Không chuyên gia nào tỏ ra bi quan khi sẵn sàng trạng thái quay lại thị trường, thậm chí vẫn sẽ có những cổ phiếu tăng giá ngược dòng.
Thị trường dường như tìm được sự đồng thuận trong tình trạng phải điều chỉnh. Tất cả các chuyên gia trong tọa đàm hàng tuần “Xu thế dòng tiền” mà VnEconomy phỏng vấn đều nhìn nhận những biến động mạnh tuần này là một sự tất yếu. Tuy nhiên không chuyên gia nào tỏ ra bi quan khi sẵn sàng trạng thái quay lại thị trường, thậm chí vẫn sẽ có những cổ phiếu tăng giá ngược dòng.Cắt giảm Margin: Không bất ngờ và bất ngờ
Nhà báo Nguyễn Hoàng (VNEconomy): Những chú Gấu đã chiến thắng thị trường tuần này và điều đó cũng không phải là bất ngờ khi tuần trước, biểu tượng chú Gấu đã được lựa chọn nhiều nhất. Tuy nhiên về cường độ của phiên giảm ngày 20/2 anh chị có bất ngờ hay không, đặc biệt là ở quy mô giao dịch? Áp lực giảm margin được cho là nguyên nhân chính. Với những thông tin mà anh chị có, điều này có chính xác hay không?
Ông Lê Đức Khánh (Kinh tế trưởng kiêm Giám đốc Chiến lược đầu tư tại Công ty Chứng khoán MSBS):
Quy mô giao dịch của phiên giảm điểm ngày 20/2 là không quá bất ngờ khi mà các phiên giao dịch trước đó đều tăng cao ở mức kỷ lục. Nguyên nhân chủ yếu của việc giảm điểm chính là khi chỉ số VN-Index vào ngưỡng quá mua và nhiều nhà đầu tư, với lượng hàng mua margin lớn khi nhận thấy thị trường có dấu hiệu điều chỉnh đã mạnh tay bán bớt danh mục.
Chiến lược bán mạnh ở phiên 20/2 theo tôi là phù hợp quan điểm trading ngắn hạn khi nhiều cổ phiếu đã đạt mức lãi 15 - 25%.
Ông Trần Hữu Phúc (phụ trách Phòng môi giới tại Hội sở chính Công ty Chứng khoán VCBS):
Như tôi đã nhận định, bắt đầu từ mốc 570 điểm, các cuộc bứt phá nhanh và mạnh của chỉ số đều đi kèm với rủi ro giảm điểm mạnh và điều này đã xảy ra trong phiên giao dịch ngày 20/02 với thanh khoản lên đến mức kỷ lục hơn 5.400 tỷ đồng được giao dịch.
Xu hướng sẵn sàng cắt giảm margin từ ngưỡng này có thể nói đã được chuẩn bị từ trước đối với nhiều nhà đầu tư nên việc bán mạnh xuống trong xu thế tăng điểm yếu dần không kèm với việc gia tăng thanh khoản để dẫn đến một phiên biến động rất mạnh đã diễn ra. Hành động cắt giảm margin một cách chủ động có thể coi là phù hợp cho thị trường đã tăng khá nóng vào lúc này.
Ông Phạm Tiến Dũng (Trưởng bộ phân nghiên cứu thị trường của Công ty Chứng khoán BVSC):
Với mức tăng mạnh cả về giá và khối lượng của các phiên trước đó, thì phiên giảm điểm mạnh với khối lượng lớn vào ngày 20/02 không quá bất ngờ. Tôi cho rằng, việc bán để giảm margin là có, và đó là động thái kế tiếp sau khi lượng cung gia tăng nhanh bởi nhu cầu chốt lời quyết liệt từ nhà đầu tư.
Bà Hồ Huyền (Trưởng phòng Tư vấn đầu tư, Công ty Chứng khoán VNDS):
Tôi không quá bất ngờ về quy mô giao dịch của phiên 20/2, bởi để thị trường tăng điểm bền vững, những kỷ lục mới về thanh khoản cần phải được thiết lập và phần lớn thị trường cũng mong chờ một sự điều chỉnh rõ ràng hơn sau 4 tháng tăng điểm.
Điều tôi bất ngờ là tâm lý thị trường rất ổn định khi sự bán tháo chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và có một lượng tiền lớn sẵn sàng mua giá sàn vào cuối phiên.
Trước một phiên biến động 18 điểm trong phiên, phản ứng bán ra để phòng vệ trước áp lực margin là dễ hiểu. Hiện tại, lượng margin toàn thị trường lớn, nhưng dòng tiền nộp mới cũng gia tăng.
Ông Nguyễn Hữu Việt (Giám đốc nghiên cứu và Phân tích, Công ty Chứng khoán IRS)
Tôi thấy không quá bất ngờ với diễn biến thị trường phiên giao dịch ngày 20/2. Thứ nhất, về cường độ giảm, sau một đợt tăng mạnh với độ hưng phấn cao luôn xuất hiện các phiên giảm điểm mạnh như vậy, và phần lớn trong số đó là đỉnh ngắn hạn.
Thứ hai, về quy mô giao dịch, nhiều tuần trước đó tôi đã trình bày với các nhà đầu tư tại IRS về khả năng xuất hiện các phiên giao dịch với thanh khoản trên 200 triệu tại sàn HSX, cơ sở của phán đoán này là mức khớp lệnh bình quân của sàn HSX trong nhiều tuần qua đã đạt khoảng 100 triệu đơn vị, trong khi những thống kê cho thấy các phiên phân phối thường đạt mức thanh khoản gấp khoảng 1.5-2 lần thanh khoản bình quân của nhịp tăng đó.
Đối với câu chuyện margin, phải nói rằng hiện tượng giảm áp lực margin trên diện rộng là có, nhưng đây không phải nguyên nhân chính “tạo ra” phiên giao dịch ngày 20/2. Thực tế, tình trạng dư nợ margin ở nhiều công ty chứng khoán đã liên tục duy trì ở mức cao liên tục trong 1-2 tháng qua, trong quãng thời gian này, thi thoảng vẫn xảy ra các đợt bán giảm áp lực margin, nhưng chưa lần nào lực bán trên thị trường mạnh như phiên ngày 20/2.
“Xu thế dòng tiền” hội tụ những chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm đến từ các công ty chứng khoán, là những người bám sát thị trường, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến thị trường thông qua các hoạt động giao dịch, hoạt động tư vấn đầu tư.
Thị trường dường như tìm được sự đồng thuận trong tình trạng phải điều chỉnh. Tất cả các chuyên gia trong tọa đàm hàng tuần “Xu thế dòng tiền” mà VnEconomy phỏng vấn đều nhìn nhận những biến động mạnh tuần này là một sự tất yếu. Tuy nhiên không chuyên gia nào tỏ ra bi quan khi sẵn sàng trạng thái quay lại thị trường, thậm chí vẫn sẽ có những cổ phiếu tăng giá ngược dòng.
Nguyễn Hoàng/VnEconomy
-------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét