Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014

Nhân quyền Việt Nam, vài nét chấm phá nhìn từ cơ sở


Mấy hôm nay tôi chăm chú lắng nghe từ nhiều nguồn về "kiểm điểm nhân quyền" ở Giơ-ne Thụy Sỹ. Những gì tôi được chứng kiến hằng ngày trong cuộc sống ở đất nước ta, tôi nảy ra ý  tưởng viết bài này để góp vào dư luận chung, nhất là "dư luân làng mạng"
Trước hết, muốn có nhân quyền (tức là quyền con người) phải có dân chủ, dân chủ thật sự chứ không phải các loại dân chủ hình thức, dân chủ tập trung, và đáng sợ nhất là dân chủ lừa bịp.
Từ ngày thống nhất nước nhà, tiêu đề quốc gia Việt Nam là "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam/Độc lập Tự do Hạnh phúc" chứ tuyệt nhiên không có từ "dân chủ". Nhưng trong nhiều cách tuyên truyền khác kể cả hệ thống tuyên giáo lẫn hệ thống báo chí thường hay nhắc đến dân chủ. Trong các văn bản chính trị của cấp này cấp khác, nhất là trong các nghị quyết lớn người ta thường nhắc đến dân chủ, dân chủ xã hội chủ nghĩa, dân chủ tập trung...Một vị lãnh đạo cấp cao hứng lên còn so sánh "nền dân chủ (xã hội chủ nghĩa của ta) còn gấp vạn lần dân chủ tư sản. Nhưng hỏi lại vị này và đề nghị giải thích những yếu tố nào mà gấp những vạn lần, thì vị này cứ lờ đi như chưa bao giờ nói thế. Thật là "miệng nhà quan có gang có thép"
Bây giờ không phải là luận bàn về dân chủ. Nhưng bàn về nhân quyền mà không nói đến dân chủ thì chẳng khác gì cô gái dậy thì chỉ mặc quần mà không mặc áo. Vậy thì ta có dân chủ không ? Có, có nhiều là đằng khác. Những từ ngày lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa năm 1945, có Hiến pháp năm 1946, quả thật ta có dân chủ, mà là dân chủ khá thực chất, dân chủ Hồ Chí Minh. Nhưng dần đàn, nhất là sau khi "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" ra đời năm 1975 thì "dân chủ Hồ Chí Minh cứ teo dần"  cho đến ngày nay dân chủ Việt nam nó méo mó, xộc xệch, chưa có nền tảng vững chắc, phần lớn chỉ là "dân chủ cái lỗ miệng", dân không hoặc chưa biết là mình có cái quyền dân chủ. Mà dân chủ phải là quyền của dân, chẳng lẽ gọi là "dân chủ" lại chỉ có ở trung ương hoặc nằm trong văn bản.
Bàn về dân chủ để có nhân quyền là vấn đề lớn vừa là lý luận vừa là thực tiễn. Chúng tôi chỉ xin nói lên vài khía cạnh thực tế ra ở cơ sở, tức là ở xã, mong góp thêm "tư liệu" từ cuộc sống cho các nhà lý luận, nhất là các thành viên Hội đồng lý luận trung ương một chút thực tế để phong phú thêm lý luận được chăng.
Chúng ta hiện đang sống trong chế độ dân chủ nào ? Dân chủ tư sản hay dân chủ xã hội chủ nghĩa. Dứt khoát là dân chủ xã hội chủ nghĩa rồi. Có thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì ắt có dân chủ xã hội chủ nghĩa. Dân chủ xã hội chủ nghĩa, có nghĩa là dân chủ tập trung. Dân chủ tập trung có nguyên tắc "thiểu số phục tùng đa số" Nhưng đa số dân chúng lại không biết rõ quyền dân chủ của mình chỉ hưởng dân chủ từ trên ban xuống. Sinh hoạt chính trị hằng ngày của các tổ chức từ đoàn thể xã hội đến đoàn thể chính trị xã hội, nhất là kỳ đại hội nào cũng bầu lại Ban chấp hành (tức là ban lãnh đao) từ cơ sở trở lên. Người ta thực hiện "dân chủ tập trung" như sau: Cấp trên và thường vụ cấp cơ sở đưa ra một danh sách hoặc là do cấp dưới đề cử lên hoặc là do Mặt trận (một tổ chức do Đảng lập ra) giới thiệu. Danh sách ấy được thông qua và quyết đinh trong cấp ủy đảng, chứ mấy khi được đưa ra thảo luận rộng rái trong đảng bộ, trong thành viên các đoàn thể. Có người bị "mất tín nhiệm" được đề nghị gạch tên, những cấp trên gợi ý "cứ để đồng chí ấy ở lại" thế là khi bầu người ta cố tình lái mọi cách cho đồng chí cấp trên gợi ý ấy được vào Ban chấp hành và nhất định là trúng cử. Ngay cả cơ sở tham gia bầu đại biểu quốc hội cũng vậy. Người ta đưa "tiểu sử và cả ảnh" về dán ở hội trường, ai xem thì xem, đến ngày bầu, thì bầu, thậm chí người của tổ bầu cử còn đi từng bàn viết của cử tri rì rầm to nhỏ nên để ai gạch ai, chứ không phải trong đầu cử tri muốn bầu cho ai thì bầu. Xong, không ai được biết Tổ bầu cử kiềm phiếu như thế nào, kết quả ra sao, chính xác đến đâu. Có tổ bầu cử đến trưa mời mọi nhân viên đi ăn trưa, còn lại là một nhân viên ổ bầu cử ném thêm vào hòm phiếu 127 lá phiếu bầu cho một người mà chắc chắn sẽ ít phiếu làm cho người này cao phiếu hẳn lên, trung cử. (Mãi thời gian sau, do có mâu thuẫn giữa các nhân viên bầu cử, tin này mới tiết lộ). Có thể nói, từ bà chục hoặc hơn nữa, cái nếp bầu bán kể cả bầu cấp ủy đảng vẫn thế. đảng viên còn không có quyền dân chủ, thì nhân dân, nhất là "nông dân chân đất mắt toét" làm gì có quyền dân chủ
Về sinh hoạt dân chủ, theo nguyên tắc, thì thiểu số phục tùng đa số, những thực chất ngược lại 180 độ. Thôn tôi ở có 270 hộ dân với gần 1000 cử tri. Họp cử tri trước bầu cử lần nào cũng chỉ có 25 đến 30 người đến họp mà là những đại biểu họp chuyên nghiệp) nghĩa là bất cứ cuộc họp nào của thôn cũng vẫn những đại biếu dự họp ấy, trừ cuộc họp chi bộ đảng thì chỉ có đảng viên được họp thôi. Có người phát biểu đề nghị, nếu là họp cử tri thì mỗi gia đình ít nhất phải có một đại biểu đến họp mới có đủ thẩm quyền thay mặt cho gần 1000 cử tri, mà chỉ có 25 người thì không có giá trị cuộc họp. Cuối cùng thì cuộc họp vẫn diến ra và vẫn có báo cáo báo mèo này nọ, nhiều khi người nghe không hiểu gì, vẫn đọc ví dụ báo cáo về thu chi nhân sách xã chẳng hạn. Cả đến cán bộ hưu có trình độ đại học cũng không tài nào hiểu nổi. Thôi thì họp vẫn họp, thông qua vẫn thông qua. Như vậy là "tôn trọng dân chủ của nhân dân ư ?" Ai thảo ra báo cáo, thông qua lấy lệ và cuối cùng thì chỉ những người làm ra báo cáo mới là người được thông qua mà thôi. Chắc tổ chức cấp trên của xã cũng phải làm như thế thôi. Vậy thì dân đâu được làm chủ. Nhất là dân được làm chủ như Thông điệp của thủ tướng đầu năm 2014 thì còn khuya. Vậy không có dân chủ tối thiểu thì làm sao có nhân quyền tối thiều.
Lâu này cấp mặt trận thôn chúng tôi thương nhắc đến phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" Đây là một phương châm dối trá hoàn toàn. Vì dân chúng tôi, kể cả cán bộ hưu trí và đảng viên thường có được biết cái gì đâu mà bàn, và có ai tổ chức cho dân bàn đâu mà dám có ý kiến, không được bàn mà lại phải làm và sau đó lại được kiểm tra !" Mỉa mai thay, dân chúng làm sao có được cái quyền kiểm tra bất cứ ai, bất cứ việc gì ngay từ cơ sở. Còn từ ông xã, đến bà huyên, ông tỉnh trở lên, thì dân vào cổng cơ quan còn khó chứ biết gì công việc của người ta mà kiềm tra.
Sinh hoạt dân chủ như thế hỏi rằng làm sao cán bộ từ thôn xã trở lên không xa dân, không kéo bè kéo cánh, không ăn chăn, của dân mà Bà Phó Chủ tịch nước nói rất đúng rằng "họ ăn không từ một cái gì !" Sinh hoạt dân chủ như vậy thì làm sao có nhân quyền ?
Theo bản điều trần của Việt Nam tại Giơ-ne vừa qua, thì Việt Nam quả là một nước nêu gương sáng về nhân quyền, đáng là tấm gương cho toàn thế giới học tập noi theo. Thế giới chỉ nghe báo cáo tại hội nghị, chứ có mấy phải đoàn vào Việt Namđược tiếp xúc thực chất với dân đâu mà hiểu cho rõ. Không dám coi thường ý kiến của thế giới, chỉ trách mấy ông Việt Nam tô vẽ qua nhiều, trong đó nhiều điều phi thực tế, nghe không vào và thực tế cũng không như vậy. Đúng là Việt Nam năm qua có làm được nhiều việc, (nước nào mà không phải làm việc ?" Hiến pháp thì vẫn như cũ. Luật đất đai không có gì mới, vẫn là "sở hữu toàn dân" thực chất là rơi vào tay quan chức sở hữu, các tù nhân lương tâm chưa ai được thả tự do, báo chí, in-tơ-nét vẫn bị kiểm soát "định hướng gắt gao", nông dân, chiếm đến 70% dân số vẫn cực khổ, làm nhiều hưởng ít bị ăn chặn nhiều, được mùa rớt giá, nhiều vùng tăng hộ nghèo giảm ít, nhất là đội ngũ những nhà "tư bản đỏ, quý tộc đỏ" lại mọc lên như nấm, nạn tham nhũng còn rất nặng nề, khó phong, khó chống, lơi ích nhóm vần hoành hành, hệ thống tái chính ngân hàng chưa "tái cơ cấu" được bao nhiều, người làm ăn chính đáng khó tiếp cận vốn của Ngân hàng, trong khi đó nhân viên ngân hàng lại cho thất thoát 4000 tỷ đồng bị tù chung thân. Còn nhiều vụ tham nhũng từ cấp xã trở lên như tham nhũng đất đai, ngân sách, chi tiêu vô tội vạ, mua ít tiền khai nhiều tiền, tham ô ăn cắp, hủ hóa lẫn nhau, gái gú loạn xị, dọa nạt dân vẫn phổ biến...Kêu gọi dân tiết kiệm trong ma chay, cưới xin trong khi cán bộ xã thì cha già mẹ héo ma chay, lấy tiền phúng viếng vô hạn độ, cưới con tiệc tung liên miên ba bốn ngày, tiền mừng tranh nhau đếm mà không xuể...Đạo đức lối sống của cán bộ đảng viên không thể thấp hơn nữa, lại là "tấm gương" cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh thiếu niên. Một xã mà có hàng chục vụ chết vì ma túy, vì rượu chè, đâm chém nhau, siết nợ, trôm chó v v...
Với tầm nhìn quốc gia của một chính quyền luôn miệng nói do dân, của dân, vì dân' những chẳng bao giờ dân được thấy mặt chính quyền mà có việc gì cấn đến chính quyền xã đều phải lót tay, cần sổ đỏ cho thửa đất của mình khải cho ông địa chính từ 15 đến 25 triệu một lần, nếu không có tiền thì "hãy đợi đấy !"
Vâng, nhân quyên, hoặc quyền làm chủ của nhân dân, cho dù Việt ta đã là thành viên của Hội đồng nhân quyền LHQ rồi, nhưng nhìn từ cơ sở, không có hoặc có ít dân chủ, thì làm sao có điều kiện thực thi nhân quyền được ?...
-------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét