Sáng 19/2, trao đổi với VietNamNet, thẩm phán Trương Việt Toàn, người đã công bố Quyết định khởi tố vụ án “Làm lộ bí mật Nhà nước” cho biết, trong trường hợp người bị tố cáo qua đời thì sẽ đình chỉ vụ án.
Trong phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng và đồng phạm Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài hồi tháng 1, ông Dương Chí Dũng được triệu tập đến tòa với tư cách là nhân chứng.Tại tòa, ông Dũng đã tố cáo Thượng tướng Phạm Qúy Ngọ chính là người đã “mật báo” để ông ta bỏ trốn...
Chiều 8/1, trong phần tuyên án, Thẩm phán, chủ tọa phiên tòa đã công bố Quyết định khởi tố vụ án “Làm lộ bí mật Nhà nước” theo Điều 263 Bộ luật Hình sự.
Sáng 19/2, trao đổi với VietNamNet, thẩm phán Trương Việt Toàn cho biết, trong trường hợp Thượng tướng Phạm Qúy Ngọ đã qua đời, xét theo Điều 107, BLHS, sẽ phải đình chỉ vụ án.
“Trong trường hợp này chỉ có mình ông Ngọ bị tố cáo, mà đối tượng bị tố cáo đã qua đời nên theo quy định sẽ phải đình chỉ vụ án”, lời ông Toàn.
Theo quan điểm của luật sư Phạm Văn Huỳnh - Trưởng Văn phòng luật sư Tâm Đức: Căn cứ Điều 107, Luật tố tụng hình sự đã quy định, những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự, trong trường hợp này không thể khởi tố bị can vì người bị tố cáo đã mất.
Kể cả khi Dương Chí Dũng tố cáo ông Ngọ, trong trường hợp nếu có sai phạm cũng sẽ không xem xét, trừ trường hợp có người khác liên quan thì có thể vụ án tiếp tục điều tra, ai có sai phạm thì sẽ bị khởi tố theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 108, BLTTHS, cơ quan chức năng phải ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố và thông báo đến các cơ quan, tổ chức và cá nhân người đã tố giác.
Trao đổi về cùng vấn đề, Luật sư Tạ Anh Tuấn, Trưởng Văn phòng Luật sư Bách Gia Luật cho rằng: Theo quy định của BLTTHS, khi đã khởi tố vụ án mà chưa khởi tố bị can, tức là chưa xác định được người bị tố cáo có dấu hiệu phạm tội thì vụ án vẫn được cơ quan có thẩm quyền tiếp tục điều tra vụ án để xác định các đối tượng liên quan.
Đối với trường hợp người đã chết là bị can duy nhất trong vụ án đã được khởi tố vụ án, khởi tố bị can thì cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ vụ án theo khoản 1, Điều 169, BLTTHS, đình chỉ điều tra quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 164, BLTTHS.
Ông Tuấn trích Khoản 1, Điều 169 BLTTHS, cho rằng: VKS ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 105 và Điều 107 của Bộ luật này; Hoặc Điều 19, Điều 25 và khoản 2 Điều 69 của BLHS.
Cũng theo ông Tuấn, theo quy định của BLTTHS, trường hợp ông Phạm Qúy Ngọ tại phiên sơ thẩm bị Dương Chí Dũng tố cáo, tuy chưa có quyết định khởi tố bị can, nhưng do ông Ngọ đã qua đời thì cơ quan tố tụng có thẩm quyền cần ra quyết định đình chỉ vụ án.
-----------------
*** Điều 107. Những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự.
-----------------
*** Điều 107. Những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự.
Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:
1. Không có sự việc phạm tội;
2. Hành vi không cấu thành tội phạm;
3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
5. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
6. Tội phạm đã được đại xá;
7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác.
1. Không có sự việc phạm tội;
2. Hành vi không cấu thành tội phạm;
3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
5. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
6. Tội phạm đã được đại xá;
7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác.
T.Nhung /VnN
------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét