Thứ Ba, 30 tháng 6, 2009

Chuyện cu Vinh cu Lập

 


Nguyễn Quang Vinh


 



ĐÁI DẦM

Nhà có 8 anh em, anh Lập thứ 7, tôi út.
Tôi đái dầm từ bé đến năm lơp 9 mới hạn chế đôi chút. Mỗi buổi sáng, anh Lập lại kêu:" Mạ ơi. Thằng Vinh đấy ( đái) ướt quần con rồi". Và anh Lập nheo mắt:" Cặc mi nhỏ hơn cặc tau răng mi đái nhiều rứa?". Tôi kéo quần anh Lập xuống coi, đưa cặc tôi so với Lập, thấy Lập to hơn, dài hơn. Tức lắm. Sau này mới chói lòa một chân lý: Lập sinh trước tôi 3 năm lớn hơn thì cặc Lập phải to hơn là đúng, không cần đố kị.
Ngày sinh ra anh Lập. ba tôi đặt tên cho Lập trong giấy khai sinh là Nguyễn Quang Vinh. Sau vài ba tháng, nghĩ sao, ông lại thay giấy khai sinh, thay tên Nguyễn Quang Vinh thành Nguyễn Quang Lập. Ba năm sau sinh tôi ra, ba tôi đặt tên tôi là Nguyễn Quang Vinh. Nếu bây giờ tên Nguyễn Quang Lập là Nguyễn Quang Vinh và tên tôi là Nguyễn Quang Lập thì sao nhỉ? Thì tôi sẽ gánh họa thay Lập: què chân trái, liệt tay trái. Lập tài hơn tôi, Lập cần lành lặn, tôi ngu hơn, tôi gánh cái què của Lập cũng được.Hồi tôi 6 tuổi, Lập 9 tuổi, hai thằng thường xuyên mò đi xem văn công. Quảng Bình lúc ấy là trên bom dưới đạn, báo chí gọi là tuyến lửa. Vì là tuyến lửa nên Trung ương ưu tiên Quảng Bình được xem nhiều lần biẻu diễn của văn công. Đáng lẽ hồi ấy, người ta phải cho bọn tôi gạo, cá thịt, nhưng người ta cứ cho văn công nên rất nhiều lần hai thằng được coi văn công. Nhưng lại không phải coi văn công. Hai anh em lẻn ra sau sân khấu, trườn bò dưới cát rồi vén tấm vải bạt che chỗ các o văn công thay áo quần, chui đầu vào. Trời tối, mấy o không thấy hai cái đầu trọc của anh em tôi đang nhoài vào, mở mắt hoang hoác nhìn ngắm từng o thay áo quần. Vú vê, mông má các o nhìn rõ mòn một. Lập còn nói :" O hồi nãy bướm nhiều lông hơn hơn o vừa rồi". Tôi gật đầu. Tôi thấy mỗi lần có o văn công thay áo quần, Lập nuốt nước miếng. Tôi học theo cũng nuốt nước miếng. Lập hỏi :" Răng mi nuốt nước miếng?". Tôi hỏi:" Răng anh nuốt nước miếng?". Lập cười. Thấy hai anh em thường xuyên kéo nhau đi xem văn công, ông hàng xóm nói với ba tôi:" Hai cháu rất có năng khiếu. Tích cực đi xem văn công". Ba tôi gật đầu tự hào.
Thời chiến tranh, bệnh xá, trường học, cửa hàng đều hoạt động dưới nhà hầm. Một lần tôi và Lập kéo nhau đến gần một cửa hàng thì nghe tiếng cười rúc rích. Hai anh em rón rén chạy đến, khoét cát trên gờ đất nhà hầm, thò đầu vào xem. Trong cửa hàng o nhân viên đang ôm chú cửa hàng trưởng. Chú cửa hàng trưởng thấp lùn, phải đứng trên ghế mới hôn được o nhân viên. Mãi hôn, cái ghế đổ, chú cửa hàng trưởng ngả lăn quay. Tôi và Lập cười ha ha. O nhân viên chạy ra, kéo tay hai anh em dến một góc, dúi cho gói kẹo và thì thầm thì thầm rằng không được nói với ai chuyện này. Tôi không biết chuyện này là chuyện gì những cũng ngoan ngoãn gật đầu vì tôi là cháu ngoan Bác Hồ, người lớn nói gì là phải ngoan ngoãn gật đầu- cô giáo dạy thế. Lập cầm gói kẹo. Hai thằng chạy ra sau động cát. Chia đôi. Thừa một cái. Lập nói:" Tau to hơn mi, tau thêm cái này". Tôi không chịu. Lập cắn đôi cái kẹo, đưa tôi một nửa. Hồi đó, một năm bọn tôi mới ăn kẹo một lần vào ngày tết. Lập cầm gói kẹo, miệng nhai, cùng tôi bước nghêng ngang về làng, kiêu hãnh.



BẮT HỦ HÓA

Thời tôi học lớp 4, ở làng Đông thấy rộ lên phong trào dân quân đi bắt các đôi nam nữ hủ hóa. Anh Lập và tôi rất hào hứng chuyện này. Anh Lập hào hứng vì muốn biết hủ hóa như thế nào, muốn biết thằng đàn ông đè dí người đàn bà ra làm sao. Anh Lập nói, tao phải biết để sau này tao làm nhà văn. Tôi thì háo danh, muốn tận tay bắt quả tang một vụ hủ hóa để được cô giáo hiệu trưởng nêu gương dưới cờ vào sáng thứ 2. Nghe tôi nói thế, anh Lập hằm hằm:" Mi thích biểu dương thế, sau này mi sẽ Đảng viên". Tôi hỏi:" Đảng viên là răng?". Lập nói:" Tao cũng đéo biết. Nhưng làng mình ai lớn lên cũng đua nhau vô đảng. Chắc là rất hay. Khi mô lớn, tao và mi sẽ vô đảng nhé". Tôi sướng lắm. Nhưng bây giờ thì kể chuyện đi bắt hủ hóa đã.

Rình rập mãi cũng bắt gặp được một vụ. Tôi phát hiện đầu tiên. Tôi định lao lên hô hoán thì anh Lập giữ tay lại:" Ngu. Hai người đó đang ngồi tâm sự thì mắc chi mà hô hoán?". Tôi tròn mắt:" Chớ đàn ông ngồi cạnh đàn bà là được mà". Lập giải thích:" Thằng ngu. Nghe đây. Hủ hóa là gì? Một. Là khi và chỉ khi con cặc của người đàn ông đâm vào bướm đàn bà. Hai. Khi và chỉ khi, người đàn ông và người đàn không phải vợ chồng, không phải đã xin ý kiến chi bộ để được yêu nhau mà họ vẫn đâm vào nhau thì mới gọi là hủ hóa, mới bắt". Phức tạp. Nhưng vì để được cô giáo khen tôi lại phải nhớ trong đầu lời Lập " khi và chỉ khi...".
.....Anh Lập kéo tôi nằm xuống trên một đống cỏ. Nín thở. Anh Lập không cần bắt, chỉ cần nhìn thấy người đàn ông đâm người đàn bà như thế nào để biết sau này làm nhà văn. Còn tôi thì hau háu với thành tích. Cách chúng tôi khoảng 3 mét, đôi nam nữ vẫn ngồi bên nhau, rì rầm nói chuyện. Anh Lập yêu cầu tôi nằm im. Tôi thấy ở bụng mình ươn ướt. Hóa ra chúng tôi đang nằm trên bãi cứt. Tôi thì thần:" Chết. Cứt". Anh Lập thì thầm:" Biết rồi. Khả năng thằng kia sau khi ỉa xong thì bắt đầu tâm sự với cô này". Lâu quá. Gần một giờ sau thì tôi nghe oạch một cái. Người đàn ông đè người đàn bà lên cát. Tôi nói nhỏ:" Bắt ". Lập cản lại:" Thằng này. Chưa đâu. Giai đoạn 1 thôi. Khi nào thấy áo quần cởi ra thì lúc ấy mới...". Tôi nghe tiếng cô gái kêu lện một tiếng. Lại nghe tiếng hực. Rồi hai người nhấp nhổm trong ánh sáng mờ trên cát. Anh Lập dán mắt nhìn lẩm bẩm:" Đéo mẹ. Sao không ai cởi áo quần?". Ba mươi phút sau, nghe tiếng họ cười. Cả hai dắt tay nhau đi. Hai anh em nhìn nhau. Lập nói:" Sao vậy?". Tôi không biết. Sau này, mãi sau này, khi Lập thành nhà văn, Lập nói:" Hồi đó tao và mày ngu. Thằng cha đó nó không cần cởi áo quần, nó chỉ thò con chim của nó ra đâm thôi. Ngu thật". Tôi hỏi:" Sao anh biết. Anh cũng làm thế rồi à?". Lập ấp úng:" Nói chung là, khi cần thì vẫn phải thế. Chim mình như khẩu súng, lúc công khai, lúc bí mật, miễn là tiêu diệt được quân thù...". Tôi im


TRỘM CÁ

Sau nhà tôi ở làng Đông, trên cát, có cái chợ làng. Nói là chợ làng nhưng gần tết rất đông người. Mạ tôi bán cháo bánh canh. Ngày gần tết này, cháo bán hết sạch. Nhưng ngày thường, ít ai ăn, thừa nửa nồi, cả nhà xúm lại ăn. Những ngày đó tôi no. Dù mạ tôi bán ế buồn, nhưng tôi thích mạ bán ế, bán ế thì tôi no.

Ngày gần tết tôi hay lân la ra chợ. Anh Lập nói:" Mi ra kiếm mấy quả pháo đốt. Kiếm cá nướng ăn". Tôi hỏi:" Sao anh không đi ăn trộm cá và pháo, răng bắt tui đi?". Lập cáu:" Tau sắp kết nạp đoàn". Tôi ra chợ, ngồi gần mấy o bán cá. Tôi khèo tay lấy được ba con cá trích, chôn ngay xuống cát. Lại sang chỗ bán pháo tép, khèo được mấy quả pháo tép bỏ vào túi. Sẩm tối, Lập đi học về tìm tôi:" Răng?". Tôi hỏi:" Răng là răng?". Lập thì thầm thì thầm thì thầm. Tôi kéo Lập ra sau động cát. Bới lên ba con cá trích. Lập hô:" Nướng. Tau có mang muối đây. Thèm cá hè?". Tôi hỏi:" Răng mạ không mua cá cho anh em mình ăn?". Lập nói:" Muốn mua được cá phải có 2 điều kiện. Một là, khi và chỉ khi có tiền nhiều. Hai là, khi và chỉ khi nhà mình làm được cá".

Hai thằng nướng cá ăn. Cá cháy trong lửa, thơm lắm. Tôi cúi xuống thổi lửa. Mấy viên pháo tép rơi ra, gặp lửa nổ đì đùm. Mũi tôi bị lửa bắn lên, toét máu, sưng vù. Tôi ôm mũi khóc. Lập nhìn tôi lại nhìn ba con cá nướng thơm phức, nói:" Mi bị pháo nổ toét mũi, đau rồi, để cá tau ăn nhé". Tôi vừa khóc vừa gật gật đầu.

MẤT MỘT
     BỮA LÒNG


Ba tôi nói: Ngày mai chủ nhật, các con sẽ được ăn lòng.
Thông tin đó chấn động nhà tôi.
Thời chiến tranh, nhà tôi trông nhờ vào tem phiếu gạo và thực phẩm của ba. Ba không mua thịt theo tiêu chuẩn, thỉnh thoảng, ba dồn tiêu chuẩn thịt mua mấy ký lòng heo cho cả nhà được láng miệng. Tôi háo hức suốt đêm đó. Thịt, lòng heo là những loại thức ăn mà thời chiến tranh lũ trẻ chúng tôi luôn mơ ước. Nếu nhà đứa nào có việc gì quan trọng,trong bữa ăn có thịt, thì chắc chắn, thằng đó cũng kiếm được một miếng, ngậm một nửa trong miệng, đi ra ngõ, nhử thèm lũ chúng tôi. Chúng tôi nhìn nó ngậm miếng thịt, ngưỡng mộ vô cùng và nươc miếng chảy ướt cả cằm.
Bây giờ thì tôi đang nằm bên ba tôi, nước miếng cũng chảy ướt cằm:-Ba ạ. Mấy giờ ba đi cửa hàng mua lòng? Ba tôi lật người:-Ngủ đi con. Sáng mai 2 giờ sáng ba đi.
Hồi đêm anh Lập thì thầm với tôi:- Để sáng mai mua được lòng, ba phải đến nhà chú cửa hàng trưởng biếu một gói trà và hai trái mướp đó.
Tôi vùng dậy khi ba tôi cựa mình. Tôi khẩn khoản xin ba tôi theo cùng.
2 giờ sáng. Cửa hàng thịt đã rất đông người. Sau này tôi biết số người đến mua thịt đều như ba tôi: cán bộ, đảng viên hết. Họ chào nhau nhưng không ai nhường chỗ cho ai hết. Tôi thấy dòng người xếp hàng rất dài đã thấy hoảng.

Ba tôi rón rén đến bên cửa phòng chú cửa hàng trưởng, khẽ gõ cửa. Tiếng làu bàu chửi thề:- Thằng nào rứa. Tau đang ngủ. Không biết à. Ba giờ sáng chớ mấy. Ngu như lợn.
Tôi nóng mặt định nhào vào cãi:-Chú mới là con lợn. Chú là cục cứt. Ba cháu là đảng viên, là Hiệu trưởng trường Sư phạm tỉnh, chú dám chửi ba cháu là con lợn à?
Nhưng đó mới chỉ là ý nghĩ, ba tôi kéo tôi lại, nhẫn nhục bước lên sát cửa hơn, thì thào:- Anh ạ. Đạng đây mà...
-Ai? Thằng nào?
-Đạng đây anh ạ...
Cửa kẹt mở, một gói ni lòng rất lớn vứt xoạc ra chân ba tôi cùng với tiếng nói nhanh, rất trầm:-Khổ lắm. Em dặn anh rồi, đến chỉ cần gõ cửa 4 tiếng là em biết. Anh cứ xướng lên thế người ta biết, chết. Đó. Lòng của anh em


mua hộ rồi đấy. Về đi. Ngày mai gặp nhau.
Ba tôi định nói gì đó, nhưng cánh cửa đã đóng ập lại.
Ba tôi vội vàng ôm lấy túi ni lông nhoe nhoét máu đỏ, bùng nhùng lòng lợn, mùi cứt lợn bốc lên hôi hám rồi với gương mặt rạng ngời, ba tôi nháy mắt với tôi và hai cha con chui qua hàng rào để tránh những con mắt nhòm ngó và ghen tị rồi vội vã đi bộ về. Ba tôi bước thoăn thoắt. Tôi đi sau cùng. Máu đỏ từ bao ni long đựng lòng lợn nhỏ từng giọt loằng ngoằng trên cát trắng.


...Mạ tôi đang đun nước sôi để luộc lòng. Anh Lập đang ngủ. Thực ra tôi biết thừa là anh Lập thức rồi, nhưng anh tôi có tính thế, biết là thèm lắm nhưng ra vẻ cóc cần với lý luận:-Lòng lợn chỉ cần cho ta khi và chỉ khi có người mang đến biếu. Còn không nên hệ lụy, nịnh bợ ông cửa hàng trưởng chỉ để mua được vài cân lòng. Khi và chỉ khi như vậy.
Còn tôi thì không thể đợi khi và chỉ khi. Tôi nhảy tót xuống bếp. Ngồi cạnh ba tôi. Ba tôi thả đống lòng vào chậu, tìm bới trong thau nước đỏ lòm máu rồi kêu lên:- Ơ kìa. Sao không có lấy chút gan, chút cật, toàn lòng già thế này. Mạ tôi nói:- Mình nhờ người ta, người ta mua cho cái gì thì chịu cái đó thôi. Lão cửa hàng trưởng này ham lắn, lão cứ lợi dụng mua hộ để ăn bớt.
Ba tôi im lặng, nhưng mắt ông rất buồn.
Mờ sáng. Mạ tôi đã luộc lòng xong. Hôm nay tôi sẽ được ăn một bữa lòng nhức răng. Tôi sướng ra mặt. Nuốt nước miếng mãi. Mùi lòng luộc bốc lên thơm nưng nức.
Mạ tôi còn nấu thêm nồi cháo nữa.
Cả nhà đang chuẩn bị dọn ăn thì nghe tiếng cười nói xôn xao. Nhìn ra, bốn năm người cùng quê tôi bước vào.
Ba tôi chào họ niềm nở, tay bắt mặt mừng. Mạ tôi cũng niềm nở:- Mấy bác mới lên. Đã ăn uống gì chưa?
Một người trong số họ hân hoan:
-Dạ chưa. Bọn em đi dân công hỏa tuyến, tiện đường ghé thăm anh chị, cũng chưa ăn uống gì. Chị nấu chào lòng dấy à. Em ngửi mùi là biết ngay cháo lòng. Ba năm nay chưa biết chào lòng là chi.
Một người khác:
-Chị nấu chào lòng chắc ngon lắm. Nào các ông, ngồi xuống ăn chút chào rồi đi nào.
Mạ tôi chưa kịp múc cháo dành riêng cho tôi và anh Lập thì chỉ một lúc sau, mấy người đàn ông cùng quê ăn hết. Niềm hy vọng cuối cùng là ở đĩa lòng luộc nhưng không ngờ họ cũng ăn xong.
Xong, tất cảt niềm nở chào ba mạ tôi lên đường nói là " bọn em đi bảo vệ Tổ Quốc", lại còn vuốt đầu tôi:-Cu Vinh phải học giỏi, phải là cháu ngoan Bác Hồ nhé.
Họ đi. Tôi lao vào nhà. Mồi cháo hết sạch. Đĩa lòng hết sạch.
Tôi òa lên khóc. Anh Lập đi thấng ra ngõ không nói gì. Ba tôi kéo tôi vào lòng vỗ vỗ vào đầu. Mạ tôi ngồi cô độc trước mâm cháo sạch bóng.
Tôi bỗng gào lên:- Sau này lớn lên, con sẽ phấn đấu làm cửa hàng trưởng cửa hàng bán thịt ba ạ.
Anh Lập nhào vào ủng hộ:
-Khi và chỉ khi như vậy thì nỗi thèm khát ăn lòng lợn của nhà ta mới thực hiện một cách an toàn mà không còn sợ khách đến chơi nhà như hồi nay



BỚI CÁT LẤY CƠM

      Nhà tôi sơ tán ở làng Đông. Sau lưng làng là động cát. Trên cát là rừng trâm bầu. Trong rừng trâm bầu là một trận địa pháo của bộ đội. Hồi ấy cực lắm. Nhà tôi ăn toàn khoai, ăn cả cám, ăn cả xương rồng luộc. Cơm trắng là điều gì đó cao cả, sang trọng chất ngất mà bọn trẻ chúng tôi ngày đêm ao ước. Nhưng một hôm, tôi lân la chơi gần đơn vị các chú bộ đội. Giờ ăn cơm. Các chú ngồi quanh mâm cơm, cơm trắng. Tôi nuốt nước miếng. Ăn xong, còn thừa cơm, tôi thấy một chú bộ đội bưng cơm đi xa lên cát, đào cát chôn. Tôi chạy về hỏi ba tôi. Ba tôi giải thích:" Thừa cơm cũng phải chôn con ạ. Vì trong khi nhân dân đang khổ cực, không được phép cho nhân dân biết bộ đội ăn thừa cơm được. Thừa cơm cũng không được cho nhân dân, phải chôn để giữ quan điểm". Tôi không biết trong cụm từ nhân dân ba tôi nói có tôi và Lập không. Nhưng cơm chôn trong cát thì tiếc quá. Tôi thì thầm với Lập. Lập " thế à?" rồi kéo tôi chạy. Hai anh em rón rén đi rồi bò đến gần chỗ các chú bộ đội chôn cơm. Chúng tôi đào cơm lên. Hai thằng sướng hú mắt. Gạt cát một cách sơ sài, hai thằng chia nhau ăn, ăn no kềnh. Tôi nói:" Cơm ngon thiệt. Răng bộ đội lại được ăn cơm trắng?". Lập giải thích:" Ăn cơm trắng mới bắn rơi máy bay". Gần 6 tháng như vậy, hai anh em chuyên ăn cơm đào trong cát của bộ đội. Hai thằng béo tốt ra. Các chú bộ đội ăn cơm trắng như vậy nhưng tôi không thấy bắn rơi máy bay. Rồi một ngày tôi đi học về, anh Lập nói buồn rầu:" Từ nay tao và mi không được ăn cơm trắng nữa". Tôi hoảng hốt:" Răng rứa?"-"Máy bay vừa thả bom, các chú bộ đội chết hết rồi"-"Răng các chú ăn cơm trắng cả ngày mà không bắn rơi máy bay, lại để máy bay đến thả bom giết mình?". Lập cáu:" Hỏi ngu rứa? Hỏi rứa thì tau trả lời răng được?". Tôi ngơ ngác:" Anh nói ăn nhiều cơm trắng sẽ giỏi, sẽ thông minh, sẽ thành nhà văn mà, sao anh không trả lời được". Anh Lập đá chân vào cái nồi rách nhà tôi để chỏng chơ trên cát văng tục:" Nhà văn... Cặc".


   
    NHÀ VĂN
   
    Một buổi chiều, anh Lập hộc tốc về nhà, thì thầm:- Tau gặp một nhà văn ở tỉnh rồi. Tau vô hầm mần nhà văn đã. Tôi ngơ ngác:- Răng lại phải vô hầm mần nhà văn?. Anh Lập thì thầm:-Chú nhà văn ấy dặn rứa. Phải vô hầm ngồi trước trang giấy, miệng cắn bút, tư duy, chìm đắm trong ý nghĩ, đẩy cảm xúc lên thật nhiều, cảm xúc trào qua tim, trào qua đầu, trào xuống bàn tay cầm bút, viết ra chữ, rứa là mần nhà văn. Nói rồi, anh Lập bước xuống hầm, tay ôm tệp giấy. Tôi thòm thèm nhìn theo. Không chịu được, sau gần một tiếng, tôi rón rén bước xuống hầm. Tôi thấy anh Lập đang dùng dầu cùlà bôi lên mắt. Tôi thì thào:- Anh răng rứa. Răng anh bôi dầu lên mắt?. Anh Lập nhìn tôi, hai con mắt đỏ ngầu, nước mắt trào ra:

- Viết đến đoạn cảm động, khi o dân quân chết dưới làn bom Mỹ, nhà văn phải vừa viết vừa khóc. Chú nhà văn dặn rứa.

Tôi nhìn trang giấy Lập viết nhi nhít những chữ, kinh hoảng. Tôi tự hào ngắm Lập. Tôi thấy Lập không giống như mọi ngày. Bây giờ anh ấy đang mần nhà văn mà. Tôi kính cẩn:- Cho tui đọc một đoạn được không? Chưa khi nào tui thấy chữ nhà văn hết.

Anh Lập cười khà khà rồi đưa tay vuốt lên cái cằm trơn:

- Mần răng phải có râu nữa. Chú nhà văn nói, nhà văn phải có râu.

Tôi cũng đua tay lên cằm:-Có râu thì e khó thiệt...

Anh Lập đưa mấy trang giấy cho tôi đọc. Đọc xong tôi im lặng. Anh Lập nóng ruột:- Răng? Hay không?. Tôi lắc đầu:-O dân quân ni chết là do ỉa bậy trên động cát rồi bị bom, sao anh viết là o ni đang chiến đấu với máy bay Mỹ và hy sinh vì Tổ Quốc?. Tôi hỏi, anh Lập lúng ba lúng búng:- Tóm lại, nhà văn chỉ xây dựng được nhân vật khi và chỉ khi cần phải thêm bớt cho nhân vật hay lên, anh hùng lên. Tao đồng ý o dân quân ni chết khi đi ỉa trên động cát nhưng đi ỉa mà bị bom cũng là hy sinh vì Tổ Quốc. Tôi cãi:- Rứa anh và em bới cát lấy cơm bộ đội ăn, nếu trúng bom chết có gọi là hy sinh vì Tổ Quốc không?. Anh Lập ậm ờ:- Cái này ngày mai tao hỏi đã. Nhưng rứa là không hay à? Mần nhà văn khó hè?.

Anh Lập đọc tới đọc lui rồi vứt xếp giấy đi:- Nhà văn đéo chi mà khó thiệt.

Tôi hăng hái:-Để tui mần nhà văn cho.

Tôi lom khom viết. Lúc sau đưa cho anh Lập xem. Anh Lập kêu to:- Hay. Mi viết hay. Tau đọc thấy hay nhưng không hiểu chi.

Tôi im lặng.

Rồi sau một lúc bàn bạc, hai thằng kết luận: Nhà văn chẳng là cái đéo chi hết.

Sau này, cả hai anh em đều là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Câu này bây giờ vẫn đúng



THUA LẬP VỀ GIUN

Tôi luôn khẳng định một cách đầy tự hào rằng, tôi không tài bằng anh Lập tôi. Nhưng chính vì vậy mà tôi càng tự hào rằng, tôi không bao giờ làm em anh Lập tôi về nghề. Tóm lại, tôi vẫn rất hãnh tiến và hiếu thắng. Lâu nay, anh Lập tôi làm được gì, tôi làm theo được hết: Viết truyện ngắn, tiểu thuyết, tản văn, làm thơ, viết kịch bản sân khấu, kịch bản truyền hình, kịch bản điện ảnh. Anh Lập được giải thưởng phim quốc tế với phim Đời Cát thì tôi được giải thưởng phim quốc tế phim Ngã Ba Đồng Lộc. Anh Lập Hội viên Hội nhà văn, tôi cũng Hội viên. Anh ấy vào Hội sân khấu tôi cũng vào. Anh ấy vào Hội điện ảnh tôi cũng theo.
Tóm lại, dù có thể tôi kém tài Lập nhưng tôi không chịu thua Lập lĩnh vực nào hết.
Nhưng đêm nay Sài Gòn mưa quá, ngồi nhớ lại xem mình có thua Lập cái gì không nhỉ thì bật cười ha hả và nhớ lại rồi, chuyện này xảy ra từ rất lâu, rất lâu, hồi ấy anh Lập học lớp 5 tôi học lớp 2. Tôi đã thua Lập. Tôi rất cay cú vể chuyện thua này nhưng mãi mãi không bao giờ tôi bằng Lập được.
Hồi ấy, anh Lập theo ba tôi lên Cao Mại học. Vì khi đó ba tôi là hiệu phó Trường Sư phạm tỉnh sơ tán ở Cao Mại.
Một buổi chiều cuối tuần, anh Lập về nhà. Từ nơi sơ tán về nhà tôi cũng nơi sơ tán mất gần một ngày đi bộ.
Tôi vừa nhìn thấy anh Lập bước về đã mất hút, rất bí hiểm.
Tôi chạy ra ngõ tìm không thấy. Gọi khắp nơi không nghe hồi âm.
Sau đó, tôi nghe tiếng anh Lập gọi " Vinh ơi. Vinh ơi" oai oái sau hồi nhà. Tôi lao tới liền. Tôi nhìn thấy anh Lập đang ngồi ỉa giữa vườn, cởi truồng, chim dái lòng thòng nhưng gương mặt anh ấy thì rạng ngời. Mãi mãi sau này, chưa bao giờ tôi còn nhìn thấy gương mặt anh Lập rạng ngời như vậy. Phải khẳng định lần nữa là gương mặt Lập vô cùng rạng ngời. Nhưng tôi vẫn rụt rè đứng ở xa. Lập cười ha ha vẫy tay:-Vinh lại đây. Lại đây coi. Tôi cau mặt:- Đi ỉa còn gọi lại coi...Anh Lập vẫn phơi phới:_ Lại đây nhanh lên. Hay lắm.
Tôi rụt rè bước lại.
Anh Lập thì thầm:- Cẩn thận. Nhìn đi. Đã không?
Tôi nhìn xuống đất. Tôi phát hoảng vì rõ ràng là anh Lập đã ỉa ra được một đống giun.
Anh Lập cầm cái que tỉ mẫn khơi từng con và đếm rồi tổng kết:- 142 con. Tất cả còn sống nguyên. Tau uống thuốc xổ giun của người dân tộc đó. Đã không. Tau đố mi.
Tôi bặm miệng:- Đố chi?
Anh Lập:- Đó mi ỉa ra được 140 con giun như tao. Nếu hơn 1 con, tau thưởng cái bánh tráng.
Tôi lặng người.
Tối hôm đó tôi xin mạ tôi tiền đi mua thuốc xổ giun.
Hôm sau, tôi cho xuất được 5 con. Anh Lập ngồi chồm hổm bên tôi đếm rồi vỗ tay:- Ha ha. 5 con nhé. Hết rồi à?
Tôi đau đớn:- Hết rồi.
Anh Lập cao ngạo:- Thua tau nhé.
Tôi nhìn theo dáng anh Lập khệng khạng bước vào nhà mà bật khóc. Vì sao anh ấy lại có thể có được 140 con giun.
Nhiều năm sau nữa tôi vẫn cố uống thuốc giun để cho thắng được anh Lập nhưng bó tay.
Tôi thua anh Lập không phương cứu vãn. Bây giờ ngồi nhớ lại cảm giác ngày xưa ấy, mũi vẫn nóng.

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2009

Yuri Arcurs: Mr. Microstock

Do you dabble in stock photography? Maybe, say, a little microstock photography?

If you do, this is the guy you are up against.

To say Yuri Arcurs has the game figured out would be a bit of an understatement. He sells nearly 2,000 images a day, 24/7/365.

Hit the jump for a video tour of his insane, made-for-micro studio, and a look at his lighting techniques.
__________


Made for Micro

I have to admit that when I first started watching this I thought it was one of those parody videos. But then I realized that Yuri (a nom de photo used by Jacob Wackerhausen) has basically beaten the microstock equivalent of the Kobayashi Maru by creating an entire facility based around the needs of microstock.

Insanity? Genius? Maybe a little bit of both:




(If you are reading this via email or RSS, you may have to click on the post title to see the vids.)

This being a lighting blog we are not gonna let you out the door without at least a little lighting tute. Yuri has everything down to a science, and his lighting reflects a quest for repeatable, predictable quality -- designed to make those warm, happy photos that make a microstock purchaser dig deep down into the couch cushions and cough up 40 cents to seal the deal. Over and over again.

(The lighting info starts at the 2:56 mark.)




You can see more about Yuri at his website, and you can also follow him on Twitter.
__________


[UPDATE, via Anders C., in the comments:]

For those who wonder about his studio: Back in January a Danish photography magazine arranged an interview with Yuri in his daylight studio (as opposed to his business office).

After driving around for a while the journalist had to call Yuri and tell him that he simply couldn't find the studio in the area where it was supposed to be - all he could find was a lot of very large, industrial greenhouses outside the city. After a few seconds with Yuri on the phone, one of these large greenhouses started flashing!

And that, ladies and gentlemen, is how you create a bloody large daylight studio: An industrial greenhouse combined with loads and loads of white, semi-translucent material.



Indeed.

Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2009

Chân dung vui









Trần Nhương
 

lap4








Chao ôi mảnh đất Ba Đồn (1)
Tòi ra Quang Lập mát… hồn núi sông
Chim nào mà chả có lông
Lập nào mà chả nên ông văn nhà (nhà văn)
Học hành có tí Bách khoa (2)
Tên lửa to tướng bắn ba phát liền (3)
Đời Cát mà được lên tiên
Mảnh đời đen trắng (4) cho nên bập bềnh
Chợ bán kịch bản buồn tênh (5)
Về chơi blog tênh hênh khối người (6)
Trời cho hay nói hay cươì
Lắm khi vạ miệng ăn mươi củ... từ...


********

(1)- Quê nhà văn Nguyễn Quang Lập ở Ba Đồn, Quảng Trạch, Quảng Bình.
(2)- Anh học Đại học Bách Khoa.
(3)- Thời chiến tranh NQL là lính tên lửa.
(4)- Các chữ in đậm và gạch dưới là tên tác phẩm của NQL Kịch bản phim Đời cát cho anh nhiều lộc.
(5)- Hiện anh là giám đốc công ty chợ kịch bản.
(6)- NQL mở blog 360,yahoo.com/quanglap52 rất nhiều bài viết hơi bị hót.
Cập nhật ( 19/08/2008

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2009

Boot Camp II, Assignment 1: Results

I have now been through the 700+ photos that were submitted for SCBII's first assignment enough times to be thoroughly sick of every single photo in the pile.

Kidding.

They are great. But I did go through them a lot.

A few standouts, some notes and a lucky winner -- inside.
__________


First of all, it was neat to see so many people go to the effort to talk someone into letting you photograph them. I know this was not easy for many of you, and I hope it ended up being a growth experience. It was also great to see so many of your faces, and I will admit to that being an ulterior motive of the second portion of the assignment.

Second, I was impressed with the sheer number of photos that would have looked right at home in A-list magazines -- including more than a few potential covers. Bearing in mind that most of the readers of this site are amateurs, that rocks.

Now the hard part -- picking a winner. It is, of course, subjective. And any of at least a hundred photos in the stack could just as easily been featured here today. I had time to leave some notes on a few pictures -- although not much, as we are both finishing up moving and closing on the old house this week. (Kinda crazy around here.)

That said, I pulled up some entries to talk about and use as examples. I hope you will indulge how personal (and, thus, seemingly arbitrary) picture editing can be. The important thing is that so many of you jumped right into the deep end.

And, hopefully, benefitted from the experience.

Some of the photos below are dual-pic composites, others have the photographer's headshot in a nearby frame in their Flickr stream.

As always, click on the pic to see it bigger and see who shot it. And please take a moment to leave a note under your fave.

Enough yapping. On with the photos, and the reasons they stood out to me.
__________

Because looked like it jumped off of the pages of WIRED Magazine.

Because of the DIY biz-card gobo on the key.

Because of the in-focus background that could have been a weird distraction, but instead carried the shadows from the low-fill in a cool way.

Because the photog shot his recently unemployed dad, which probably injected a fun, purposeful shooting session / family activity into a stressful period.


Because of the impish expression on the subject's (top) face.

Because of the use of graphic lines and color.

Because of the inclusion of background context while still keeping a headshot framing. The photo has layers of of interest.

Because of the confidence exuded by the subject -- he looks like he is ready to take on the world.


Because of the inclusion of vocation-specific background, but not in a way that hammers you over the head.

Because the lighting is simple, elegant and does not call attention to itself.

Because the subject exudes professionalism and warmth -- her expression makes her look like someone you would want to work with.

Because the composition -- including contextual background -- is still tight enough to work as a Facebook and/or LinkedIn avatar and still be readable. The photo can be used in a variety of ways.


Because of the strong graphic quality.

Because of the quirky expression.

Because of the creative use of a light modifier as a quickie background.

Because of how the high-key, airy exposure brings the whole picture together.


Because he placed the subject on a background that many people miss as they are walking around on their background looking for a background.

Because of the way the expression, hair, grass and everything work together.

Because of the composition that makes the flower in the ground look as if it is in her hair.

Because the shooting angle allowed the photog to use an umbrella as key and the cloudy, overhead fill as a huge, on-axis softbox.


Because of the intensity.

Because of the tight crop, which adds to the above.

Because of the keyboard reflection being pulled off very well in the curved glasses. Not novel, but done very well.

Because of how the B&W conversion added to the simplicity of the photo.


Because the subject (left) oozes cool.

Because of how well the specular highlights were handled with the glasses.

Because of the color palette and tonal range. The internal separation is great -- the face works perfectly against the background.

Because how many sons can pull off a photo of their dad that "oozes cool" on Father's Day?


Because of the expression and connection in the subject (left).

Because of the lighting.

Because the background, which at first seemed too busy, is actually composed of the DIY crafts the subject makes.

Because of the diagonal crop to the headshot.


Because of the well-executed profile lighting. (Lighting from a little behind the subject, as here, is a better bet than straight-on profile light.)

Because of the expression and moment.

Because of the photographer seeing the design on the background and using it to add a dynamic element in what could have been a static photo.


Because of the composition of the subject (left) and how well it works with the lighting.

Because of the distillation of the photo that happens with the conversion to B&W.

Because of the connection between the subject and the viewer -- and how well the two brothers' photos go together. Probably not a bad thing to pull together a few days before Father's Day.

Because most brothers I knew at this age could not stop beating each other up long enough to pull of two photos like this.
__________


So, there are a few sweet examples in a huge field of entries, many of which could have just as easily been on this page.

To see a slideshow of all of the entries, settle into a very comfortable chair, grab some caffeine and click here.

Oh, yeah -- and to see which one of these photographers has won the Speedlight Pro Kit, the Strobist Lighting DVDs and the Trade Secret Cards for the first assignment from SBCII: Click here.

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2009

Ua chầu chầu... Đào Kim Hoa


Mình về quê, ăn chơi nhảy múa cả tuần, thỉnh thoảng nhảy vào blog re còm chứ không lướt mạng, nên chẳng biết chuyện gì. Ra Hà Nội vào blog Ngô Minh mới biết nàng Đào Kim Hoa đạo thơ Hửu Thỉnh, Lò Ngân Sủn  tại Festival thơ quốc tế Đài Bắc, ngao ngán hết nỗi.

 

 

Mình gõ google ba chữ Đào Kim Hoa một phát, chỉ trong 0,31 giây có đến 3.850.000 kết quả, thất kinh. He he em béo này bây giờ nổi tiếng ghê.  Blog anh Tạo ( Nguyễn Trọng Tạo) có nói ở Đài Bắc khi em béo dự Festival thơ có đến bốn chục ngàn trang website nhắc đến ba tiếng thiêng liêng ba tiếng ngọt ngào Đào Kim Hoa ôi Đào Kim Hoa, chết cười.

          Hi hi chẳng biết làm thơ khi nào mà nổi như cồn. Bên Đài Bắc người ta chỉ biết có bốn nữ nhà thơ Việt đó là Xuân Quỳnh, Bà huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương và Đào Kim Hoa ha ha ha.

          Việc em béo vào Hội nhà văn cũng đã xôn xao một thời. Em được giới thiệu vào Hội ở Ban dịch thuật. Cả hội đồng dịch thuật ngơ ngác chẳng biết em này dịch cái gì mà đòi vào Hội nhà văn. Còn nếu kết nạp thông ngôn vào Hội nhà văn thì phải kết nạp chừng năm bảy ngàn người chứ chẳng riêng gì em béo đâu.

           Thằng Thái ( Hồ Anh Thái) nói nếu có hội thông ngôn thì em béo cũng không chắc được vào, đừng nói Hội nhà văn. Hôm uống rượu tại nhà bà Thái ( Nguyễn Thị Minh Thái) nó kể có hội nghị hội thảo gì đó ở Hội nhà văn, cả tây lẫn ta đông lắm, đến giờ làm việc em béo chạy ra hành lang tay vẫy miệng nói gâu gâu, gâu gâu. Chuyện này thằng Thái đã viết ở báo Tiền Phong.

          Năm 1994 hay 1995 gì đó, anh Tường ( Hoàng Phủ Ngọc Tường) được Hội nhà văn mời đến dự gặp gỡ các nhà văn Việt- Mỹ. Tan họp anh đi ra mặt mày nhăn nhó kéo tay mình, nói cái cô beo béo trăng trắng thâm thấp là đứa mô rứa. Mình hỏi răng, anh nói Hội Nhà văn hết người hay răng mà tuyển mấy đứa phiên dịch tào lao.

Mình lại hỏi răng, có chi anh nói nghe nào. Anh nói các nhà văn Việt- Mỹ chuyện trò vui vẻ lắm, đến đoạn đọc thơ giao lưu, một ông nhà thơ ta đọc câu thơ hoa súng mọc trên hồ tím sáng, cô ni dịch hoa súng ( water lily) là gun flower.

 Thông ngôn kiểu đó mà được vào Hội nhà văn, trở thành nhà dịch thuật mới tài. Đoàn Tử Huyến hồi đó ở Ban dịch thuật, nói em béo bỏ phiếu hai lần cả hai lần đều chưa quá bán, thế mà Ban chấp hành vẫn quyết cho em béo vào Hội được thì lạ quá.

Vào được Hội, trở thành nhà dịch thuật, làm đến phó ban đối ngoại Hội nhà văn, oách thế vẫn chưa đã, em còn muốn trở thành nhà thơ danh tiếng tại festival danh tiếng, có cả nhà thơ đạt giải Nobel năm 1992 là Derek Walcott về dự, nghĩ mà thất kinh.

Em trả lời phóng vấn nói em đi với tư cách cá nhân chứ Hội nhà văn không cử đi, lại càng kinh khủng khiếp. Mình ở sát nách em, hằng ngay vẫn thấy em mủm mĩm núng na núng nính vào vào ra ra Hội, còn chẳng biết em là nhà thơ thế mà tận Đài Bắc xa xôi người ta biết tên em, mời đích danh em, thật sợ quá đi mất.

Đọc báo vừa thương vừa giận em. Bác Hồ dạy tuổi nhỏ làm việc nhỏ, em toàn ưa to, toàn những việc ngoài sức em cũng cứ liều, ôi liều quá liều quá.

Tất nhiên không làm thơ được thì phải thuổng thơ người khác rồi, đi dự festival thơ lại không mang thơ theo thì đi làm gì. Nếu đến đó rồi bảo tôi không có thơ phải mang thơ người khác thì chắc chắn người ta đuổi về thẳng cánh. Thành ra em có bảo thơ anh Thỉnh, anh Sủn là thơ em cũng là chuyện đương nhiên, chối cãi làm chi người ta thêm ghét em béo ơi.

Em  đã cả gan ghi thế này cơ mà, ghê không:"am hiểu sâu sắc về văn học Việt Nam và các nhà văn Việt Nam (“She knows very well about Vietnam Literature and its Creative Body”). "Hiện nay Đào Kim Hoa đang là biên tập viên Báo Văn Nghệ" (“Now Dao Kim Hoa works as an editor for the Vietnam Literature Review”)... Tóm lại đã cả gan ghi những thứ em không có, không biết thì hà cớ chi không thuổng được thơ người khác, em nhỉ.

          Có điều đạo gì mà dốt thế không biết, ai lại chọn mấy bài thơ nổi tiếng của hai ông nhà thơ nổi tiếng."Thư mùa đông" và "Thơ viết ở biển" của Hữu Thỉnh, "Người đẹp" và "Đứng trước em" của Lò Ngân Sủn đến con nít chúng nó còn biết. Chắc là em tin dân Đài Bắc chẳng ai biết văn Việt là cái gì, còn mấy ông nhà văn Việt hầu hết đều mù tịt tiếng Tàu, người ta có phơi ra cả mớ chữ Tàu ra trước mặt thì mặt ngệch như ngỗng ỉa, nhăn răng cười vô tư, biết gì.

          Em nói ban tổ chức nhầm mà em thì không biết tiếng Tàu. Nói chi rứa em. Thế nếu em ghi dưới bài thơ tác giả là Hữu Thỉnh, là Lò Ngân Sủn thì mấy ông Tàu cũng đọc ra là Đào Kim Hoa sao?

 Hi hi. Giấu đầu hở đuôi, em đã ghi trong lý lịch tự giới thiệu mình với Ban tổ chức như thế này cơ mà: người sáng tác thơ, viết tiểu luận, tản văn, nghiên cứu văn hóa các nước...." ( "She had writen some poems, essays, articles, cultural research of other nations").  Bút sa gà chết, biết cãi thế nào đây, hi hi.

          Nếu nhầm thì chắc em béo nhầm thôi, bệnh vĩ cuồng ắt phải nhầm thơ người khác ra thơ mình, đừng nói Ban tổ chức nhầm mà người ta kiện cho bỏ mẹ.

Cũng giống như em béo đã từng “nhầm” giá vé máy bay mua cho 5 nhà văn đi Ba Lan, bỏ túi hai chục triều đồng ngon ơ. Chuyện này anh Tạo ( Nguyễn Trọng Tạo) anh Kha ( Nguyễn Thụy Kha) thỉnh thoảng rượu say vẫn cằn nhằn mẹ sư bố em béo, mình bắt được tay vay được cánh hẳn hoi mà em còn chối bai bải, huống hồ cái chuyện đạo thơ.

          Còn nhớ ngày xưa anh Chính Hữu còn làm phó tổng thư ký phụ trách Đảng Đoàn, có người đề nghị giới thiệu em béo vào Đảng, ông đã nghiêm mặt, đập nhẹ bàn dằn giọng, nói tham! Đỗ Chu cười khì khì, nói anh ơi nó tham thì mới kết nạp nó vào Đảng để Đảng trị cho bỏ mẹ nó đi.

          Ừ mà thôi, tham cũng là bệnh tật của đàn bà, huống hồ em lại ở cái nơi nhặt nhanh mấy cái danh hão dễ như trở bàn tay, dại gì em không nhặt. Nhưng mà phải biết dừng, ai lại đi tham dại tham dột, lấy thơ của xếp cũ xếp mới làm thơ của mình để phút chốc nổi tiếng như cồn, thế thì bỏ mẹ em rồi, ôi em béo ơi.

KẺ ĐỐT ĐỀN

Tôi biết khi tôi viết bài này nhiều người sẽ không hài lòng, có người cho tôi là ngông cuồng, thậm chí có kẻ sẽ kết tội tôi vì tôi dám đụng vào một nhân vật “cộm cán” trong blog Việt Nam, nhưng tôi vẫn viết…


Nếu ai đã một lần đến với blog “quanglap52” thì thật thích thú vì tài kể chuyện của ông: dí dỏm, hài hài nhưng không kém phần sâu cay khiến người đời phải suy nghĩ. Bản thân tôi cũng được hân hạnh biết đến NQL khi đọc entry ông viết về nghệ sĩ Tiến Hợi (bài đã được NQL gỡ), đọc xong phì cười vì ông tài thật, chuyện như vậy mà cũng dám viết, viết lại hay nữa chứ. “Mê” rồi tôi thường xuyên cập nhật vào blog của NQL để đọc ngấu nghiến những câu chuyện tưng tửng, hài hài của ông để được cười thích thú. Ông có nhiều bài viết (đăng trên blog của mình) thật xuất sắc, tôi vẫn nhớ cái kết đầy xúc động khi ông viết về nhà thơ Tuyết Nga; những chi tiết cảm động về Phùng Quán, những cảm nhận về Võ tướng quân… NQL còn là một người bạn tốt khi viết bài tường thuật sự kiện nhà báo, nhà thơ ra tù… và tất cả “tác phẩm mạng” ấy đã tạo sức hút lạ kì đối với các bloger VN. Tuy nhiên…


Là một kẻ hậu sinh, nếu phê ông thì nhiều người cho là hỗn, nhưng dù có bị coi là hỗn là láo thì tôi cũng buộc nói thật: Văn ông ngày đi vào lối mòn, câu chuyện của ông không thoát được cái tục (tĩu) và ngày càng sa đà vào những cái tầm thường. Vẫn biết "tác phẩm văn chương mà không vỗ vào bản năng con người thì không ai đọc", nhưng văn chương chỉ “vỗ” chứ không phải là phơi bày, thậm chí còn tán tụng, trưng bày… đến quá mức như vậy. Không biết NQL có tâm trạng như thế nào khi viết ra những câu: “Cu Hà vùng dậy, bắc loa a lô a lô mạ tui bất khuất kiên cường/ thay cu một tháng hai buồng chuối xanh, a lô a lô” (Kẻ tàng hình) hoặc “Thưa đại hội, tôi đọc blog quê choa, thấy có phổ biến kinh nghiệm dùng đũa gắp chim chồng rất hiệu quả, không biết chị em có biết kinh nghiệm này không?” (Đại hội vợ các nhà văn) (Ghi chú: hình ảnh dùng đũa gắp… được ông viết đi viết lại nhiều lần). Có người đọc đến đây cười khoái trá, còn tôi sao cứ thấy cay cay mũi thế nào… Chưa hết nếu bạn là độc giả thường xuyên của NQL bạn sẽ phải đọc đến hàng trăm lần những từ như: cứt, con cu… thậm chí cả cái chuyện mà người đời cho là dâm đãng như: “mắt dán vào đít (đàn bà); búng chim… cũng được đưa bài viết thật hồn nhiên với tần xuất khá nhiều.


Cái tục trong cuộc sống nó như gia vị, liều lượng vừa đủ sẽ tạo ra sức hấp dẫn riêng, nhưng quan điểm của tôi NQL đã quá sa đà vào cái tục tĩu, thậm chí tôi cảm tưởng ông đang khoái trá vì những chuyện mình viết ra đang được thiên hạ tung hô nhiệt liệt. Vẫn biết vẫn biết văn học mạng ai muốn đọc thì đọc không đọc thì thôi, nhưng nghĩ kỹ lại nói như vậy không ổn vì anh đã trưng ra cho mọi người đọc thì anh phải có trách nhiệm với nó.


Cuối cùng tôi muốn viết ra một thắc mắc với riêng ông: Sau khi gỡ bài tường thuật nhà báo ra tù, NQL có trả lời bạn đọc (đại ý) là ông chỉ giữ lại blog của mình những gì dính dáng đến văn chương. Tuy vậy bài viết của ông về đám cưới nữ diễn viên xinh đẹp HA đến nay vẫn còn và tôi cam kết bài này cũng chẳng có tính văn chương hơn bài kia./.

NAM THIÊN TỤC NHẤT BỌ HE HE

NGUYỆT VŨ

Ký ức vụn – một sự kiện Văn học mạng!Ký ức vụn của nhà văn Nguyễn Quang Lập ra đời để kỷ niệm ngày sinh nhật của anh (30-4-1956). Buổi lễ ra mắt đầm ấm vui vẻ, có rất nhiều nhà văn, nhà thơ, bạn bè, fan hâm mộ và học trò của Bọ Lập. Trong số đó có cả những nhân vật trong Bạn văn như Phạm Ngọc Tiến, Tuyết Nga. Đối với cư dân trên mạng thì đây là một sự kiện văn học mạng – tác phẩm của bloger hot nhất của Yahoo Plus.
Độc giả tìm thấy gì trong Ký ức vụn?


 

Bọ Lập tâm sự:” Năm 1989  in cuốn Những mảnh đời đen trắng , bị no đòn, bọ bỏ chạy sang sân khấu và điện ảnh đã chẵn 20 năm, nay mới dám ra sách mới.  Kí ức vụn là cuốn thứ 5 của bọ ( không tính những cuốn sách in đi in lại với các tên khác nhau nhưng toàn đồ cũ), hơn ba chục năm làm văn chỉ có 5 cuốn sách thật là quá ít”.”.

Kí ức vụn  bao gồm 59 tạp bút chia thành năm phần: 1. Những người bạn cũ, 2. Buồn vui một thủa, 3. Người từng gặp, 4. Thương nhớ mười ba, 5. Bạn văn. Cuốn sách do họa sĩ Văn Sáng vẽ bìa rất ấn tượng và bắt mắt.


Trước khi in thành sách tác phẩm được viết trên mạng với lối khẩu văn khá đặc biệt, lôi cuốn và đặc sắc đã làm cho rất nhiều cư dân trên mạng nghiền đọc. Đọc Bạn văn, ta bắt gặp 24 văn nhân Việt nam mỗi người mỗi vẻ, không ai giống ai. Đôi lúc ta cười ra nước mắt đôi lúc ta khóc trong tiếng cười. Họ có tài đấy và họ cũng có tật rất hồn nhiên. Ta bắt gặp ký ức về những người dân Quảng Bình nghèo khó, đau thương dưới ngòi bút đầy tình nhân ái yêu thương của tác giả. Chúng ta bắt gặp chính tác giả trong Chín khúc buồn vui của cuộc đời.




Tác phẩm và dư luận.

Ký ức vụn ra đời với nhiều luồng dư luận trái ngược nhau, kẻ khen lối khẩu văn đặc sắc mang đậm phong cách Quảng Bình, người chê cách viết tục tĩu có phần thái quá ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục. Đã có những tranh luận khá gay gắt trên mạng xảy ra.
Một cô giáo dạy văn viết:” Văn ông ngày đi vào lối mòn, câu chuyện của ông không thoát được cái tục (tĩu) và ngày càng sa đà vào những cái tầm thường. Vẫn biết "tác phẩm văn chương mà không vỗ vào bản năng con người thì không ai đọc", nhưng văn chương chỉ “vỗ” chứ không phải là phơi bày, thậm chí còn tán tụng, trưng bày… đến quá mức như vậy…. Chưa hết nếu bạn là độc giả thường xuyên của Nguyễn Quang Lập bạn sẽ phải đọc đến hàng trăm lần những từ như: cứt, con cu… thậm chí cả cái chuyện mà người đời cho là dâm đãng như: “mắt dán vào đít (đàn bà); búng chim… cũng được đưa bài viết thật hồn nhiên với tần xuất khá nhiều.”

Một tiến sỹ ngữ văn viết: “ Đọc Ký ức vụn, tôi có cảm giác, Nguyễn Quang Lập ngồi chơi trò ru -bích. Ký ức vụn là một khối hỗ lốn, một khối ru bích, Nguyễn Quang Lập cứ xoay một mặt là ra một cái nhìn độc đáo, mới mẻ về một mảnh đời gắn với một vấn đề đời sống như  vừa nói trên đây... Nhưng mỗi câu chuyện của anh bao giờ cũng vút lên một điều gì đó, làm ta nhức nhối, rưng rưng - với lối viết ngắn gọn, hiện đại. Đoạn kết của mỗi chuyện, ngôn ngữ của Nguyễn Quang Lập " ngầm" xoẹt ngang một "nhát", như bom sát thương, làm ta điếng người. Tôi đã bật khóc  khi đọc "Ký ức năm hào". Tôi cũng dám chắc nước mắt nhà văn đã nhoà trang giấy trong âm điệu câu văn trấn an cho tâm trạng quá khứ mà thực ra là hiện tại: "Khi đó mình không khóc, mình nhớ như  in khi đó mình không khóc".  



Một bạn đọc viết : “...sách của bọ hợp với cảnh ga tàu ...bến phà ...vỉa hè...chỗ mấy bà bán nước chè tụ tập giới xã hội ...rồi chỗ chợ lúc nghỉ trưa ...nó không hợp cho chốn salong ...nghị trường...chỗ không dân dã sách không thèm tìm tới...nó mang chất thông tin xã hội vỉa hè ...”
Còn tác giả với giác quan đặc biệt của nhà văn nói gì trước tác phẩm của mình khi có những quan điểm trái chiều như vậy:

“Kể từ ngày hôm nay cuốn sách thuộc về mọi người, nó nằm ngoài tầm kiểm soát của bọ. Giống như người cha tiễn đứa con ra đời, bọ ngồi âm thầm nhặt lấy những lời khen làm vốn cho con và chịu đựng những lời chê bai, kể cả nguyền rủa, số phận một nhà văn là vậy, biết làm thế nào”.




Bọ Lập là ai?“ một ngày không nói tục nó nhạt miệng lắm”.
Vậy phái đẹp nói gì về Bọ Lập? Nhà thơ Tuyết Nga nói “anh Lập là một người rất tinh tế...”. Ấn tượng của tôi về anh Lập là một người đàn ông rất thông minh, hài hước và mặn giai…
Nguyễn Quang Lập uống rượu như hũ chìm, lần nào say bết cũng bò được về đến nhà. Trớ trêu thay lần tỉnh táo nhất thì anh bị tai nạn giao thông. Sau vụ tai nạn sức khoẻ của anh giảm sút, chân tay bị teo và đi lại rất khó khăn. Anh viết văn trên blog và coi đó là niềm đam mê sang tác mới của mình.

Phàm là phái mạnh mà gặp Nguyễn Quang Lập thì ai cũng phải thốt lên “ anh là người nói tục số một trong giới văn nhân Việt nam”, chính bản thân anh cũng nói

Ký ức vụn ra đời, dư luận khen chê sẽ vẫn còn nhiều, đa chiều và thậm chí phía nào cũng có lý. Theo tôi một tác phẩm văn học được định giá bởi tuổi thọ của nó. Thời gian và bạn đọc sẽ là những tiêu chí định giá chuẩn xác nhất. Dù thế nào đi nữa Ký ức vụn cũng là một hiện tượng văn học mạng mà dư luận bạn đọc hiện nay rất quan tâm.


Bạn đọc mong muốn gì? Một cuốn tiểu thuyết về chiến tranh cho Việt nam nhưng văn học của ta chưa làm được. Người Nga có Chiến tranh và Hoà bình, người Pháp có Những người khốn khổ. Chúng tôi trông chờ vào ngòi bút tài năng Nguyễn Quang Lập với lối viết khác đi, tiết giảm tục để nâng cao tính nghệ thuật của tác phẩm.


NGUYỄN QUANG LẬP VỚI DÒNG VĂN "BỤI"

Nguyễn Lâm Cúc

Đa số đọc giả đến với blog nhà văn Nguyễn Quang Lập bởi giọng văn "bụi" của Ông, cái giọng văn chưa từng xuất hiện bao giờ trong văn xuôi Việt Nam, mà Ông tự gắn "nhãn" cho nó là " Nói tục kẻo nhạt miệng". Cái giọng văn đó, còn được nhà văn gọi theo cách khác: Khẩu văn.


Ngôn ngữ  hàng ngày ở tầng lớp lao động chân tay. Họ lúc nào cũng bổ bả, nói một câu dăm tiếng, có đến ba tiếng chửi thề. Chọn cách hành văn này là một sự thách thức lớn vì không thể không tục, dễ sa vào khiêu dâm, và sẽ bị những đối tượng lâu nay cứ xem mình là giới " cành cao lá mỏng" quay lưng. Nhưng  bởi vì  sự sạch sẽ, trơn tuột không phải là cách nói của mấy bác vác cày ra ruộng, khi có cơ hội ngồi tụm bên nhau vài ba phút, rít điếu thuốc lào nhả khói lên giời họ sẽ văng vào nhau thoải mái, nhưng không phải để xúc phạm. Cánh xe ôm, anh bốc vác cũng thế. Họ chào nhau cũng bằng một tiếng chửi thề đeo dính nơi cửa miệng. Nguyễn Quang Lập muốn làm người trong cuộc, tự sự với đời. Mượn cái tục tằn để chuyển tải những vấn đề bức xúc, chuyển tải tư tưởng, tầm nhìn của nhà văn thông qua hiện thực thô ráp, đó là chuyện không dễ làm.



"Mụ Cà khóc nói báo cáo xã đội trưởng oan tui quá. Xã đội trưởng nói oan răng mà oan! Mụ Cà khóc rống lên, nói oan oan, các đồng chí toàn cu, không ai hiểu được bướm...


Xã đội trưởng đập bàn quát câm mồm! Xã không có trách nhiệm hiểu cái bướm của mụ!" ( Trích Xóm Gái Hoang)


Đoạn văn tả thực tài tình. Chi tiết sống động. Cách kể cúôn người đọc vào trong cuộc, khiến người đọc luôn tưởng mình đang có mặt tại nơi xảy ra câu chuyện, miệng há ra nhìn vào mồm ông xã đội trưởng, rồi không thể nhịn được cừơi,  nên buộc phải rú lên  sằng sặc.


Tạo được một cảm giác hài đến tận cùng, và cũng bi thương, cảm thán đến tận cùng! Cười đó, rồi chảy nước mắt cùng nhân vật liền đó. Hơn thế nữa,  nhiều từ ngữ trong truyện là từ tục, nhưng lại không gợi nên chuyện gường chiếu,  chỉ thấy trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Lập.
 


Với một loạt các truyện ngắn, tản văn: Gái Hoang, Đa Phu, Chuyện đời lắm nẻo, Giai nhạt...nhạt giai, Ký ức năm hào, Hố xí hai ngăn...



Khung cảnh, nhân vật xuất hiện trong tản văn, truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Quang Lập giai đoạn này là nông thôn, những nông dân mà chủ yếu là vùng quê thân yêu, xứ Bọ Quảng Bình của Ông.

Nông thôn là mảnh đất nuôi dưỡng, tạo dựng được nhiều tên tuổi lớn trong văn chương Việt Nam, nhất là lĩnh vực truyện ngắn. Một Chí Phèo của Nam Cao nay   bước vào phim, vào họa,... và có cả hậu thế tạo nên một dòng dõi nhà Chí. Hay chị Dậu, vẫn lay lắt đâu đó trong cuộc đời, mãi mãi cùng cảnh ngộ éo le, chứ không chỉ tồn tại trên trang văn của nhà văn Ngô Tất Tố.



Nhưng nếu Chí Phèo rạch mặt để đòi " được sống bình thường" thì trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Lập, Mụ Cà rất bình thường đã phải biệt lập trong Xóm Gái Hoang

Và nếu Chí Phèo để lại nòi giống sau bát chào hành cùng Thị Nở, thì không lý gì con cháu cụ Bá Kiến lại tuyệt tự? Những anh Cu Chành, Cu Miễn ( trong Hố Xí Hai Ngăn, Xóm Gái Hoang) nghe đâu là cháu đời thứ 13, nhánh thứ bảy  của Bá Kiến sao đó. Số là sau khi cụ Bá Kiến chết đi, gia cảnh nhà Cụ lần hồi sa sút, con cháu dần dần cũng trở thành bần nông cả. Chiến tranh cũng khiến họ tứ tán muôn phương. Có người dạt tận đến làng Đông của Bọ Lập. Vả lại, nhân dân vốn đại lựơng, ai hơi sức đâu mà chất chứa trong lòng tội trạng của nhà Bá Kiến. Vả lại, họ cũng đã tỉnh ngộ, con cháu nhiều người đã vì nước sả thân, cũng có người bây giờ làm quan ở tỉnh nọ, tỉnh kia, ai mà biết được.


 Cho nên, Cu Chành trở thành đội Phó trong cái xóm 4 ở tản văn Hố Xí Hai Ngăn nhà là việc không thể khác. Cu Miễn từ chức Đội trưởng Du kích trở thành chủ nhiệm HTX ( trong Xóm Gái Hoang) là có cái tài của Cu Miễn.


Phải công nhận, Cu Chành rành tài trong âm mưu " diễn biến hòa bình", làm tan rã mối quan hệ  đắm đuối giữa Mệ Hó với ông Mẹt Lạm.



" Làng Đông hồi đó làm hố xí hai ngăn, ngăn ỉa ngăn ủ nghiêm túc lắm, sau rồi tùm lum cả. Đang đau bụng có người ngồi rồi, không nhịn được liền nhảy sang ngăn kia, ủ chẳng ủ thì thôi, ỉa cái đã. Dần dần hố xí hai ngăn thành ra hai hố xí.


Anh Cu Chành nói các anh trên trung ương nói dân mình lạc hậu, chỉ mỗi việc ỉa cho có khoa học mà cũng không hoàn thành nhiệm vụ. Mệ Hó nói ôi dà, không thấy trung ương giao nhiệm vụ ăn, toàn giao nhiệm vụ ỉa thôi.


Nhưng anh Cu Chành không mắng mệ Hó phát ngôn bừa bãi nữa, chỉ nói đồng chí Hó có thắc mắc chi nói sau. Cuối buổi anh Cu Chành nói đồng chí Hó ở lại tôi giải thích.


Chẳng biết anh Chành giải thích thế nào, tối hôm đó mẹ Hó nhảy chồm chồm, chửi ông Mẹt Lạm, rung làng chuyển xóm cả đêm. Mệ Hó nói vơ Mẹt Lạm nời, tau nói cho mà biết nha, từ ni cặc mi có bá ( dát) vàng, tau cũng không thèm nha." ( Trích Hố Xí Hai Ngăn)

Chỉ uốn éo vài tấc lưởi, Cu Chành đã khiến hai kẻ vốn thương yêu nhau đã lăn sả vào nhau cắn xé,  sau đó nhỏ cho họ mấy giọt "cam lồ", loại bán trôi nổi trên thị trường, nhưng hiệu nghiệm cực kỳ, vì Cu Chành quá rành mấy cái vụ hàng nhái, nói bổ, nghĩa là cực độc.



" Anh Cu Chành nói các anh trên trung ương nói thấy dân minh mất đoàn kết, các anh rất đau lòng. Để cho đồng chí Hó, đồng chí Lạm đánh chửi nhau tui có khuyết điểm với trung ương, có tội với bà con.


Nói xong thì Cu Chành khóc" ( trích Hố Xí Hai Ngăn)

Cái tất yếu đã xảy ra, Mệ Hó và ông Mẹt Lạm  đều đi kinh tế mới vì mất đoàn kết. Hai khu vườn rơi vào cái miệng ngóac rộng  thèm khát  từ lâu của Cu Chành. Xong om!


Cu Miễn trong Xóm Gái Hoang là một người có chức, có quyền hẳn hoi. Nhưng, Hắn  là người ích kỷ, ngu dốt và hèn hạ . Bằng đó tính cách tập trung vào một con người đại diện cho quyền lực  thì cái cái đẹp, sự trinh tiết, với nhân hậu chỉ có thoi thóp. Cứ tìm hiểu cuộc đời từng nhân vật trong Xóm gái hoang, đủ biết


            Nhân vật đầu tiên  Mụ Cà. :


"Mụ Cà lấy chồng lúc 16 tuổi nhưng mãi không có con, chồng mụ chán đời uống rượu say, té xuống ao, chết. Khi đó vào năm 1953, mụ mới 31 tuổi, tham gia đội du kích rất tích cực.


Đội trưởng du kích khi đó là cu Miễn, rất khen ngợi mụ, họp đội du kích nói đồng chí Cà nợ nước thù nhà, chiến đấu rất hăng say.


Mụ Cà đứng lên nói bá cáo tui chỉ nợ nước thôi, không có thù nhà. Cu Miễn nói Đế quốc Pháp lừa bịp dân ta, cho uống rượu say, nhiều người chết, trong đó có chồng đồng Cà, thù nhà của đồng chí Cà là ở chỗ đó đo.



Mụ Cà cười nói oa rứa a, oa rứa a. ( trích Xóm Gái Hoang)


Trong đầu óc của Cu Miễn có thù nhà đi đánh giặc mới là người chiến đấu có lý tưởng. Mụ Cà, đơn giản là vì chống giặc ngoại xâm,  "không còn cái lai quần vẫn đánh" Không đắn đo nhiều, thấy giặc thì bắn, thấy việc thì mần, thấy sai thì nói sai! Những tưởng trắng như vôi. Thẳng như cây gươm, thì làm sao mà sa hầm, sỉa hố được? Nhưng...Vì dũng cảm và thật thà, Mụ Cà  bị cu Miễn và cái gọi là thế lực a dua tước cái quỳên cuối cùng, cái duy nhất mụ Cà có, đó là quyền được sống giữa cộng đồng.
 

Người thứ hai của Xóm Gái Hoang  là chị Xấu



..."chị đóc Xấu, mặt chị đẹp như mặt Đức Mẹ, phải cái chị cao quá, gần mét tám, hồi này là có thể thi hoa hậu nhưng ngày đó thì bị người ta coi là dị dạng.
 


Bố mẹ chị nhiều năm hục hặc cũng vì chị càng ngày càng cao, mới 13 tuổi đã cao hơn hẳn đám trai làng, nhiều người nói è he đóc Xấu con tây, không phải con Mẹt Huỳnh mô.


Bố chị nghi mẹ chị lấy Tây hoặc bị tây hiếp như mụ Cà. May chị càng lớn càng có nhiều nét giống bố, nên thôi.


Chị đi đâu, tụi con trai lén đi sau lưng, nhảy nhảy lên cho cao bằng chị, rồi bịt miệng cười với nhau, chị biết, không thèm ngoái lại, mặt vênh lên vẻ bất cần. Nhưng tối về thì ra giếng ngồi bưng mặt khóc.


Có lần chị về chợ Ba Đồn, chợ phiên sáu đông nghịt, thế mà chị đi đâu ai cũng thấy, cái đầu chị vượt lên cả ngàn người, chuyển động từ đầu chợ đến cuối chợ, ai nhìn cũng tức cười.


Con trai Ba Đồn chạy rật rật theo chị, trầm trồ oa chà" ( trích Xóm Gái Hoang)



Cái tội của chị đóc Xấu là không giống những người chung quanh, chu dù cái không giống đó chẳng làm hại gì đến ai, thậm chí còn là đẹp, thì số đông vẫn không thể chịu đựng nỗi. Kỳ thị dẫn đến tẩy chay!

Người phụ nữ thứ ba trong Xóm Gái hoang, có hai tội: tội thứ nhất là tài hoa, tội thứ hai là dám yêu. Vì hai tội đó, chị khó tránh khỏi kiếp nạn dưới "đế chế" Cu Miễn.


Nếu Xóm gái hoang, các nhân vật bị bức bách mà đến đường cùng, thì ông Sáo Mũi, ông Biết Túôt  tự chuốt lấy oan gia trong Chuyện đời lắm nẻo. Chỉ bằng vài dòng, nhà văn đã khắc họa nhân vật với những đường nét gồ ghề, sắc cạnh hằn nổi trong tâm trí người đọc, ông Biết Tuốt và ông Sáo Mũi là hai an hem mù. Ông Sáo Mũi thổi sáo để kiếm tiền trong một quán ăn vỉa hè. Tuy mù, nhưng Sáo Mũi đi lại trong quán không va vấp gì. Ông Biết Túôt không được như vậy, mỗi bước đi lại lò dò gậy ba, bốn lần. Nhưng nếu có ai chỉ cho, cái bàn đấy, cái bậc đấy thì lập tức trả lời, biết rồi! Ông Sáo Mũi đến quán chủ yếu kiếm tiền. Ông Biết Túôt đến quán để hóng hớt, ai nói gì cũng chen ngang, bổ ngửa bàn luận. Tuy vậy họ sống với nhau hòa thuận cho đến cái ngày xuất hiện giữa họ là một bà điếm già:



Người nói ông sáo mũi ban ngày lo đi làm, đêm được hưởng phúc, phân công lao động thế là hợp lý quá. Người nói ngộ nhỡ ông sáo mũi nhảy về nhà làm phát thì sao nhỉ, người nói ừ nhẩy, lỡ ông biết rồi nửa đêm mò sang làm choác thì sao nhẩy.


Mọi người cười ha ha ha, nói đúng rồi đúng rồi, cha chung thì không ai khóc chứ vợ chung thì như Mỹ với I Răc tranh nhau cái mỏ dầu.


Mọi người cười ha ha ha, nói đúng rồi đúng rồi, cái mỏ dầu ấy ghê nhẩy, khoan mãi không hết dầu.


Mọi người cười ha ha ha, nói đếch phải đếch phải, có khi khô mẹ nó dầu rồi, chúng nó mù không biết cứ tranh nhau khoan.


Mọi người cười ha ha ha, nói đúng rồi đúng rồi, đàn bà mà khô dầu mỡ coi như vứt vào thùng rác lịch sử, chỉ có bọn đui mù mới đủ can đảm moi ra xào lại thôi. ( trích Chuyện đời lắm nẻo)

 Mù và đui cãi nhau chí chóe về những điều mình không hề biết, chỉ hóng hớt nghe câu được, câu chăng. Đã vậy, đui còn tự phong cho mình nhiệm vụ lãnh đạo! Mà thằng đui thì sao, rất hãnh tiến, cục tự ái tổ bà chảng lúc nào cũng căng phồng như một cái bong bóng chờ nổ banh. Một bước đi thì ba bước gậy lò dò, thế mà người ta chưa kịp mở miệng giúp đỡ, đã cả vú lấp miệng em! Biết rồi. Biết túôt! Mà đâu chỉ có vậy, không biết, còn lười nhác, miệng leo lẻo kể công: " Tau chùi nhà, quét nhà, lau nhà, giữ nhà..."


Trong nhân gian vẫn tồn tại câu nói: Cái ngọn cây  đui! Đó là chỉ một cành non vì lý do gì đó khô, héo. Ngọn khô ấy coi như bỏ. Tịt hẳn. Mọi sự đâm chồi nảy lộc phải chờ đợi thế hệ khác. Ở đây còn có ý bao hàm. Thui chôt hết tất thảy. Điều này khác hẳn với Mù, mù chỉ có thể là mắt không nhìn thấy thôi. Như vậy, đui: thui chột hết mọi thứ ánh sáng. Thế mà lại thích quyền hành. Nắm lấy sự điều hành, chỉ đạo. Hệ quả gì? Đói khát, loạn là tất yếu!



Trong thế giới của Đui và Mù, cùng Đĩ Điếm, cái nảy sinh nhanh chóng, mạnh mẽ là cơ hội, tranh đoạt, chiếm hữu và lãnh cảm. Gái Điếm vừa mới dây dưa một tí với Đui, đã nắm ngay lấy cơ hội thỏa hiệp tống khứ Mù ra khỏi ngôi nhà của chính anh ta và vỗ bướm xưng danh " Tổ chảng" . Đui. Dù biết rằng mình được Mù cõng trên lưng mới sống, nhưng cái sự quyến rũ của mùi vị hoan lạc đã dứt luôn cả nghĩa lẫn tình với em mình.

Thế nhưng cái mà thế giới này biết và sử dụng thành thạo đó là " lợi dụng lẫn nhau" Vì thế, một thỏa hiệp nhanh chóng được xác lập. Ăn chia. Quyền lợi mãi mãi là thứ thống lĩnh con người! Mù, kẻ còn có chút ánh sáng lương tri, thứ ánh sáng ấy cất tiếng nói yếu ớt " Thế có phạm tội loạn luân không?". Tiếng nói ấy nhanh chóng bị dập tắt bởi Đui.



" Loạn nước còn chả lo, loạn luân là cái đi
Không thể. Cái loạn nào cũng đem lại bất hạnh.  Loạn nước, đem lại bất hạnh cho một quốc gia. Nhưng đó là loạn nhất thời. Loạn luân làm mất nền tảng đạo lý của một dân tộc. Hai cái loạn này quyết không thể xảy ra. Cha ông ta đã có câu " Tề gia mới trị được quốc, nhờ đó thiên hạ mới thái bình" Như vậy, tề gia chính là đạo đức của con người, xin hiểu, tề gia là một sự thấu hiểu, tạo nên hòa thuận, chứ không phải tề gia là sự thống trị, áp bức (đạo đức là cốt lỏi của văn hóa, mà văn hóa là cốt lỏi trong tính cách một con người. Con người là thành viên gia đình. Công đồng được tạo nên bởi một tập hợp các gia đình) Hiểu cách khác, văn hóa là nền tảng của dân tộc, của hệ thống chính trị, là sự CHÂN, THIỆN, MỸ toàn nhân loại hướng đến. Chỉ có những kẻ đi đêm, chỉ một kẻ đui, kẻ thui chột hòan tòan mới thốt lên câu nói "Loạn nước còn chả lo, loạn luân là cái đinh".

Đáng sợ thay thế giới của Đui, Mù và Đĩ Điếm.




Tản văn Đa Phu, viết về một người đàn bà nhan sắc, thông minh, lạnh lùng.

Anh Kiện bày rượu nói uống với tui một ly rồi tui nói với các anh một câu. Mình với thằng Đạt uống với anh hết gần hai chai rồi mà anh vẫn không chịu nói.


Thằng Đạt nhắc đi nhắc lại hai ba lần, anh Kiện nói trí thức các anh tởm lắm. Mình hỏi sao, anh Kiện nói cái chi cũng biết mà không chịu nói, ngu, tởm, còn tởm hơn cái bướm không lông. ( Trích Đa Phu)

Người đàn bà đó từng bước rời xa người đàn ông ân nhân của mình. Một người mà về hình thể thì chưa thành nhân, nhưng cái tâm và cái tầm thì vượt xa cả cái tầm của những người vỗ ngực xưng danh, như nhà văn NQL đã tự vận vào mình trong đoạn văn trên.



Với một giọng văn bụi bặm, giểu cợt, nhà văn đã để lại trong từng truyện, từng tản văn những vấn đề xã hội vừa đương đại, vừa như của trăm năm trước, và cũng chưa thể mất đi, hết đi trong trăm năm sau.
 


Xin mượn những đoạn văn sau đây của bà Phạm Thị Hoài để kết thúc bài viết này:


"Nền văn học này cũng đẻ ra một số tài năng và những tác phẩm có thể xúc động lòng người. Nhưng các tác giả và tác phẩm của nó giống nhau, hoàn toàn không có cá tính


Khi cái lưỡi của đám đông đã hoàn toàn thoái hoá thì cao lương mỹ vị bày ra cho ai? Một phần ba thế kỷ văn vần quốc doanh, văn xuôi mậu dịch trên môi và trong lòng người đọc Việt Nam


  Thơ ca của chúng ta có hay thì cốt hay-mãi-ngàn-năm theo hướng thánh thi, tiên thi, đạo thi, có đẹp thì đẹp theo cách tròn đầy nhã nhặn"(trích Thủ lĩnh trong bóng tối. PTH)



Nguyễn Quang Lập đang tạo ra một dòng văn không thể nào trộn lẫn.
 

Nguyễn Lâm Cúc 21/2/2009

BỌ LẬP, KHÔNG CHỈ LÀ NHÀ VĂN

NGUYỄN HỮU QUÍ


1. BỌ LẬP


          Nguyễn Quang Lập vẫn thích anh em gọi mình là bọ. Có thể xem đó là một biểu hiện lòng yêu quê hương nồng nàn của hắn. Bởi, như nhiều người đã biết Quảng Bình vốn được gọi là quê bọ. Quê của Lập và đương nhiên cũng là quê của tôi gọi bố mẹ thành bọ mạ.


Thời chiến tranh chống Mỹ, bộ đội vào Nam chiến đấu bịa ra lắm chuyện cười xung quanh nhân vật bọ mạ này. Bọ mạ thời ấy, thường hay cắt đầu trọc, để cho vừa mát vừa đỡ tốn xà bông nên mấy chú bộ đội chẳng phân biệt nổi đâu là bọ, đâu là mạ. Bọ chỉ tay vô ngực mình nói: đây là bọ, tê (kia) là mạ, các chú khôông (không) tin thì sờ đưới (dưới). Tếu táo hơn là họ phịa ra chuyện các chú ăn lương khô trong mùng không mời bọ, bọ biết rồi nhưng bọ vẫn làm thinh. Rất yêu các chú bộ đội nhưng nhân danh con em Quảng Bình "Hai giỏi" thời chống Mỹ chúng tôi xin cải chính rằng dân quê tôi là những người lịch sự đàng hoàng nhất nước Việt Nam này không bao giờ thô thiển như thế. Truyền thống Xe chưa qua nhà không tiếc, Hạt gạo chia ba là xuất xứ từ Quảng Bình quê ta đó nhé.


Quay trở lại chuyện của hắn - nhà văn Nguyễn Quang Lập. Lập sinh năm 1956, Bính Thân, tuổi con khỉ. Tôi cùng tuổi với hắn. Quê gốc của Lập là thị trấn Ba Đồn xinh xắn, hiền hòa nằm bên tả ngạn sông Gianh lịch sử. Nhắc đến thị trấn này người ta không thể không nhớ đến câu Nón Ba Đồn, L...Đức Thọ.Mỗi chiếc nón Ba Đồn là một vầng trăng rằm sáng láng mộng mơ mà tôi tin ai cầm nó trên tay cũng muốn đọc lên đôi ba câu thơ gì đó. Cũng lạ Lập nhỉ, thằng cha nào sáng tác hay thế, cứ như hai vế tiểu đối rất chuẩn mực, Nón đối với L...,Ba Đồn đối với  Đức Thọ. Cái vần ồn đã đặt vào đúng chỗ và phát huy mạnh mẽ tính gợi cảm của nó.


Bọ Lập. Đừng ai nghĩ rằng cứ người Quảng Bình thì sẽ được hân hạnh gọi như thế. Ở thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến có mấy nhà văn, nhà thơ quê Quảng Bình chơi với nhau. Đứng đầu bảng và người nổi tiếng nhất là Nguyễn Quang Lập. Tiếp đó là các nhà thơ Đỗ Hoàng, Trần Quang Đạo, Mai Nam Thắng và Nguyễn Hữu Quý. Chỉ có Nguyễn Quang Lập mới được mọi người gọi là Lập bọ hay bọ Lập cũng thế. Trần Quang Đạo, nhà thơ phó tổng biên tập báo Nhi đồng thì được gọi là Địa chủ. Đỗ Hoàng là Bần nông, tôi-Nguyễn Hữu Quý- là Cố nông và Mai Nam Thắng vì chưa tìm ra biệt danh cho đúng tầm nên tạm gọi là thằng mặt phèn phẹt. Xin nói thêm Bảo Ninh, tác giả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất Việt Nam hiện nay Nỗi buồn chiến tranh tuy quê gốc Quảng Bình nhưng ở Hà Nội từ bé nên tôi chưa dám xếp vào nhóm này. Cũng ngại, mang tiếng thấy người sang bắt quàng làm họ. Hãi chết.


Phải nói rằng trong con người Nguyễn Quang Lập chất bọ hơi bị nhiều. Trước hết, nước da ngăm ngăm tim tím của hắn khá điển hình cho nước da đàn ông ở nơi chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình (thơ bác Tố Hữu). Kế đến là năng khiếu nói bà láp và nói tục của hắn. Dân quê tôi ưa nói bà láp ( nói trạng nói bịa) cho vui cửa vui nhà. Và, cũng thích nói tục nữa. Con trai mới đẻ đã được gọi là Cu, con gái thì gọi là Bẹp; những âm tiết rất gần với hình ảnh cái chim cái bướm. Lập đã từng bình rằng câu thơ hay nhất, có sức sống lâu bền nhất của Giang Nam là Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm và hắn đọc thêm Nay vẫn yêu quê hương mình vì có bướm có chim. Còn khoản nói tục thì quê tôi chắc cũng chẳng thua ai trên thế gian. Hồi còn nhỏ, bọn con nít chúng tôi đã đọc với nhau câu này: Nam vô con thỏ đỏ l...Nam ra con thỏ béc l. mà hun. (Tạm dịch: Khi gió nam (gió lào) hết thì cái đó của con thỏ bị đỏ, khi gió nam thổi về thì nó vạch cái ấy ra mà hôn). Lúc nhậu, càng uống Lập càng nói tục dữ. Những từ l...,cặc, nứng, nắt gió cứ tuôn ra từ miệng của tác giả Những mảnh đời đen trắng, Đời cát...một cách trơn tru.


Lúc ấy, hắn chân chất, hồn nhiên dân dã thật giống lắm một bọ Quảng Bình quê ta ơi!


2. Khuấy động Cửa Việt


Nguyễn Quang Lập nói, thời nhỏ hắn học giỏi toàn diện, văn toán đều đéo sợ môn nào cả. Về tự nhiên, tôi tin lời Lập nói vì hắn vốn là sinh viên Đại học bách khoa Hà Nội. Thời chúng tôi, đỗ đại học khó lắm, nhất là đối với học sinh tỉnh lẻ. Nếu không giỏi toán, lý, hóa thì Lập làm sao vào được đại học bách khoa. Tuy nhiên, theo như quan niệm thời ấy Nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách khoa, bỏ qua Sư phạm thì Trường của Lập thi đỗ cũng chưa thuộc loại oách nhất. Về văn chương, rõ ràng Lập là một người tài hoa. Nói gì thì nói nếu kể tên 20 người viết văn xuôi nổi tiếng thuộc thế hệ sau năm 1975 thì không thể không nhắc tới tên bọ Lập.


Theo tôi thì truyện ngắn và kịch bản phim là hai món đặc sản của hắn dù khi bước vào nghề Nguyễn Quang Lập làm thơ. Thơ hắn thường thôi, nói như cách phê của cô giáo thì em cần phải cố gắng nhiều hơn nữa. May cho hắn, biết mình biết ta nên sớm nhảy qua và đầu tư cho văn xuôi, kịch bản sân khấu điện ảnh không thì thiên hạ chẳng mấy ai nhắc tới nhà thơ Nguyễn Quang Lập.


Với văn xuôi, hắn thành đạt hơi sớm. Những năm 80 Lập đã có các truyện ngắn Tiếng lục lạc, Cây sến lửa, Chuyện sót lại ở thung lũng Chóp Ri ...đọc rất cảm động, rồi Những mảnh đời đen trắng của hắn tuy bị người ta đánh cho tơi tả nhưng phải nói rằng nó đã tạo được sóng gió trên văn đàn một thời. Đến khi hắn xông vào lãnh địa sân khấu, điện ảnh thì những kịch bản Mùa hạ cay đắng, Đời cát, Thung lũng hoang vắng... của bọ lại làm cho nhiều kẻ lác mắt.


Trên con đường văn chương, hắn là người được bạn đọc đón đợi. Trừ thơ ra, còn cái chi bọ viết cũng đọc được cả. Ra Bờ Hồ buổi sáng tinh mơ thấy các cụ đầu hói và các bà bụng xệ tập thể dục bọ cũng viết được một  bút ký rất hài hước và sinh động. Nghe một lão phóng viên đi thực tế miền Tây Quảng Bình về kể chuyện bà con Rục, hắn viết ngay một phóng sự rất mùi mẫn. Ai cũng tưởng Lập vừa chui ra từ đại ngàn Trường Sơn heo hút. Té ra, phóng sự ấy hắn vừa uống rượu, vừa viết ở 25 Lò Sủ, nơi tá túc của gia đình hắn thời hàn vi ấy. Hắn tâm sự: thời âý tao phải viết báo như điên,vớ được chi viết nấy mới có cái bỏ vào mồm mình, mồm vợ con. Tao mà lười viết à, hắn văng tục, đéo mẹ đến cứt chó cũng chẳng có...


Thôi, loanh quanh như vậy xem chừng đã đủ , chuyện tôi muốn kể là thời hắn ở Bình Trị Thiên cơ. Những năm 77, 78 khi tôi mới được kết nạp vào Hội Văn nghệ Tỉnh nhờ mấy bài thơ làng nhàng thì Nguyễn Quang Lập đã nổi tiếng với khoản truyện ngắn rồi. Đại hội văn nghệ tỉnh Bình Trị Thiên lần thứ nhất, tôi từ Đông Hà vào Huế dự đã thấy hắn bá vai bá cổ, bắt tay chuyện trò rộn rảng với những Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tô Nhuận Vỹ, Nguyễn Khoa Điềm...rồi. Khi vào dự tiệc hắn cũng được các nhà văn đàn anh gọi đến ngồi cùng mâm. Cử chỉ ấy, chứng tỏ hắn đang rất được lớp nhà văn kháng chiến yêu mến tin cậy. Nghĩ hắn cùng tuổi với mình lại cũng quê, tôi đến chào hắn. Hắn nhìn tôi xeo xéo, buông một tiếng rất hững hờ. Cái bắt tay của hắn đối với tôi cũng lỏng lẻo làm sao. Đồ kiêu ngạo, tôi chửi thầm trong bụng, thôi nhé, mi có tài như Nguyễn Du đi nữa thì từ nay tao cũng chẳng thèm gặp. Chẳng thèm gặp!


Không sống nổi với nhau, ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên phải lối cũ ta về. Sự hợp nhất tỉnh đã thất bại hoàn toàn. Xe chở cán bộ Quảng Bình về quê có treo băng rôn: Chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ giải phóng Thừa Thiên - Huế (!). Có tin đồn: Huế quyết phấn đấu đến năm...không còn người dân ngoại lai cư trú ở đất kinh thành này nữa (!). Các văn nghệ sĩ tuy không ghét bỏ nhau cũng đành ngậm ngùi chia ly. Nguyễn Quang Lập rơi vào tình thế khó xử, chưa biết về đâu. Ở lại Huế thì không rồi. Về Quảng Bình ư? Nỗi hận Những mảnh đời đen trắng chưa tan trong lãnh đạo quê nhà. Thằng cha nói xấu quê hương thì đưa nó về mần chi. Chỉ còn một lối bọ về là...Quảng Trị. Và, Quảng Trị đã mở rộng vòng tay đón Nguyễn Quang Lập. Trong họa có phúc, Nguyễn Quang Lập trở thành phó tổng biên tập tạp chí Cửa Việt, người đứng sau nhà văn rất nổi tiếng Hoàng Phủ Ngọc Tường.


Anh Tường và Lập ráo riết chuẩn bị ra số Cửa Việt đầu tiên. Hắn gặp tôi. Cái nhìn không còn xeo xéo nữa. Cười. Thằng cha có cái cười thôi miên thế, chả trách con gái thấy hắn là muốn...Này, hắn bắt tay tôi chặt lắm, tạp chí Cửa Việt ra số đầu tiên, Nguyễn Hữu Quý có bài thơ nào gửi nhé. Chao ôi, té ra hắn vẫn nhớ tôi, đọc vanh vách cả họ lẫn tên mình cơ mà, còn bảo mình gửi thơ đến nữa chứ. Té ra, đánh giá một con người chớ nên dựa vào quá nhiều cảm nhận ban đầu. Tôi cầm tay hắn lắc lắc cởi mở, ừ mình sẽ gửi bài Cô Tấm đã vào cung vua. Tạp chí Cửa Việt ra số đầu tiên được bạn đọc gần xa đánh giá rất cao về nội dung và hình thức. Bài Cô Tấm đã vào cung vua được in trang trọng ở tạp chí. Xin nói thêm bài thơ này sau đó được báo Văn nghệ in và đài Tiếng nói Việt Nam ngâm cùng với lời bình của Vương Thừa Ân.


Tạp chí Cửa Việt là một hiện tượng văn hóa của thời kỳ đó. Người khen, khen hết lời. Nào là đổi mới, hấp dẫn, giàu chất phản biện. Kẻ chê, chê thậm tệ. Cửa Việt à, đồ lá cải, đen tối, phản động. Ai khen ai chê, mặc, Cửa Việt vẫn ra mỗi tháng một số và rất được người ta đón đọc. Tiếng vang của nó lan ra cả nước ngoài, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh người ta vẫn thường nhắc đến. Nghe đâu, một nhà thơ ở Văn nghệ quân đội đã có câu thơ vui thế này:


Cửa Việt là cửa người ta


Văn nghệ quân đội hóa ra cửa mình.


          Nhà thơ Phan Văn Quang ở Quảng Trị thời ấy làm việc tại Cửa Việt kể với tôi rằng: Lập biên tập hay lắm, có lần T. T. H gửi truyện ngắn đến, hắn đọc xong phê vào bài tác giả viết truyện này trong tình trạng nứng l...Chẳng biết thực hư ra sao nhưng anh em chúng tôi cười no bụng.


          Cửa Việt thời Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Quang Lập thực sự khuấy động và gây phong ba ở tỉnh Quảng Trị nhỏ bé. Có người hậm hực nói: thằng Lập như con rùa, khi thấy ai dọa nó rụt đầu vào, lúc không có ai nó lại thò đầu ra ngo ngoe, phải luôn đe hắn thì hắn mới sợ.


          Cửa Việt ra được 17 số thì bị đình bản. Số cuối cùng, số 17 tôi còn nhớ có in truyện ngắn Gió dại của Bảo Ninh và bài thơ Miếu thiêng của tác giả nào tôi quên mất.


          Sau Những mảnh đời đen trắng, thời làm tạp chí Cửa Việt là thời sóng gió của Lập. Chưa hết, bọ còn gây ra những vụ động trời khác như truyện ngắn Chuyện không có trong sự thật in Văn nghệ quân đội mấy năm sau đó...


3. Suýt bị đánh ghen ở Cam Lộ




        Trước hết, tôi xin khẳng định bọ Lập rất yêu vợ con.Tình cảm hắn dành cho gia đình gồm 5 thành viên ( 2 bọ mạ, 3 đứa con) thật ấm áp chu toàn. Dù tài năng và có máu lãng du, đi đâu em út cũng xúm xít làm quen nhưng bọ vẫn về quê lấy vợ. Thật đúng với truyền thống hôn nhân của ông cha ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn. Rất may cho hắn, cái ao nhà mà Lập đang sở hữu ấy không những không đục mà còn tỏa ngát hương sen. Hồng, vợ Lập đúng là một bông sen đồng nội, gần chồng mà chẳng hôi tanh mùi chồng. Đó là một tuýp phụ nữ đi mô cho thiếp đi cùng, đói no thiếp chịu lạnh lùng thiếp theo. Hắn vô Huế, Hồng cũng vô Huế. Hắn ra Quảng Trị, Hồng cũng khăn gói đi theo. Đoạn cuối cùng, bọ ra Hà Nội thì mạ Hồng cũng nước mắt rưng rưng theo bọ. Tôi với Trần Quang Đạo đã từng được hắn mời đến uống rượu ở 25 Lò Sủ. Nhà nhỏ như cái lỗ mũi, trải tấm chiếu đã hết lối đi, hắn ngồi xếp bằng như một ông hoàng, trước mắt là chai rượu quê nút lá chuối khô và đĩa mực khô thơm nức. Hắn uống rượu nói trạng với bạn bè còn Hồng ngồi bên cạnh để hết rượu thì đi rót thêm, hết mồi thì nướng tiếp. Cực khổ nhất là cái thời hắn bị tai nạn xe máy, Hồng vẫn một lòng một dạ chăm sóc nâng đỡ chồng, không một lời oán thán rên la. Hắn biết công vợ lắm nên bây giờ khi tuổi đã cao gối đã mỏi vẫn cố gắng tìm cách tẩm bổ để phục vụ mạ mấy thằng cu đang ở tuổi hồi xuân. Có lần hắn tâm tình thế.

Khác với Lập, chúng tôi toàn lấy vợ ngoại tỉnh. Trần Quang Đạo thì lấy một nọong Thái Nguyên, Đỗ Hoàng thì kết duyên với một mệ Huế, Mai Nam Thắng thì chơi luôn một Đức Thọ, tôi thì chần một út Quảng Trị.


Chuyện tôi sắp kể đây có lẽ các mạ nhà tui chưa ai được biết.


Dạo ấy, Lập đang là phó tổng biên tập tạp chí Cửa Việt, tiếng nổi như cồn ở Quảng Trị. Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Đức Hoan, người trực tiếp viết thư mời hắn ra Quảng Trị làm việc, chủ tịch tỉnh Nguyễn Bường đều quý hắn. Anh em văn nghệ sĩ ở đây thì yêu hắn vô cùng. Yêu không phải vì hắn là phó tổng biên tập Cửa Việt mà vì hắn thích ngồi nhậu dầm dề và nói chuyện đực cái rất hấp dẫn với anh em. Cái kiểu nói lấp vấp của hắn (em của cà lăm) tạo ra nét duyên riêng của bọ.


Hôm đó, nhân dịp Cam Lộ được trả lại tên cho em ( tách ra khỏi thị xã Đông Hà) ủy ban Huyện tổ chức buổi gặp mặt văn nghệ sĩ trong tỉnh. Nhiều người được mời, trong đó không thể không có Nguyễn Quang Lập.


 Rượu sủi tăm. Đồ mồi thơm nức. Mọi người nâng ly chúc tụng. Hắn, vẫn như mọi cuộc vui khác lại cầm ly rượu đi từ bàn này qua bàn khác nói cười thân mật với mọi người. Buổi gặp mặt càng đượm chất văn nghệ khi nhiều ca khúc truyền thống Quảng Trị và một số bài thơ được các em xinh đẹp trình bày.


Bài thơ Cô Tấm đã vào cung vua của tôi được chính em Thu Thủy ngâm. Thu Thủy là cô giáo dạy văn cấp ba ở Đông Hà. Đúng là cô gái chân dài theo như cách nói thời thượng hiện nay. Trong mắt tôi, Thủy có một vóc dáng chuẩn mực, đáy thắt lưng ong, những đường cong rất mềm mại gợi cảm. Đôi mắt lá răm đen muồi, xa xôi thăm thẳm. Chiếc mũi dọc dừa xinh xinh là một điểm nhấn tuyệt mỹ trên khuôn mặt trái xoan lúc nào cũng phơn phớt hồng. Một cô gái đầy nữ tính, tóm lại là thế.


Đây là người ngâm thơ hay nhất của tỉnh Quảng Trị thời đó. Dân miền Trung nhưng Thu Thủy ngâm theo giọng Bắc như lối ngâm của nghệ sĩ Trần Thị Tuyết. Trong trẻo và ngân nga. Phảng phất âm hưởng của chèo và ca trù.


Thu Thủy đêm nay càng duyên dáng hơn trong chiếc áo dài màu hoa đào, đôi mắt lá răm không đậu vào đâu cả mà ngỡ như đang đắm đuối với mọi người. Trời ơi, mỹ nhân, muôn đời là nguồn hứng cảm của mặc khách tao nhân. Vua quan, ôm vò líu lưỡi còn thảng thốt gọi tên em. Văn nhân thi sĩ nghèo rớt mồng tơi vẫn muốn tặng cho em cả trời đất thiên hà. Tướng lĩnh mặt sắt đen sì thét ra lửa vẫn run rẩy đê mê khi em cởi bỏ áo xiêm.


Thế thì, hắn - cái thằng bọ Lập vẫn được tiếng là đa tình đa dâm ấy- làm sao mà ngồi yên được trước người đẹp. Hắn cầm một chén rượu sóng sánh buớc tới bên Thu Thủy. Anh chào em...chào... người đẹp, giọng hắn doãng ra nhưng vẫn ấm. Anh, Nguyễn Quang Lập muốn được uống với em một ly rượu Cam Lộ. Vâng, em mời anh, Thu Thủy cầm ly mình lên chạm nhẹ vào ly của hắn rồi nhấp môi. Thu Thủy, em biết không, em đẹp lắm, anh rất...yêu em. Trời ơi, bọ, nói gì thế, nguy mất, tôi lo lắng. Kìa anh Lập, anh say rồi, Thủy nói. Không, anh vẫn rất tỉnh, anh vẫn biết em vừa ngâm rất hay bài thơ Cô Tấm đã vào cung vua của Nguyễn Hữu Quý, em rất đẹp Thủy à, nếu em cho phép anh sẵn sàng đánh đổi tất cả chức vị, văn chương để có em...Thằng khùng, nguy mất rồi, Lập đâu biết đứng sau lưng hắn là H. chồng vừa cưới của Thủy. H. là người chụp ảnh cho cuộc gặp mặt này, chẳng biết bọ có biết H. là chồng của Thủy không mà vẫn buông lời tán tỉnh như thế. Này, mày vừa nói cái gì thế, hử? một nửa của Thu Thủy đã lên tiếng. Ơ kìa, cái ông này, tôi nói gì thì liên quan gì đến ông, Lập trả lời. Mày có biết người mày vừa tán tỉnh bậy bạ đó là gì của tao không? H. gắt gỏng. Biết, đó là Người đẹp, hắn cười tỉnh bơ. Lập, ông say rồi, Thu Thủy là vợ mới cưới của H. đấy, tôi đến dàn hòa. Biết đâu được, hắn vẫn ngoan cố chống chế. Tôi quay qua H., thôi ông ạ, hôm nay Lập uống hơi nhiều, mà nói thực lòng cũng tại Thủy xinh quá! Lập bắt tay H. cho...cho bọ xin lỗi nhé, mà cũng tại vợ ông xinh quá trời!


       Tưởng cuộc vui bị tan vỡ vì một vụ đánh ghen xảy ra nào ngờ mọi chuyện trở lại êm thấm. Tính hắn là vậy, vui thì ba trợn ba trạo đùa một chút thế thôi, ai không ưa thì xin lỗi. Mọi điều bọ Lập viết ra, nói ra, như thơ Nguyễn Trọng Tạo thì tin thì tin, không tin thì thôi, đừng để bụng mà nặng.


Nói là nói vậy, nhưng có những cái hắn viết ra lại hệ lụy đến bao người; một tổng và một phó tổng biên tập, một trưởng ban văn xuôi đã bị kỷ luật cảnh cáo vì truyện ngắn của hắn đấy, chứ chẳng đùa đâu...


4. Đại náo Nhà số 4




      Nhà số 4 là tên thường gọi tạp chí Văn nghệ quân đội. Sở dĩ có tên gọi đó là do tòa soạn ở 4 Lý Nam Đế Hà Nội.

Tạp chí Văn nghệ quân đội ra đời khi bọ Lập mới 1 tuổi và đây là nơi tập trung nhiều nhà văn ,nhà thơ mang áo lính nổi tiếng trong  nước như Thanh Tịnh, Phùng Quán, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Thi, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Nguyên Ngọc, Thu Bồn, Lê Lựu, Phạm Ngọc Cảnh, Anh Ngọc, Nguyễn Đức Mậu, Vương Trọng, Trần Đăng Khoa...Tạp chí này từ trước tới nay vẫn được tiếng chính thống, nghiêm ngắn, chân phương và vì thế có kẻ cho là boong ke bảo thủ.


Tuy từng là một sĩ quan tên lửa nhưng có vẻ như Lập không mặn mòi lắm với quân đội. Thời mang áo lính hắn đâu chỉ có mấy bài thơ tham gia hội diễn trung đoàn, sư đoàn và được vài giải thưởng chi đó. Những tác phẩm đưa hắn lên hàng ngũ những cây bút văn xuôi có nhiều triển vọng thời kỳ sau chiến tranh chống Mỹ không đăng ở Văn nghệ quân đội. Tiếng lục lạc, Cây sến lửa, Chuyện sót lại ở thung lũng Chóp Ri...,tôi nhớ, đều in ở báo Văn nghệ. Đến Những mảnh đời đen trắng với giọng văn hoạt kê, giễu nhại, thì khoảng cách giữa hắn với Văn nghệ quân đội càng xa dần.


Những sáng tác thời kỳ đầu của Lập thuần khiết, nói như Hoàng Phủ Ngọc Tường thì Lập không nhìn lên trời cao mà cúi xuống mặt đất để nhìn rõ hơn những vết thương chiến tranh. Lập muốn băng bó những vết thương ấy bằng các truyện ngắn hướng tới nhân văn cao cả. Tiếng lục lạc của Lập là một dẫn dụ thuyết phục cho điếu ấy.


Đến giai đoạn sau thì hắn có vẻ phức tạp hơn, tính dục, tính dâm trong sáng tác của Lập tăng dần lên. Có cảm giác như không viết như thế hắn không chịu được. Thời học cấp 3, lớp tau có một cô giáo dạy hóa xinh xinh đầy đặn.Mỗi khi cô bước vào lớp là tau thấy tưng tức ở phía dưới, té ra thằng cu đã ngóc dậy, cứng đơ. Một lần, cô giáo gọi tau lên bảng trả lời bài cũ trong khi đang ngổng c. Không thể lên bảng trong tư thế chim cò như vậy tau giả vờ nhăn nhó, thưa cô, em đang đau bụng...Chẳng biết thật hay bịa, nhưng có lần hắn đã kể với bọn tôi như thế.


Chuyện không có trong sự thật của Lập in Văn nghệ quân đội vào năm 1995. Khi ấy, tôi đang ở Quảng Trị. Đọc xong, thấy hay nhưng lại giật mình. Chao ôi, Văn nghệ quân đội mạnh bạo thế này ư. Ít hôm sau thấy báo Quân đội nhân dân in dày đặc hết một trang những lời phản đối của bạn đọc, nhiều nhất là của các cụ cựu chiến binh. Chết cha mi rồi Lập ơi, đời thuở nhà ai lại đi viết truyện chó thèm đ. người. Người ta phê Lập là hạ thấp nhân phẩm con người. Hắn vẫn cười khơ khơ, he he, lại còn chống chế,  chuyện không có trong sự thật, chỉ là dự báo cho sự xuống cấp về đạo đức xã hội mà thôi. Nói vậy, chứng tỏ hắn là thằng thông minh đấy chứ.


Chuyện không có trong sự thật của Nguyễn Quang Lập đã buộc tổng biên tập Nguyễn Trí Huân, phó tổng biên tập Lê Thành Nghị, trưởng ban văn xuôi Khuất Quang Thụy bị kỷ luật cảnh cáo. Hắn đã đại náo tạp chí Văn nghệ quân đội bằng một truyện ngắn như thế.


Sau này, về Văn nghệ quân đội, trong một cuộc họp tôi còn nghe các anh nhắc lại vụ này. Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu nói: người đáng bị phạt 2 thẻ đỏ trong vụ này là Trung Trung Đỉnh vì chính Đỉnh đã đưa truyện ngắn Chuyện không có trong sự thật cho anh Huân ký. Anh Khuất Quang Thụy thì phân trần: Lúc ấy, tôi vừa đi xa về, chưa kịp đọc nhưng lại thấy đã có chữ ký của anh Huân nên ký luôn. Anh Chu Lai thì phát biểu chê Nguyễn Bảo, lúc ấy là bí thư chi bộ mà không chia sẻ kỷ luật với anh em. Nguyễn Bảo nói: tôi không đọc truyện ấy mà bảo tôi nhận kỷ luật hóa ra tôi là người không trung thực à. Oan nhất, có lẽ là anh Lê Thành Nghị vì theo Ngô Vĩnh Bình kể thì anh Nghị có phê vào phiếu biên tập là đề nghị anh Huân xem lại truyện ngắn Chuyện không có trong sự thật.


Mọi chuyện rồi cũng trôi qua mau chóng. Kết cục vẫn có hậu như chuyện cổ tích. Anh Nguyễn Trí Huân bị chậm quân hàm một năm nhưng sau đó lại lên sớm một năm nên tóm lại chẳng mất mát gì cả. Anh Lê Thành Nghị, Khuất Quang Thụy thì vẫn lên quân hàm đúng hẹn. Khuất Quang Thụy lại được bổ nhiệm phó tổng biên tập Tạp chí. Trung Trung Đỉnh, Nguyễn Bảo thì được cất nhắc lên quan to hơn. Nguyễn Quang Lập thì càng nổi tiếng hơn từ Lũng Cú đến Cà Mau, từ Mù Cang Chải ra Bạch Long Vĩ...


Kết thúc có hậu nên cuối cùng không ai thù hận ai. Nguyễn Quang Lập vẫn được không ít nhà văn ở Văn nghệ quân đội quý mến. Té ra, bọ tuy ba trợn ba trạo nhưng cũng là thằng sống và viết có tâm và nói chung là vô hại.