Luật pháp là nền tảng quản lý xã hội. Luật pháp như một sợi dây kỳ diệu, giữ mọi thứ trong trật tự, phát triển.
Nói thế để thấy một nền tảng luật pháp đúng đắn rất quan trọng. Tuy nhiên người thực thi luật pháp còn quan trọng hơn.
Ở ta, hình ảnh người thực thi luật pháp chính là công an, gần như việc gì CA cũng nhúng tay vào.Chúng ta thấy lực lượng này lạm quyền ghê gớm, thậm chí là hống hách, côn đồ (nói dân không nghe là nhào vô đánh, tự đặt ra luật cấm).
Tôi thấy phần lớn người dân đều sợ, né tránh công an. Một số nhỏ dũng cảm nói lên cái sai của CA nhưng khi bị CA trù dập, gây khó cho gia đình thì chọn im lặng. Một số khác dũng cảm hơn, tranh đấu đến cùng để chỉ ra cái sai của CA.
Tôi thấy CA rất khôn, khi thấy không trù dập được, có nguy cơ thua thì họ xuống nước, tổ chức xin lỗi, bồi thường. Đổi lại người bị nạn bãi nại, im cho qua chuyện.
Tâm lý dân ta "dĩ hòa vi quý", "chín bỏ làm mười", họ chịu lỗi, họ nhận sai rồi thì thôi. Ít người muốn làm cho ra lẽ, làm đến bến. Nếu có người muốn làm thì tâm lý cộng đồng cũng không ủng hộ. Sẽ có nhiều người quay lại chỉ trích người bị nạn là đối đầu rắn, làm quá, lu loa không cần thiết,...
Cứ thế, cái sai, cái lạm quyền, cái ác không ai giải quyết dù có rất nhiều người là nạn nhân. Sự suy đồi của quyền lực nhà nước, sự không chuẩn mực của luật pháp sẽ kéo theo môt xã hội suy đồi.
Tôi thấy một nguyên nhân góp phần tạo ra một xã hội bầy nhầy như hiện nay nó có nguồn như vậy.
Hôm nay, tôi là nạn nhân, tôi muốn làm đến cùng để tạo ra một chuẩn mực luật pháp, một chuẩn mực hành xử văn minh của nhân viên công lực.
Bạn có ủng hộ tôi không?
Bạn có thấy tôi nói đúng (nguyên nhân) không?
(Lưu trữ status của Thạnh )
------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét