Thứ Ba, 4 tháng 2, 2014

5 bước quan trọng thúc đẩy kinh tế toàn cầu


* BÍCH HƯỜNG
Nhật Bản nên đặt mức trần tỉ giá cho đồng yên như cách mà Thụy Sĩ đã làm với đồng franc.
Lãi suất được giữ ổn định ở mức gần 0% trong thời gian quá dài là một dấy hiệu thực sự đáng lo ngại.
Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tốc độ tăng trưởng và làm giảm thu nhập trung bình thực tế kéo dài trong nhiều năm; khiến cho bất bình đẳng thu nhập ngày càng nới rộng.
Dưới đây là 5 bước quan trọng để thúc đẩy kinh tế toàn cầu trong năm 2014:
Tăng lãi suất
Chính sách phát triển quan trọng nhất trong năm 2014 là để Cục dữ trữ liên bang (FED) đặt những viên gạch đầu tiên cho lộ trình tăng lãi suất, như việc FED kiên quyết giảm mua trái phiếu vào năm 2013. Đã đến lúc FED nên xóa bỏ mức lãi suất 0%, thậm chí lãi suất nhích đến 0,5% cũng khiến cho thị trường tín dụng hoạt động hiệu quả hơn.
Thiết lập hạn mức vay nợ mới
Washington cần đưa ra quy định mới về hạn mức vay nợ để kiềm chế tăng trưởng chi tiêu và dừng hẳn các khoản mục chi tiêu không hiệu quả. Hạn mức nợ hiện nay chỉ là màn ngụy tạo của chính phủ nhằm nới rộng chi tiêu và nợ nần. Nợ vượt quá trần sẽ khiến các gói hỗ trợ tài chính mới bị xóa sổ và các gói cũ thì bị cắt giảm. Tiếp đó, Quốc hội nên cắt giảm tiền lương và trợ cấp bảo hiểm y tế của các vị quan chức điều hành cấp cao nếu mức nợ vượt quá giới hạn.
Đặt mức trần cho đồng yen
Nhật Bản nên đặt mức trần tỉ giá cho đồng yên như cách mà Thụy Sĩ đã làm với đồng franc. Chỉ cần đồng yên có nguy cơ tăng giá đột ngột thì tăng trưởng và đầu tư trong nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này ngay lập tức sẽ kém hiệu quả.
Trong năm qua, Nhật Bản đã giảm giá đồng yên nhưng bằng các biện pháp thiếu tin cậy. Các thương gia phố Wall sẽ phản ứng với mức trần đồng yên giống như cách họ bất mãn khi FED thắt chặt việc mua trái phiếu, bởi vì họ hứng thú với việc tiền tệ bất ổn hơn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất khi mà quốc gia đó sử dụng một đồng tiền mạnh và ổn định.
Cắt giảm bộ máy chính phủ
Các nước châu Âu cần tái tập trung vào các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” trong việc cắt giảm bộ máy chính phủ cồng kềnh. Nhiều biện pháp áp dụng trước đó chỉ tập trung vào các loại thuế suất cao và hoạt động trọng yếu trong doanh nghiệp nhà nước và kiểm soát của chính phủ đối với thị trường lao động và y tế. Điều này khiến cho tỷ lệ thất nghiệp trung bình ở khu vực chung Châu Âu là khoảng 12,1%, mặc dù một số quốc gia khác con số lên tới 25%.
Các nhà kinh tế gọi các biện pháp này là “sự phá giá từ nội bộ”, gây ra sụt giảm tiền lương và trợ cấp trong khu vực tư nhân. Chúng được bộ máy chính phủ quan liêu đề ra nhằm củng cố vị thế của mình. Nếu những kế hoạch phát triển mới tập trung vào cắt giảm bộ máy chính phủ thay vì duy trì như hiện tại thì viễn cảnh kinh tế có thể sáng sủa hơn.
Tự do hóa thương mại
Điều này rất quan trọng đối với tăng trưởng toàn cầu, nhưng tiến trình tự do hóa thương mại đang bị đình trệ. Nguyên nhân chính là các chính phủ chỉ dựa trên mức thuế quan để đánh giá lẫn nhau, mà bỏ qua rất nhiều các rào cản thương mại có hại khác.
Thời gian qua, chính phủ đã khiến cho tự do hóa thương mại rơi vào những cuộc đàm phán không có hồi kết và thảo ra các quy định phức tạp dài hàng ngàn trang. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến người lao động và tăng trưởng kinh tế. Kinh tế thế giới sẽ được hưởng lợi nếu việc xác định và sửa chữa các hạn ngạch thương mại và thuế quan hạn chế được triển khai.
Hiện tại, các nhà đàm phán chính phủ và vận động hành lang đang thảo luận về các siêu hợp đồng nhưng chỉ mang lại những lợi ích vụn vặt đối với mức thuế quan trung bình và hầu như không có tác dụng gì với tự do hóa thương mại và tăng trưởng toàn cầu.
Hầu hết các chính phủ có kế hoạch giữ tăng trưởng ổn định trong năm 2014. Tuy nhiên, bất kỳ bước nào trong năm bước trên nếu được tiến hành cũng sẽ khiến tăng trưởng toàn cầu thay đổi đáng kể theo chiều hướng tích cực.
B.H     

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét