhà văn. Họ yêu quý ông ở điểm ông chân thật, giản dị, luôn gần gũi và quý trọng mọi người dù là thân sơ. Ai vào blog của ông, đọc bài và entry, ông cũng đều trả lời chân tình. Nhiều người còn qua blog để... học ông cách viết kịch bản phim, ông cũng vui vẻ và tận tụy chỉ bày y như một người bạn, người thầy. Cuốn sách được xem như thành công, được độc giả đón nhận sau một thời gian dài nhà văn mới xuất bản trở lại nhưng - lại một lần nữa ông khiêm tốn: “Tan cuộc (giới thiệu sách), bọ ngồi một mình nhẩm tính có 40% đón nhận hồ hởi cuốn sách này, 40% nhếch mép cười nhạt, nói cũng thường thôi, có gì mà ầm ĩ thế, 20% còn lại tức giận ném cuốn sách vào sọt rác. Thế là may. Nếu 40% ném sách vào sọt rác bọ có buồn không nhỉ. Buồn, tất nhiên. Nhưng dù thế nào một cuốn sách được người ta nhấc lên và ném đi còn hơn chán vạn cuốn nằm im lìm trên giá sách” như ông tâm sự trên blog...


 QUỲNH NHƯ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét