Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2009

Khi cánh đồng mở ra

 Truyện ngắn “Cánh đồng bất tận” (CĐBT) của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã được người đọc khi in báo nồng nhiệt tìm đọc, khi ra sách nồng nhiệt tìm mua. Bỗng đâu có một văn bản chính trị cấp địa phương chỉ thị phải kiểm điểm nghiêm khắc văn bản văn học đã thành của toàn quốc rồi ấy. Vụ việc bỗng trở nên nghiêm trọng, gây bức xúc dư luận. Nhà văn Nguyễn Quang Lập và nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên góp tiếng nói vào chuyện này qua cuộc trò chuyện giữa hai anh.

Phạm Xuân Nguyên: Lập này, ông có cảm giác ra sao khi biết tin CĐBT bị “kiểm điểm”? Cảm giác đầu tiên ấy! Còn tôi, buổi sáng ấy, vào mạng đọc Tuổi Trẻ online, phút đầu tiên nhìn cái “tít” bài “CĐBT không phản động, nhưng...” tôi đã sững người, không tin vào mắt mình nữa. Sao lại có chuyện quái lạ thế! Đọc vào bài rồi thì tôi hoảng hốt, hoảng hốt thật sự ông ạ. Cứ như là thấy một cái bóng ma từng ám ảnh đe dọa mình lâu nay tưởng đã tan biến rồi bây giờ lại hiện về. Và tôi thấy lo cho Nguyễn Ngọc Tư.

Nguyễn Quang Lập: Lúc đầu tôi nhận được tin nhắn của Lê Vĩnh Tài ở Buôn Mê Thuột, hỏi anh đã đọc báo Tuổi Trẻ đăng tin tỉnh ủy Cà Mau kiểm điểm Nguyễn Ngọc Tư chưa? Tôi hỏi: Kiểm điểm cái gì? Tài nói kiểm điểm vì CĐBT viết sai sự thật, nói xấu quê hương. Tôi không tin, nói Tài chỉ giỏi bịa. Thế kỉ 21 rồi, làm gì có chuyện dở hơi đó nữa. Đọc báo, hóa ra là có thật. Ngao ngán hết chỗ nói. Hóa ra những quan niệm ấu trĩ đến mức đó vẫn tồn tại vững bền trong một số bạn đọc và một số cán bộ lãnh đạo có quyền sinh sát văn nghệ ở phương nam xa xôi, mảnh đất mà vì những tác phẩm như Đất rừng phương Nam, Bức thư Cà Mau, như CĐBT tôi mơ ước được một lần đặt chân.

Phạm Xuân Nguyên: Và phản ứng tức khắc của ông khi đó?

Nguyễn Quang Lập: Tôi nằm dài ruột ngẫm nghĩ sự đời sao lắm chuyện trời ơi đất hỡi thế không biết. Nếu cứ tình trạng đọc văn như đọc báo, không phân biệt nổi một tác phẩm văn học với một bài báo khác nhau chỗ nào, vẫn còn ngự trị trong đầu các nhà câm cân nẩy mực ở các địa phương, thì văn học Việt biết bao giờ thoát khỏi nỗi buồn bất tận. Tôi gọi điện cho Nguyễn Ngọc Tư nhưng gọi mãi không được, chắc cô ấy đang quá nhiều những người gọi điện chia sẻ.

Phạm Xuân Nguyên: Tôi thì không nằm dài ngẫm ngợi như ông, mà bật nói to lên như đang

cãi nhau với cái bóng ma hiện về đó. Sao ngươi độc ác thế, sao lúc nào ngươi cũng nhăm nhăm mấy cái chữ phản động, lệch lạc, có vấn đề... như trói vòng kim cô vào đầu người viết văn, sao ngươi không thấy thời thế khác rồi, sao ngươi không biết đọc văn chương khác đọc báo cáo, chỉ thị. Đấy, tôi cứ nói xa xả vậy với cái bóng đen vô hình trước mặt, ông ạ. Nhưng nói một lúc thì cũng thấy buồn bã người ra. Thật là không hiểu nổi tại sao lại có một thái độ, một thông báo xử lý như vậy đối với một tác phẩm, một tác giả?

Nguyễn Quang Lập: Có gì lạ đâu ông. Qua cái lúc đầu ngạc nhiên lắm, bực lắm, thì nghĩ lại thấy người ta làm vậy cũng có cái lý của người ta. Đó là hệ quả của một thứ lý luận văn học đã ăn sâu vào tiềm thức của họ. Cho đến bây giờ trong các trường đào tạo cán bộ vẫn nói về các tính văn học y xì như những năm sáu mươi thế kỉ trước. Người ta đã hiểu cái đẹp của văn học thành ra những điển hình, những gương tốt. Viết văn là để ca ngợi những điển hình những gương tốt đấy, rộng ra viết văn là để ca ngợi xã hội ta tốt đẹp bất chấp nó đã tốt đẹp hay chưa.

Bây giờ vẫn có giáo sư lên giảng đường nói veo véo về xây dựng hình tượng con người mới

Linh Lê ghi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét