Ông Nguyễn Thiện Nhân - Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hơn nhà cháu một tuổi nên xin phép được gọi tắt là Bác Nhân cho thân mật. Dù chưa quen và chưa vinh dự được gặp Bác Nhân bao giờ. Song hôm Chủ nhật được bác ghé thăm nhà (blog cá nhân). Hôm qua lại được người của Bác (CTV Anh Nông Dân) viết bài phản biện, khiến nhà cháu sướng củ tỷ. Rồng ghé nhà tôm mà lỵ, hì hì…
Nay Anh Nông Dân của Bác Thiện Nhân (không biết anh này có quen anh nhà văn không?) lại bồi thêm cho cháu những cú trời giáng nữa. Cho là: “chuyên đi bới móc thế hệ cha ông”; ”đầu óc kém tư duy và không hiểu nông nghiệp”; “thiếu quan sát và láo toét”; ”tiếng nói xuyên tạc và đầy cắc cớ, bới móc”; ”thầy bói mù” (Xem: Ở đây).
May mà nhà cháu không có tiền sử bệnh tim. Nếu không thì…
Cảm động trước nghĩa cử cả hai anh giai và xin đáp lễ cho phải đạo và vui chút thôi. Chứ công to việc nhớn của nhà quan mắc chi đến cái thá dân đen thấp cổ bé miệng như nhà cháu mà phải lo xa.
Ở bức ảnh lờ mờ được đăng trên báo để tuyên truyền về việc Cụ Hồ về Thường Tín, Hà Đông thăm và cùng tát nước chống hạn với dân, thì không riêng nhà cháu mà rất nhiều người đều cho là phản cảm. Tấm hình lại được tác giả bài báo cắt mất phần nước và bôi đen bên dưới, khiến có người chế giễu, cho rằng Bác “đang tát nước bùn đen vào các chiến sĩ bộ đội” (Kami – Dân bây giờ ghê gớm lắm).
Người nhẹ nhàng hơn thì nêu thắc mắc: “Bác tát nước như vậy thì đổ nước đi đâu? Chả lẽ múc nước đổ ra đường? nếu vậy thì mấy “chú” đứng trên kia ướt hết à?” (Mõ Làng Chờ, on 10/02/2014 at 9:25 sáng).
Trong bức ảnh chưa bị cắt cúp và bôi đen mà blog Hiệu Minh đưa lên để phản biện lại thì độc giả có thể yên tâm sẽ không ai bi cụ Hồ hắt bùn vào cả. Vì tác giả còn khoanh vòng tròn đỏ đánh dấu cả “chỗ nước hắt vào”.
Vòng đỏ là chỗ nước hắt vào. Một anh đứng bên phải đang nép vào anh áo trắng. (HM blog) |
Như vậy câu hỏi được nêu ra ở đây là, tại sao tòa soạn (báo Tuổi trẻ) lại chấp nhận giải pháp cắt bỏ phần nước và bôi đen một phần bức ảnh như thế để độc giả (không tiếp cận được ảnh gốc) dễ bị hiểu lầm?
Xin thưa, thủ phạm chính là hai cái dây gàu bị quấn chập vào nhau mà anh cán bộ đang tát nước gàu giai cùng Bác đấy! (Xem ảnh dưới đây).
Cho nên nếu không bôi đen che chỗ dây gàu chập chéo nhau đi thì cái câu mô tả:
“Tôi tuy xa công việc nhà nông mấy chục năm nay nhưng tát nước thì vẫn nhớ”. Một số đồng chí muốn được cùng tát đôi với Bác, nhưng Người đã đề nghị một đồng chí lãnh đạo của Hà Đông có mặt lúc ấy tát cùng. Thấy đồng chí này có vẻ lóng ngóng, Bác hướng dẫn: “Phải kéo bằng dây trên, đổ bằng dây dưới”. Trong tư thế vững chãi của người tát gàu giai có kinh nghiệm, Bác thả gàu vục nước đổ nước một cách thuần thục không khác một nhà nông.”
Giữa nội dung bài viết và ảnh sẽ không thể cùng chung sứ mệnh lịch sử được.
Tấm hình đăng trên TTO đã bị sửa để cho ảnh và câu chữ ăn nhập với nhau! |
Đồng bệnh tương lân, Anh Nông Dân của Bác Thiện Nhân cũng không ngại ngần khi bốc thơm lãnh tụ:
“Bác là người từ vùng quê nghèo mà lớn lên. Bác đã đi nhiều nơi, sống nhiều năm trong rừng với bà con dân tộc, trồng cây, đi cày, tát nước, cưỡi ngựa, tập võ là chuyện thường, thì việc Bác đổ nước một cách thuần thục không khác một nhà nông là điều dễ hiểu!”
Một độc giả cao tuổi của Hiệu Minh (Đinh Gia Viễn - February 9, 2014 at 2:50 pm) phi lộ:
“Nhớ không chính xác lắm, nhưng đại khái là vị cán bộ tát nước với Bác không biết tát, mọi người đề nghị được thay cho vị cán bộ đó, nhưng Bác không đồng ý và bảo để chú ấy phải học tát nước cho quen đi”.
Nếu tác giả bài báo mà đưa thêm chi tiết thật này vào bài báo thì chả cần phải cắt cúp lại ảnh và bôi đen chỗ dây gàu quấn, mọi độc giả khó có thể hiểu nhầm đáng tiếc như đã xẩy ra.
“Cái lõi của đời sống là phải trung thực”! Nhà văn Nguyễn Văn Thọ đáng mến viết còm vào “Phây” của tôi như thế, sau khi xem bài Tát Nước Gàu Dây – post trên Hiệu Minh, nói: rất muốn chia sẻ bài viết này! Đó cũng chính là động lực để tôi viết bài phản biện.
Đáng tiếc là cộng tác viên Anh Nông Dân của Bác Thiện Nhân, lại bỏ rất nhiều công sức ra để dùng Photoshop nhằm chứng minh lại mệnh đề (“nói Cụ Hồ hắt bùn vào lính là sai“) mà blog Hiệu Minh đã làm rất kỹ. Song lại cố tình lờ đi cái chi tiết hai dây gàu bị chập chéo nhau của anh cán bộ lãnh đạo của Hà Đông. Như thế là trung thực hay nguỵ biện? Xin bà con độc giả quan tâm tới đề tài này phân xử dùm!
Bức ảnh do tác giả Anh Nông Dân diễn giải khá công phu… Xưa kia các cụ thường dạy con cái bằng cái câu “khôn không qua nhẽ, khoẻ không qua nhời”. Dân gian còn có câu: “Nói phải củ cải cũng nghe”. Trong 175 cái Commente hiện thị trên Hiệu Minh blog (hôm qua đã khóa còm), tôi rất tâm đắc với phần Commente điềm đạm của hai độc giả sau đây, xin trích: |
“Tôi không rõ ông cụ định làm gì trong bức hình trên. Dạy dân tát nước hay dạy chiến sĩ tát nước?
Quan sát góc dưới bên trái và gần góc trên bên phải có 2 bà nông dân thứ thiệt kìa. Không rõ hai bà ấy có cười mỉa trong bụng không nữa.
Mà ông cụ diễn cảnh này làm gì chứ ?” (Quỳnh Anh - February 10, 2014 at 4:21 am)
Quan sát góc dưới bên trái và gần góc trên bên phải có 2 bà nông dân thứ thiệt kìa. Không rõ hai bà ấy có cười mỉa trong bụng không nữa.
Mà ông cụ diễn cảnh này làm gì chứ ?” (Quỳnh Anh - February 10, 2014 at 4:21 am)
“Nói gì thì nói, cảnh Bác Hồ mình tát nước, đánh banh, đánh võ, đạp nước, làm… nhạc trưởng, cho kẹo thiếu nhi… đều là DIỄN cả. (Làm chính trị mà không biết “diễn” thì đừng làm chính trị,… nhưng đến “pha” “Tát nước” thì do kịch bản, cùng đạo diễn kém nên ra như thế, mặc dù “diễn viên” vẫn… xuất thần như ngày nào” (HỒ THƠM1 - February 10, 2014 at 1:27 am)
Điều cuối cùng, tôi muốn nói là văn hóa phản biện trên trang blog cá nhân của GS.TS Nguyễn Thiện Nhân nói riêng và của các lãnh đạo đảng và nhà nước ta nói chung là rất hàng tôm hàng cá. Nếu đó chỉ là lời thục mạng của vài anh ít học “ăn theo nói leo” hay dân viết lách có thói quen văng tục (cho đỡ nhạt miệng) thì có thể châm chước. Nhưng trong các bài viết phê bình (phản biện) nghiêm túc của các cộng tác viên (như CTV Anh Nông Dân là ví dụ!) mà có những ngôn từ thô bỉ mang tính chửi bới miệt thị nhau thì có nên không? Cho dù bên dưới đều có dòng ghi chú cẩn thận: *Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.
Làm như thế liệu có đem lại sự sang trọng cũng như cảm tình của độc giả khắp nơi hay không?
STT trang blog của GS.TS Nguyễn Thiện Nhân |
Thật là:
Thành đổ đã có vua xây
Việc gì gái goá lo ngày lo đêm
Xin có nhời cám ơn Anh Nông Dân của Bác Thiện Nhân! Anh làm cho tôi sáng mắt sáng lòng!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét