* ĐỖ HOÀNG
Trong thế hệ các nhà thơ chống Mỹ... nhà thơ Hữu Thỉnh xuất hiện quá muộn và không nổi tiếng vì tài thơ của ông quá dưới mức trung bình trong dòng thơ cổ động, tụng ca chế độ. Mãi đến cuối năm 1975, ông mới ra tập thơ “Âm vang chiến hào” – in chung cùng Lâm Huy Nhuận. Lâm Huy Nhuận đã nổi tiếng với chùm thơ đoạt giải nhì cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1972 – 1973 với tinh thần thơ khẩu hiệu “Mẹ tập con đi, Đảng dạy con đi – (Lâm Huy Nhuận)”.Nhà thơ Phạm Tiến Duật viết bài in trên báo Tiền Phong rất đúng là: Khi ông đã trở thành nhà thơ rất nổi tiếng thì Hữu Thỉnh chưa thành tác giả.
Xuất hiện quá muộn, lại không có gì nổi trội nên từ thập kỷ 80 trở về trước ngay trong giới văn chương không mấy ai biết Hữu Thỉnh.
Hữu Thỉnh nổi lên nhờ được giải thưởng thơ Hội Nhà văn năm 1980 với tập trường ca “Đường tới thành phố”. Sau đó ông tham gia lãnh đạo văn nghệ. Con đường làm quan văn nghệ tăng tiến, tên tuổi ông nổi như cồn.
Hữu Thỉnh nổi lên nhờ được giải thưởng thơ Hội Nhà văn năm 1980 với tập trường ca “Đường tới thành phố”. Sau đó ông tham gia lãnh đạo văn nghệ. Con đường làm quan văn nghệ tăng tiến, tên tuổi ông nổi như cồn.
Phương Đông hay phương Tây gì cũng vậy, trong các thể chế độc tài toàn trị riêng về thơ ca thì thơ hay tỷ lệ thuận với chức vụ quan lại. Chức quan càng to thì thơ hay càng hay lên(!)
Một lần nhà văn Vũ Thư Hiên hỏi nhà thơ Chế Lan Viên:
- Thơ và từ Mao Trạch Đông có hay không anh?
Chế cười nhạt:
- Nó đã làm lên đến Hoàng Đế Trung Hoa rồi thì cục cứt của nó cũng hay!
Với Hữu Thỉnh sau khi có chút chức cai văn nghệ thì người khen thơ ông trùng trùng điệp điệp. Có nhiều bài rất dở người ta cũng bỏ trí tuệ, sức lực ra khen. Có người như Trường Lưu bỏ miếng mồi chính trị béo bở để chuyên tâm khen thơ Hữu Thỉnh. Cứ một vài số Tạp chí Nhà văn ông ta lại gửi bài bốc thơm thơ Hữu Thỉnh. Vợ ông ta đến nhận nhuận bút quen nhẵn mặt anh em ở cơ quan!
Duy nhất có hai nhà thơ là Trần Mạnh Hảo, Phạm Ngọc Thái đã phản biện chê thơ Hữu Thỉnh.
Ý kiến của hai nhà thơ trên là rất xác đáng, nhưng bị số đông la ó rằng: “Không được động đến Hữu Thỉnh, cũng như không được động đến Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm trước đây. Thơ Hữu Thỉnh là bảng vàng bia đá rồi. Đánh con chuột là vỡ lọ bình đấy! Có người còn cho thơ Hữu Thỉnh hay đến mức Âm Phủ phải dịch (!)
Thực ra thơ Hữu Thỉnh đốt làm tiền âm phủ chưa chắc Âm Phủ đã nhận!
Để có cái nhìn, đánh giá phản biện khách quan về thơ Hữu Thỉnh, tôi xin góp một ý kiến phản biện để mọi người hiểu đúng thơ Hữu Thỉnh, chứ cứ nhìn một rừng người vỗ tay mà không biết rằng đó một rừng a tu la (Chưa thành người theo Phật) thì rất dễ nhầm vàng thau lẫn lộn
Trước hết, Hữu Thỉnh không tuộc loại thi nhân “vi thi nhi sinh” (sinh ra vì thơ) và cũng không phải “vi thi chi hoạt” (sống chết vì thơ).mà là “vi thi lập thân” (lấy thơ lập thân). Điều này ông đã tuyên ngôn tập thơ rất thương mại của ông – Thương lượng thời gian. Ông không thèm mặc cả chợ búa với con gà con con vịt, ông mặc cả với thời gian đặng cho ông làm quan suốt đời, quan gì cũng được và đi bằng đít suốt đời! Ông dùng trí khôn của ông đem ra mài rủa để để tỉnh thức làm cho cây cối bật khóc!
Buổi sáng lo kiếm sống
Buổi chiều tìm công danh
Buổi tối đem trí khôn ra mài rũa
Tỉnh thức
Những hàng cây bật khóc
(Thương lượng thời gian)
10-2005
Nhập vào cái chợ làng văn, Hữu Thỉnh lấy văn chương tiến thân, mặc dầu ông thừa biết “Lập thân tối hạ thị văn chương” (Tiến thân bằng văn chương là thấp nhất). Tiến thân bằng văn chương thì phải viết, phải chiều theo ý của kẻ cai trị, kẻ thống trị. Anh không phải viết theo mệnh của trái tim mà anh phải viết theo mệnh lệnh của vua quan. Viết như thế anh mới kiếm được chức tước, kiếm được bỗng lộc!
Trong chính thể minh quân, vua sáng tôi hiền, khi mục đích nhu cầu của người thống trị hòa cùng lòng dân thì thơ anh được dân tộc tôn kính, khi quyền lợi của kẻ thống trị đi ngược lại quyền lợi nhân dân thì thơ anh là loại tụng ca không ai nhớ!
Vì thế xuyên suốt đời thơ Hữu Thỉnh là hô khẩu hiệu suông, sáo rỗng, đại ngôn, triết lý xơ cứng, cũ rích, lý luận vặt… ở một tầm rất thấp!
Trời ơi! Nếu kẻ thù chiếm được
Chỉ một góc sim thôi, dù chỉ một gốc sim cằn
Tổ quốc sẽ ra sao? Tổ quốc?Thơ ta ơi! Hãy ghì lấy gốc sim.
(Đường tới thành phố năm 1977 – 1978)
Càng viết càng thấy mình yếu đuối
Đường nhân nghĩa chừng nào còn lắm bụi
Anh hiểu vì sao tôi ít lời.
Anh hiểu vì sao tôi hay nhắc mẹ tôi
Nỗi ám ảnh suốt đời day dứt
Đối với mẹ sẽ là đòn đau nhất
Có kẻ nào rình ném bẩn lên tôi.
Giữa tiệc rượu và hoa, tưởng chừng không đúng lúc
Nhắc đến nỗi đau những uất ức ở đời
Làm sao được, rượu hoa thường ít
So với chia ly, gian dối, dập vùi.
(CHẠM CỐC SA – IN 1987)
Đúng là đại ngôn quá, hô hào quá!
Khi đứng trong chiến hào
Bỗng thấy mình cao lớn
Vừa trói giặc buông tay
Lại đợi giờ xuất trận
Luyện đôi chân Trường Sơn
Đường Trường Sơn cao ngất
Ngực đồng bằng mênh mông
Nuôi ta nghìn giọng hát…
(Âm vang chiến hào 1970)
Sự thật trong chiến trường, người lính ở trong chiến hào ai cũng phải muốn cong người thấp xuống để tránh đạn quân thù. Những tân binh đi ngờ ngờ nhô đầu lên đều bị tiểu đội trưởng quát tháo bảo khom người xuống. Khi nào có thời cớ xung phong thì hãy nhảy lên chiến hào. Đó là cách bảo toàn lực lượng để đánh giặc. “Khi đứng trong chiến hào / Bỗng thấy mình cao lớn” là cách hô hào suông. Thơ ca không nên nói thế. Kiểu nói ấy là kiểu nói của những người trốn hầm ngoài hậu phương tha hồ khẩu hiệu đánh giặc trong hầm và đánh giặc trên giường, của những ca sỹ gào qua đài động viên bộ đội chiến đấu, của những chính trị gia trốn trong boong ke cỗ xúy đánh nhau! Kiểu nói của những kẻ lạc quan tếu, quá phấn kích!
Mà G. Belinski (Nhà phê bình Nga lỗi lạc thế kỷ XIX) đã viết: “Đối với liều thuốc tâm hồn, những nỗi buồn nhân bản bao giờ cũng có tác dụng thẩm thấu hơn nhiều so với hội chứng phấn kích”.
Trong cuộc chiến tang thương ấy có bao nhiêu kẻ hùa theo đám chính khách lái súng xui loài người chém.giết:
bao triêt gia coi khinh sự chết
bao nhà thơ ca ngợi cái điên cuồng
bao nhà văn bán đứng văn chương
bao chính khách ngồi một nơi kêu gào, cỗ vũ…
(Tâm sự người lính 1973 – Đỗ Hoàng)
Thơ cổ kim động viên tòng quân đánh giặc của nhân loại kể không hết những bài hay vì các nhà thơ đã viết rất chân tình tấm lòng của mình khi ra trận bằng một bút pháp điêu luyện nên còn mãi nghìn đời:
Ninh bách vi phu trưởng
Nhất thắng tác thư sinh
(Đầu quân – Dương Quýnh – Đời Đường)
Nghĩa là:
Thà làm anh lính bét
Hơn làm chàng sinh viên
(Bài hát Tòng quân – Dương Quýnh - Đỗ Hoàng tạm dịch)
Cố viên đông vọng lộ man man
Song tụ long chung lệ bất kham
Mã thượng tương phùng vô chỉ bút
Bằng quân truyền ngữ báo bình an
(Phùng nhập kinh sứ - Sầm Than)
Bất ngờ vào kinh đô
Quê nhà xa tít ngoái trông sang
Áo thỏng hai tay lệ chảy tràn
Trên ngựa gặp nhau không giấy bút
Nhờ anh nhắn hộ vẫn bình an!
(Hoàng Tạo dịch)
Thơ Hữu Thỉnh dày đặc thơ hô khẩu hiệu nhiều lần, gượng ép, giả tạo, đầy chất tuyên huấn cấp tiểu đội in trên báo liếp:
Một con đường đất đỏ như son
Một màu xanh bạt ngàn hy vọng
Một ý chí bay ra đầu ngọn súng
Một niềm tin nghiến nát mọi quân thù
(Trên một chiếc xe tăng - tháng 3 năm 1971)
Sau Bản Đông giải phóng vài ngày
Các chiến sỹ xe tăng ra cầu Ka Ki tắm mát
Anh đuổi nhau trên cát
Anh đổ dế hái hoa
Các anh không nói nhiều về chiến thắng ngày qua
Chỉ mong mưa cho đồng bào gieo lúa…
(Sau trận đánh – Âm vang chiến hào tháng 3 năm 1971)
Đọc mà buồn cười cho cái hô khẩu hiệu, cái giả, cái gượng gạo mà Hữu Thỉnh gán cho người lính xe tăng, biến họ những người đối mặt với chết sống thành nhưng chú bé lên năm, lên sáu, những cô thiếu nữ choai choai chơi dế, hái hoa.
Ca ngợi anh bộ hiền như Phật trong thơ chính thống chống Mỹ có rất nhiều:
Có người đi lính hiền như đất
(Chính Hữu)
…
Con lạy ông
Ông đừng ăn gan cháu!
Chú đây mà
Chú là giải phóng quân.
(Em bé lạc mẹ ở Đồng Hà, năm 1972 – Nguyễn Duy)
Sau đó, Hữu Thỉnh nâng những người lính xe tăng con trẻ ấy lên tầm Lưu Bị, Khổng Minh, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, những lãnh tụ luôn lo lương, tích thảo để dân tộc đánh giặc lâu dài.
Các anh không nói nhiều về chiến thắng ngày qua
Chỉ mong mưa cho đồng bào gieo lúa
(Thơ đã dẫn)
Anh lính bét xe tăng trong thơ Hữu Thỉnh đúng là có tầm Tướng quốc và Tướng quân(!)
Giả hết mức!
Thơ Hữu Thỉnh có những triết lý vặt, cóp py pho to triết lý Mao Trạch Đông “Súng đẻ ra chính quyền”:
Qua một chặng đường dài
Chính khẩu súng đã làm đời ta tươi tốt”
(Đường tới thành phố 1978)
Súng ấy chắc là đã tẩm nhân sâm Triều Tiên, tấm thần dược mới có loại súng giết người làm người tươi tốt!
Và triết lý lấy nông thôn bao vây thành thị. Tựa đề trường ca Đường tới thành phố cũng là cách cóp ý tưởng chiến khu của Tàu!
Vừa triết lý cop py, thơ Hữu Thỉnh lại đậm chất tấu hài:
Vai tấu hôm nay cù giỏi thật
Không ngờ đại đội trưởng mà duyên
Ngỡ cô binh trạm vào vui tết
Bỏ chiếc khắn dù: Chính trị viên!
…
Người xuống người lên vui hả hê
Tháp pháo hầm bên chăm chú nghe
Sớm mai xuất kích tăng gầm xích
Tiếng hồ, tiếng nhị cũng theo đi…
(Đêm liên hoan 1971)
Thơ Hữu Thỉnh rất nhạt. Anh em trong nghề nói với nhau: bệnh gì của thơ cũng có thể chữa khỏi, chỉ có bệnh nhạt là thuộc loại tứ chứng nan y không thể nào chữa nổi. Hoa Đà, Biển Thước, Hải Thượng Lãn Ông cũng phải bó tay!
Ăn vội no lâu
Chiến hào đang đợi
Sau trận đánh nhìn bàn tay sạm khói
Cứ ngỡ vừa thay nhau vần cơm
…
(Kỷ niệm về bữa cơm ăn đứng – Âm vang chiến hào – tháng 3 năm 1972)
Buổi sáng thức dậy
Bắt gặp tình thương đi đưa đám hận thù
Qua con đường những đám mây bị nhiều phen rượt đuổi
Buổi sáng thức dậy
Mùa đã qua, mùa đã qua
Những khung cây hoang vắng
Đi qua nhiều mũ áo
(Thương lượng thời gian)
Nhạt và sáo cả khi ca ngợi lãnh tụ của mình:
Người cao cả tận ngọn nguồn thương nước
Sông trôi mài như bờ còn giữ được
Ánh măt Người sâu vợi với thời gian
Đang tỏa khắp, đang ân cần căn dặn
- Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta
Thì ta phải tiếp tục quét sạch nó đi”
(Đường tới thành phố)
Rất cũ kỹ, không có tứ, không có cái gì mới viết ca ngợi lãnh tụ cả.
Cái tấu hài, bệnh nhạt dẫn đến cái giả lắp ghép sống sượng, có thật mà đọc cứ tưởng là của giả:
Bạn tôi bị thương
Lúc rượt theo bọn ác ôn tháo chạy
Mảnh pháo xuyên qua bao đạn
Hạt rau dền vãi ra
Rịt lại vết thương
Xông lên đuổi địch
Bạn tôi không hay
Có luống rau dền mọc theo đường truy kích
(Tháng 10 năm 1974)
Mang hạt rau, giống cũ đi theo người lính thì quân đội nước nào cũng làm. Sự việc chi tiết có thật trong chiến đấu. Người linh muốn đánh thắng giặc phải biết tự túc một phần lương thực Nhưng dựng kịch bản cho nó thành luống rau truy kích thì đó là một kịch bản tuyên huấn rất xoàng xỉng, đọc nó phản cảm.
Trong trùng trùng điệp điệp người ca ngợi, tầng bốc thơ Hữu Thỉnh, họ cho rằng Hữu Thỉnh chịu ơn Đảng, phụng sự cho Đảng nhưng Hữu Thỉnh không viết ca ngợi Đảng cụ thể mà chỉ viết về mẹ và chị rất thành công.
Đúng là Hữu Thỉnh có viết về mẹ và chị là những người thân hữu hình và vô hình cưu mang mình. Điều ấy rất đáng trân trọng. Nhưng người mẹ, người chị trong thơ Hữu Thỉnh cực khố, khó khăn ở mức tầm tầm:
Mẹ ta ốm, húp bát canh rau dệu
Chị ta hay ngồi khóc dười bếp một minh
…
Chị chôn tuổi xuân trong má lúm đồng tiền…
Mâm cơm ngồi bên nào cũng lệch…
Người mẹ tứ cố vô thân Việt Nam trong chiến tranh đau thương hơn nhiều;
MẸ ĂN XIN
Gạo nhà mẹ hết lâu rồi
Mẹ ăn xác sắn (*) ngùi ngùi cho con (*) Bã sắn
Mẹ ơi! Nhận lấy vài lon
Ngày mai đơn vị con còn đi xa
Mẹ nhìn lòng nghẹn mắt nhòa
Rét run tay gậy, thân già hụt hơi
Xiêu xiêu bong mẹ xa rồi
Thóp thoi chiếc lá vàng rơi giữa chiều.
(Tâm sự người lính – Đỗ Hoàng, tháng 3 năm 1972)
Và người chị trong thơ Việt Nam còn mất mát vạn lần so với người chị của Hữu Thỉnh:
Hồn trinh chôn chặt chân giường
Em còn cho chị lược gương làm gì
….
Chị giờ sống cũng bằng không
Coi như chị đã sang sông đắm đò!
(Lỡ bước sang ngang – Nguyễn Bính)
Điểm yếu nhất của thơ Hữu Thỉnh là thiếu sự nhân đạo cao cả, mặc dù đâu đó trong thơ ông có nói “Xóa đi phiên hiệu một sư đoàn /Đất bao dung nhận những mảnh cờ hàng”. Cả một đời thơ lính trận mạc mà chỉ có một câu như thế là quá ít và quá nhẹ. Còn trong thơ ông rất nhiều khẩu khí “thề phanh thây uống máu quân thù”. Với tư duy “chính khẩu súng làm đời ta tươi tốt”, Hữu Thỉnh thần thánh hóa khẩu súng cầm trong tay của mình:
Chúng tôi xuống đường
Chúng tôi cầm súng
Sóng dồi lên táp mặt quân thù
Khẩu súng trong tay không trệch hướng bao giờ
Chúng tôi đánh quân thù như sả cỏ làm mùa, như phát lau tra hạt…
(Đất, tháng 2 năm 1971 – Âm vang chiến hào)
Và thật tàn bạo:
- “Hãy lấy đạn mà cưa thằng cuồng tín
Mặt thằng ngu muốn chết thay cây
- “Cứ bò đi, tới chộp cho thiệt lẹ
Rồi moi bụng nó ra
Xem có máu hay chỉ toàn hắc ín”
Tao muốn coi nó chết từ từ
Coi nó chết nó gọi ai trước nhất.
- “Thôi hãy quăng lựu đạn đi thôi
Cho nó chết thiệt mau để tao còn chụp ảnh
Tao cần tiền chứ không cần nó…
(Đường tới thành phố năm 1978, 1979).
Từ cổ chí kim không có vần thơ nào ác độc như thế này.
Cái tinh thấn “súng là đạn, vợ là con, dồn căm thù lên nòng súng, đôi mắt em hình viên đạn” đã biến thi nhân thành sát nhân, biến tác phẩm nghệ thuật thành biệt kích một cách cuồng tín của nhiều con người ở thế kỷ XX , thật là có một không hai trong lịch sử nhân loại:
Bao nhà thơ mất hết lương tâm
Bao bọn báo bồi văn bồi làm gián điệp
Bao tác phẩm nghệ thuật biến thành biệt kích
Cuộc đời này đánh đĩ với văn chương…
(Loài người – Tâm sự người lính của Đỗ Hoàng, ngày 4 tháng 6 năm 1973 ).
Đọc những lời thơ đẩm máu ấy làm cho chúng ta rợn người nhớ tới những trại thiêu người của bọn phát xít Quốc xã Đức ở Ốtsơvenxim trong thế chiến thứ hai vô cùng rùng rợn, nhớ tới những bãi đầu lâu chất thành núi của Thành Cát Tư Hãn, của bọn Ponpot Iêng xa ri diệt chủng ở Căm pu chia để cảnh tỉnh cho nhân loại hiền lành trước cái ác tàn bạo!
Thật ra “trúc càn có thể chém vạn cành”. (Đỗ Phủ) Nhưng đấy là thời trung cổ, thời mà ”Thề sao thì cứ thế sao gia hình/ máu rơi thịt nát tan tành/ ai ai trông thấy hồn kinh phách rời ( Đoạn trường tân thanh phóng tác truyện Tàu – Nguyễn Du). Còn thời hiện đại con người ở với nhau nhân đạo hơn. Bây giờ nhiều nước dân chủ ở châu Âu họ đã bỏ án tử hình. Những nơi còn án tử hình thì họ cho chết nguyên thây bằng cách tiêm thuốc, chứ không mổ bụng moi gan hoặc băm vằm thi thể kẻ ác nhân như trong thơ Hữu Thỉnh!
Sao trong thơ Hứu Thỉnh lại có những cảnh “tùng xẻo” như vậy ?
Hữu Thỉnh là nhà thơ không có sự rung cảm, trái tim ông trơ lì vì “mải mê trên đường hoạn lộ”, ông đã tự thú:
Anh lặng im như đất
Ái nói gì cứ nâu…
(Thương lượng thời gian.)
Rồi tiếp
Coi nó chết nó gọi ai trước nhất!
Thưa nhà thơ Hữu Thỉnh, nó gọi mẹ đẻ đấy ạ!
Thượng tá Hoắc thời làm giám thị trại giam Hỏa Lò có kể cho tôi nghe chi tiết là khi những từ tù, những kẻ ác độc nhất đem đi thi hành án, nhà tù cho một mẩu giấy bằng nửa bàn tay để viết lời trăng trối cuối cùng, trên 90% viết gửi về cho Mẹ đẻ.
Nhà văn Khôi Vũ - Nguyên sỹ quan Quân y Việt Nam Cộng Hòa - Nguyên Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ Đồng Nai, Phó tổng biên tập báo Văn nghệ Đồng Nai -Giải thưởng tiểu thuyết "Lời nguyên hai trăm năm" của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1989
Một lần nhà văn Vũ Thư Hiên hỏi nhà thơ Chế Lan Viên:
- Thơ và từ Mao Trạch Đông có hay không anh?
Chế cười nhạt:
- Nó đã làm lên đến Hoàng Đế Trung Hoa rồi thì cục cứt của nó cũng hay!
Với Hữu Thỉnh sau khi có chút chức cai văn nghệ thì người khen thơ ông trùng trùng điệp điệp. Có nhiều bài rất dở người ta cũng bỏ trí tuệ, sức lực ra khen. Có người như Trường Lưu bỏ miếng mồi chính trị béo bở để chuyên tâm khen thơ Hữu Thỉnh. Cứ một vài số Tạp chí Nhà văn ông ta lại gửi bài bốc thơm thơ Hữu Thỉnh. Vợ ông ta đến nhận nhuận bút quen nhẵn mặt anh em ở cơ quan!
Duy nhất có hai nhà thơ là Trần Mạnh Hảo, Phạm Ngọc Thái đã phản biện chê thơ Hữu Thỉnh.
Ý kiến của hai nhà thơ trên là rất xác đáng, nhưng bị số đông la ó rằng: “Không được động đến Hữu Thỉnh, cũng như không được động đến Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm trước đây. Thơ Hữu Thỉnh là bảng vàng bia đá rồi. Đánh con chuột là vỡ lọ bình đấy! Có người còn cho thơ Hữu Thỉnh hay đến mức Âm Phủ phải dịch (!)
Thực ra thơ Hữu Thỉnh đốt làm tiền âm phủ chưa chắc Âm Phủ đã nhận!
Để có cái nhìn, đánh giá phản biện khách quan về thơ Hữu Thỉnh, tôi xin góp một ý kiến phản biện để mọi người hiểu đúng thơ Hữu Thỉnh, chứ cứ nhìn một rừng người vỗ tay mà không biết rằng đó một rừng a tu la (Chưa thành người theo Phật) thì rất dễ nhầm vàng thau lẫn lộn
Trước hết, Hữu Thỉnh không tuộc loại thi nhân “vi thi nhi sinh” (sinh ra vì thơ) và cũng không phải “vi thi chi hoạt” (sống chết vì thơ).mà là “vi thi lập thân” (lấy thơ lập thân). Điều này ông đã tuyên ngôn tập thơ rất thương mại của ông – Thương lượng thời gian. Ông không thèm mặc cả chợ búa với con gà con con vịt, ông mặc cả với thời gian đặng cho ông làm quan suốt đời, quan gì cũng được và đi bằng đít suốt đời! Ông dùng trí khôn của ông đem ra mài rủa để để tỉnh thức làm cho cây cối bật khóc!
Buổi sáng lo kiếm sống
Buổi chiều tìm công danh
Buổi tối đem trí khôn ra mài rũa
Tỉnh thức
Những hàng cây bật khóc
(Thương lượng thời gian)
10-2005
Nhập vào cái chợ làng văn, Hữu Thỉnh lấy văn chương tiến thân, mặc dầu ông thừa biết “Lập thân tối hạ thị văn chương” (Tiến thân bằng văn chương là thấp nhất). Tiến thân bằng văn chương thì phải viết, phải chiều theo ý của kẻ cai trị, kẻ thống trị. Anh không phải viết theo mệnh của trái tim mà anh phải viết theo mệnh lệnh của vua quan. Viết như thế anh mới kiếm được chức tước, kiếm được bỗng lộc!
Trong chính thể minh quân, vua sáng tôi hiền, khi mục đích nhu cầu của người thống trị hòa cùng lòng dân thì thơ anh được dân tộc tôn kính, khi quyền lợi của kẻ thống trị đi ngược lại quyền lợi nhân dân thì thơ anh là loại tụng ca không ai nhớ!
Vì thế xuyên suốt đời thơ Hữu Thỉnh là hô khẩu hiệu suông, sáo rỗng, đại ngôn, triết lý xơ cứng, cũ rích, lý luận vặt… ở một tầm rất thấp!
Trời ơi! Nếu kẻ thù chiếm được
Chỉ một góc sim thôi, dù chỉ một gốc sim cằn
Tổ quốc sẽ ra sao? Tổ quốc?Thơ ta ơi! Hãy ghì lấy gốc sim.
(Đường tới thành phố năm 1977 – 1978)
Càng viết càng thấy mình yếu đuối
Đường nhân nghĩa chừng nào còn lắm bụi
Anh hiểu vì sao tôi ít lời.
Anh hiểu vì sao tôi hay nhắc mẹ tôi
Nỗi ám ảnh suốt đời day dứt
Đối với mẹ sẽ là đòn đau nhất
Có kẻ nào rình ném bẩn lên tôi.
Giữa tiệc rượu và hoa, tưởng chừng không đúng lúc
Nhắc đến nỗi đau những uất ức ở đời
Làm sao được, rượu hoa thường ít
So với chia ly, gian dối, dập vùi.
(CHẠM CỐC SA – IN 1987)
Đúng là đại ngôn quá, hô hào quá!
Khi đứng trong chiến hào
Bỗng thấy mình cao lớn
Vừa trói giặc buông tay
Lại đợi giờ xuất trận
Luyện đôi chân Trường Sơn
Đường Trường Sơn cao ngất
Ngực đồng bằng mênh mông
Nuôi ta nghìn giọng hát…
(Âm vang chiến hào 1970)
Sự thật trong chiến trường, người lính ở trong chiến hào ai cũng phải muốn cong người thấp xuống để tránh đạn quân thù. Những tân binh đi ngờ ngờ nhô đầu lên đều bị tiểu đội trưởng quát tháo bảo khom người xuống. Khi nào có thời cớ xung phong thì hãy nhảy lên chiến hào. Đó là cách bảo toàn lực lượng để đánh giặc. “Khi đứng trong chiến hào / Bỗng thấy mình cao lớn” là cách hô hào suông. Thơ ca không nên nói thế. Kiểu nói ấy là kiểu nói của những người trốn hầm ngoài hậu phương tha hồ khẩu hiệu đánh giặc trong hầm và đánh giặc trên giường, của những ca sỹ gào qua đài động viên bộ đội chiến đấu, của những chính trị gia trốn trong boong ke cỗ xúy đánh nhau! Kiểu nói của những kẻ lạc quan tếu, quá phấn kích!
Mà G. Belinski (Nhà phê bình Nga lỗi lạc thế kỷ XIX) đã viết: “Đối với liều thuốc tâm hồn, những nỗi buồn nhân bản bao giờ cũng có tác dụng thẩm thấu hơn nhiều so với hội chứng phấn kích”.
Trong cuộc chiến tang thương ấy có bao nhiêu kẻ hùa theo đám chính khách lái súng xui loài người chém.giết:
bao triêt gia coi khinh sự chết
bao nhà thơ ca ngợi cái điên cuồng
bao nhà văn bán đứng văn chương
bao chính khách ngồi một nơi kêu gào, cỗ vũ…
(Tâm sự người lính 1973 – Đỗ Hoàng)
Thơ cổ kim động viên tòng quân đánh giặc của nhân loại kể không hết những bài hay vì các nhà thơ đã viết rất chân tình tấm lòng của mình khi ra trận bằng một bút pháp điêu luyện nên còn mãi nghìn đời:
Ninh bách vi phu trưởng
Nhất thắng tác thư sinh
(Đầu quân – Dương Quýnh – Đời Đường)
Nghĩa là:
Thà làm anh lính bét
Hơn làm chàng sinh viên
(Bài hát Tòng quân – Dương Quýnh - Đỗ Hoàng tạm dịch)
Cố viên đông vọng lộ man man
Song tụ long chung lệ bất kham
Mã thượng tương phùng vô chỉ bút
Bằng quân truyền ngữ báo bình an
(Phùng nhập kinh sứ - Sầm Than)
Bất ngờ vào kinh đô
Quê nhà xa tít ngoái trông sang
Áo thỏng hai tay lệ chảy tràn
Trên ngựa gặp nhau không giấy bút
Nhờ anh nhắn hộ vẫn bình an!
(Hoàng Tạo dịch)
Thơ Hữu Thỉnh dày đặc thơ hô khẩu hiệu nhiều lần, gượng ép, giả tạo, đầy chất tuyên huấn cấp tiểu đội in trên báo liếp:
Một con đường đất đỏ như son
Một màu xanh bạt ngàn hy vọng
Một ý chí bay ra đầu ngọn súng
Một niềm tin nghiến nát mọi quân thù
(Trên một chiếc xe tăng - tháng 3 năm 1971)
Sau Bản Đông giải phóng vài ngày
Các chiến sỹ xe tăng ra cầu Ka Ki tắm mát
Anh đuổi nhau trên cát
Anh đổ dế hái hoa
Các anh không nói nhiều về chiến thắng ngày qua
Chỉ mong mưa cho đồng bào gieo lúa…
(Sau trận đánh – Âm vang chiến hào tháng 3 năm 1971)
Đọc mà buồn cười cho cái hô khẩu hiệu, cái giả, cái gượng gạo mà Hữu Thỉnh gán cho người lính xe tăng, biến họ những người đối mặt với chết sống thành nhưng chú bé lên năm, lên sáu, những cô thiếu nữ choai choai chơi dế, hái hoa.
Ca ngợi anh bộ hiền như Phật trong thơ chính thống chống Mỹ có rất nhiều:
Có người đi lính hiền như đất
(Chính Hữu)
…
Con lạy ông
Ông đừng ăn gan cháu!
Chú đây mà
Chú là giải phóng quân.
(Em bé lạc mẹ ở Đồng Hà, năm 1972 – Nguyễn Duy)
Sau đó, Hữu Thỉnh nâng những người lính xe tăng con trẻ ấy lên tầm Lưu Bị, Khổng Minh, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, những lãnh tụ luôn lo lương, tích thảo để dân tộc đánh giặc lâu dài.
Các anh không nói nhiều về chiến thắng ngày qua
Chỉ mong mưa cho đồng bào gieo lúa
(Thơ đã dẫn)
Anh lính bét xe tăng trong thơ Hữu Thỉnh đúng là có tầm Tướng quốc và Tướng quân(!)
Giả hết mức!
Thơ Hữu Thỉnh có những triết lý vặt, cóp py pho to triết lý Mao Trạch Đông “Súng đẻ ra chính quyền”:
Qua một chặng đường dài
Chính khẩu súng đã làm đời ta tươi tốt”
(Đường tới thành phố 1978)
Súng ấy chắc là đã tẩm nhân sâm Triều Tiên, tấm thần dược mới có loại súng giết người làm người tươi tốt!
Và triết lý lấy nông thôn bao vây thành thị. Tựa đề trường ca Đường tới thành phố cũng là cách cóp ý tưởng chiến khu của Tàu!
Vừa triết lý cop py, thơ Hữu Thỉnh lại đậm chất tấu hài:
Vai tấu hôm nay cù giỏi thật
Không ngờ đại đội trưởng mà duyên
Ngỡ cô binh trạm vào vui tết
Bỏ chiếc khắn dù: Chính trị viên!
…
Người xuống người lên vui hả hê
Tháp pháo hầm bên chăm chú nghe
Sớm mai xuất kích tăng gầm xích
Tiếng hồ, tiếng nhị cũng theo đi…
(Đêm liên hoan 1971)
Thơ Hữu Thỉnh rất nhạt. Anh em trong nghề nói với nhau: bệnh gì của thơ cũng có thể chữa khỏi, chỉ có bệnh nhạt là thuộc loại tứ chứng nan y không thể nào chữa nổi. Hoa Đà, Biển Thước, Hải Thượng Lãn Ông cũng phải bó tay!
Ăn vội no lâu
Chiến hào đang đợi
Sau trận đánh nhìn bàn tay sạm khói
Cứ ngỡ vừa thay nhau vần cơm
…
(Kỷ niệm về bữa cơm ăn đứng – Âm vang chiến hào – tháng 3 năm 1972)
Buổi sáng thức dậy
Bắt gặp tình thương đi đưa đám hận thù
Qua con đường những đám mây bị nhiều phen rượt đuổi
Buổi sáng thức dậy
Mùa đã qua, mùa đã qua
Những khung cây hoang vắng
Đi qua nhiều mũ áo
(Thương lượng thời gian)
Nhạt và sáo cả khi ca ngợi lãnh tụ của mình:
Người cao cả tận ngọn nguồn thương nước
Sông trôi mài như bờ còn giữ được
Ánh măt Người sâu vợi với thời gian
Đang tỏa khắp, đang ân cần căn dặn
- Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta
Thì ta phải tiếp tục quét sạch nó đi”
(Đường tới thành phố)
Rất cũ kỹ, không có tứ, không có cái gì mới viết ca ngợi lãnh tụ cả.
Cái tấu hài, bệnh nhạt dẫn đến cái giả lắp ghép sống sượng, có thật mà đọc cứ tưởng là của giả:
Bạn tôi bị thương
Lúc rượt theo bọn ác ôn tháo chạy
Mảnh pháo xuyên qua bao đạn
Hạt rau dền vãi ra
Rịt lại vết thương
Xông lên đuổi địch
Bạn tôi không hay
Có luống rau dền mọc theo đường truy kích
(Tháng 10 năm 1974)
Mang hạt rau, giống cũ đi theo người lính thì quân đội nước nào cũng làm. Sự việc chi tiết có thật trong chiến đấu. Người linh muốn đánh thắng giặc phải biết tự túc một phần lương thực Nhưng dựng kịch bản cho nó thành luống rau truy kích thì đó là một kịch bản tuyên huấn rất xoàng xỉng, đọc nó phản cảm.
Trong trùng trùng điệp điệp người ca ngợi, tầng bốc thơ Hữu Thỉnh, họ cho rằng Hữu Thỉnh chịu ơn Đảng, phụng sự cho Đảng nhưng Hữu Thỉnh không viết ca ngợi Đảng cụ thể mà chỉ viết về mẹ và chị rất thành công.
Đúng là Hữu Thỉnh có viết về mẹ và chị là những người thân hữu hình và vô hình cưu mang mình. Điều ấy rất đáng trân trọng. Nhưng người mẹ, người chị trong thơ Hữu Thỉnh cực khố, khó khăn ở mức tầm tầm:
Mẹ ta ốm, húp bát canh rau dệu
Chị ta hay ngồi khóc dười bếp một minh
…
Chị chôn tuổi xuân trong má lúm đồng tiền…
Mâm cơm ngồi bên nào cũng lệch…
Người mẹ tứ cố vô thân Việt Nam trong chiến tranh đau thương hơn nhiều;
MẸ ĂN XIN
Gạo nhà mẹ hết lâu rồi
Mẹ ăn xác sắn (*) ngùi ngùi cho con (*) Bã sắn
Mẹ ơi! Nhận lấy vài lon
Ngày mai đơn vị con còn đi xa
Mẹ nhìn lòng nghẹn mắt nhòa
Rét run tay gậy, thân già hụt hơi
Xiêu xiêu bong mẹ xa rồi
Thóp thoi chiếc lá vàng rơi giữa chiều.
(Tâm sự người lính – Đỗ Hoàng, tháng 3 năm 1972)
Và người chị trong thơ Việt Nam còn mất mát vạn lần so với người chị của Hữu Thỉnh:
Hồn trinh chôn chặt chân giường
Em còn cho chị lược gương làm gì
….
Chị giờ sống cũng bằng không
Coi như chị đã sang sông đắm đò!
(Lỡ bước sang ngang – Nguyễn Bính)
Điểm yếu nhất của thơ Hữu Thỉnh là thiếu sự nhân đạo cao cả, mặc dù đâu đó trong thơ ông có nói “Xóa đi phiên hiệu một sư đoàn /Đất bao dung nhận những mảnh cờ hàng”. Cả một đời thơ lính trận mạc mà chỉ có một câu như thế là quá ít và quá nhẹ. Còn trong thơ ông rất nhiều khẩu khí “thề phanh thây uống máu quân thù”. Với tư duy “chính khẩu súng làm đời ta tươi tốt”, Hữu Thỉnh thần thánh hóa khẩu súng cầm trong tay của mình:
Chúng tôi xuống đường
Chúng tôi cầm súng
Sóng dồi lên táp mặt quân thù
Khẩu súng trong tay không trệch hướng bao giờ
Chúng tôi đánh quân thù như sả cỏ làm mùa, như phát lau tra hạt…
(Đất, tháng 2 năm 1971 – Âm vang chiến hào)
Và thật tàn bạo:
- “Hãy lấy đạn mà cưa thằng cuồng tín
Mặt thằng ngu muốn chết thay cây
- “Cứ bò đi, tới chộp cho thiệt lẹ
Rồi moi bụng nó ra
Xem có máu hay chỉ toàn hắc ín”
Tao muốn coi nó chết từ từ
Coi nó chết nó gọi ai trước nhất.
- “Thôi hãy quăng lựu đạn đi thôi
Cho nó chết thiệt mau để tao còn chụp ảnh
Tao cần tiền chứ không cần nó…
(Đường tới thành phố năm 1978, 1979).
Từ cổ chí kim không có vần thơ nào ác độc như thế này.
Cái tinh thấn “súng là đạn, vợ là con, dồn căm thù lên nòng súng, đôi mắt em hình viên đạn” đã biến thi nhân thành sát nhân, biến tác phẩm nghệ thuật thành biệt kích một cách cuồng tín của nhiều con người ở thế kỷ XX , thật là có một không hai trong lịch sử nhân loại:
Bao nhà thơ mất hết lương tâm
Bao bọn báo bồi văn bồi làm gián điệp
Bao tác phẩm nghệ thuật biến thành biệt kích
Cuộc đời này đánh đĩ với văn chương…
(Loài người – Tâm sự người lính của Đỗ Hoàng, ngày 4 tháng 6 năm 1973 ).
Đọc những lời thơ đẩm máu ấy làm cho chúng ta rợn người nhớ tới những trại thiêu người của bọn phát xít Quốc xã Đức ở Ốtsơvenxim trong thế chiến thứ hai vô cùng rùng rợn, nhớ tới những bãi đầu lâu chất thành núi của Thành Cát Tư Hãn, của bọn Ponpot Iêng xa ri diệt chủng ở Căm pu chia để cảnh tỉnh cho nhân loại hiền lành trước cái ác tàn bạo!
Thật ra “trúc càn có thể chém vạn cành”. (Đỗ Phủ) Nhưng đấy là thời trung cổ, thời mà ”Thề sao thì cứ thế sao gia hình/ máu rơi thịt nát tan tành/ ai ai trông thấy hồn kinh phách rời ( Đoạn trường tân thanh phóng tác truyện Tàu – Nguyễn Du). Còn thời hiện đại con người ở với nhau nhân đạo hơn. Bây giờ nhiều nước dân chủ ở châu Âu họ đã bỏ án tử hình. Những nơi còn án tử hình thì họ cho chết nguyên thây bằng cách tiêm thuốc, chứ không mổ bụng moi gan hoặc băm vằm thi thể kẻ ác nhân như trong thơ Hữu Thỉnh!
Sao trong thơ Hứu Thỉnh lại có những cảnh “tùng xẻo” như vậy ?
Hữu Thỉnh là nhà thơ không có sự rung cảm, trái tim ông trơ lì vì “mải mê trên đường hoạn lộ”, ông đã tự thú:
Anh lặng im như đất
Ái nói gì cứ nâu…
(Thương lượng thời gian.)
Rồi tiếp
Coi nó chết nó gọi ai trước nhất!
Thưa nhà thơ Hữu Thỉnh, nó gọi mẹ đẻ đấy ạ!
Thượng tá Hoắc thời làm giám thị trại giam Hỏa Lò có kể cho tôi nghe chi tiết là khi những từ tù, những kẻ ác độc nhất đem đi thi hành án, nhà tù cho một mẩu giấy bằng nửa bàn tay để viết lời trăng trối cuối cùng, trên 90% viết gửi về cho Mẹ đẻ.
Nhà văn Khôi Vũ - Nguyên sỹ quan Quân y Việt Nam Cộng Hòa - Nguyên Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ Đồng Nai, Phó tổng biên tập báo Văn nghệ Đồng Nai -Giải thưởng tiểu thuyết "Lời nguyên hai trăm năm" của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1989
Nhà văn Triều Nguyên - Nguyên Thiếu úy Sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa - Giải thưởng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Văn học nghệ thuật.đợt 2
Nhà thơ Lê Văn Ngăn - Nguyên Trung sỹ Việt Nam Cộng Hòa, nguyên Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ Bình Định, Phó Tổng biên tập tạp chí Văn nghệ Bình Định, Đảng viên Đảng Cộng sản việt Nam.
Bộ đọi Quân giải phóng miền Nam quàng vai thân thiện với người lính Việt Nam Cộng Hòa sau Hiệp định Paris ngưng bắn ở Việt Nam năm 1973.
Anh giải phóng quân (bên trái) là đồng đội của nhà thơ Trần Khởi và người lính VNCH tại chiến trường Bình Định năm 1973
Nhà thơ Đỗ Hoàng - Nguyên bình nhì tiểu đội 3, trung đội 3, Đại đội 359, quân khu 4, Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Trưởng Ban Thơ Tạp chí Nhà văn. Giải thưởng 5 năm Bộ Quốc phòng về Báo chí - Văn học nghệ thuật (2009 - 2004)
.Nhà thơ Hữu Thỉnh - Nguyên Trung tá Quân đội nhân dân Việt Nam - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch UB Toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam
Cứ bò tới chộp cho thiệt lẹ
Rồi moi bụng nó ra
Xem có máu hay chỉ toàn hắc ín?
Máu đỏ hết, đều là da vàng máu đỏ cả nhà thơ Hữu Thỉnh ạ. Con cháu của những người sống sót sau cuộc mổ bụng, moi gan ấy 20 năm sau họ đã là Đảng viên như Hữu Thỉnh, nhiều người làm đến Phó chủ tịch phường, Hiệu trưởng trường tiểu học, trung học…vào cấp ủy, vào các cấp lãnh đạo chính quyền do Đảng Cộng sản cầm quyền rồi ạ. Những người lính sống sót không bị mổ bụng moi gan thì thành nhà văn tài năng đoạt được giải thưởng lớn của nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. (Xem ảnh) . Còn những người thoát chết dã man rùng rợn ấy là thuyền nhân vượt biên và giờ gửi dolla về xây dựng đất nước, được Đảng Cộng sản Việt Nam, chiều chuộng tin yêu:
Chưa đi Đảng bảo Việt gian
Đi rôi được Đảng chuyển sang Việt kiều
Việt kiều Đảng quý, Đảng yêu
Sớm hôm mong muốn gửi nhiều đô la!
(Ca dao mới)
Thời điểm Hữu Thỉnh viết trường ca Đường tới thành phố (1977 – 1978), trường ca gậm nhấm chiến thắng lầ thời điểm đau thương nhất trong lịch sử Việt Nam mà các cuộc thống nhất đất nước của Tây Sơn của Gia Long cũng không có. Dân tình xơ xác đói kém. Nạn thuyền nhân như một cái tang cho dân tộc. Hàng triệu người bỏ nước ra đi. Hơn nửa vạn người làm mồi cho cá ngoài biển Đông sóng thần!
Năm Mậu Ngọ mất khoai
Năm Kỷ Mùi tàn lúa
Vạn nhà cứ đói hoài
Vạn người chết sấp ngữa!
(Tức sự năm 1979 –Đỗ Hoàng)
Nhiều nhà văn, nhà thơ có lương tri đã ngộ ra, tỉnh ra sau cuộc chiến huynh đệ tương tàn, đau xót cho dân tộc Việt da vàng nhược tiểu bị các thế lực ngoại bang hai phía xúi bẩy đến cảnh nồi da xáo thịt, đã viết nên những tác phẩm làm rung động tấm lòng và lương tri nhân loại: Nguyễn Minh Châu “Người viết trẻ và cánh rừng già (1973), Ai điếu cho một nền văn học minh họa (1979), Cỏ lau ; Hoàng Ngọc Hiến với Hiện thực phải đạo, Nguyên Ngọc, Tổng biên tập báo Văn nghệ ủng hộ lương tri thức tỉnh; Trần Mạnh Hảo với Ly thân,; Bảo Ninh với Nỗi buồn chiến tranh; Phạm Thành với Hậu Chí Phèo; Hoàng Minh Tường với Thời của thánh thần; Đỗ Hoàng với tập thơ Tâm sự người lính, 3 tiểu thuyết Phí một thời trai, Cuộc chiến vừa tàn, Gửi người tình bên kia đại dương, Huy Đức với Bên thắng cuộc, Nguyễn Dậu với Chúa trời ngủ gật; Nguyễn Việt Hà với Cơ hội của Chúa……
Thế mà Hữu Thỉnh vẫn một lòng tụng ca, hô khẩu hiệu suông:
Tất cả dưới bàn tay của Bác
Hoa thiêng liêng máu thịt tự hào
Chúng con thèm nghe Bác nói một câu
Giữa bến Nhà Rồng mênh mông trời nước
Thèm nghe thơ, thèm đôi tay bắt nhịp
Để vui hết những gì ta có được hôm nay!...
(Đường tới thành phố năm 1977 – 1978)
Việt Nam có truyền thống nhân đạo từ xưa.`
Thần võ bất sát, dư diệc thể thượng đế hiếu sinh chi tâm.
Tham tướng Phương Chính, Nội quan Mã Kỳ, tiên cấp hạm ngũ bách dư sưu, kí độ hải nhi do thả hồn phi phách tán;
Tổng binh Vương Thông, Tham chính Mã Anh, hựu cấp mã sổ thiên dư thất, dĩ hoàn quốc nhi ích tự cổ lật tâm kinh.
Nghĩa là:
Thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh
Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền,
Ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc,
Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa,
Về đến nước mà vẫn tim đập chân run.
(Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)
Đứa ăn mày cũng trời sinh
Bệnh còn cứu đặng, thuốc dành cho không
(Hải Thượng Lãn Ông)
Vì sao thơ Hữu Thỉnh thiếu tính nhân đạo như vậy. Nguyên nhân rất dễ hiểu, Vì ông “vi thi lập thân” (lấy thơ tiến thân). Để có chức vụ, quyền lực trong chiến tranh ông phải hô khẩu hiệu, phải lên gân, phải sáo rỗng, phải gian dối, phải chiều theo Đảng cầm quyền, trong hòa bình phải tìm mọi cách kiếm tiền.
Nhưng Hữu Thỉnh không để chậm như vậy đâu. Ngay trong chiến tranh, Hữu Thỉnh đã ngửi ra hơi đồng:
Cho nó chết thật nhanh để tao còn chụp ảnh
Tao cần tiền chứ không cần nó…
(Đường tới thành phố năm 1977, 1978)
Trong thơ Hữu Thỉnh có rất nhiều từ chuyên môn ngành thương mại, tài chinh như: vốn, mua bán, đồng, tiền, bạc, thương lượng…
Nếu ông đi học trường đại học Buôn Bán (Thương Mại ), đại học Tài Chính ở Câu Giấy, ở Cổ Nhuế chắc sẽ phát huy được sở trường của mình! Ông sẽ thương lượng với thời gian, mặc cả với bất tử cho ông trường sinh bất lão, làm quan suốt đời để hưởng cho hết bổng lộc mà đời đã ưu ái cho ông.
Nhà thơ Trương Vĩnh Tuấn viết bài gửi cho tôi đăng có viết: Hữu Thỉnh bảo làm Cách mạng cần máu, làm quan cần tiền. Chú mày sinh ra để anh dùng”
Máu tham ngửi thấy hơi đồng là mê (Nguyễn Du) thì Hữu Thỉnh làm sao “vi thi chi hoạt” (sống chết vì thơ) được.
Trong thơ tình, Hữu Thỉnh cũng không thật lòng:
Người yêu thơ chết vì những đòn văn
Người say biển bị dập vùi trong sóng
Người khao khát ngã vì roi mơ mộng
Ta yêu mình tan nát bởi mình ơi.
TỰ THÚ -1987
Thơ tình mà kêu leng reng quá. Trong đời thực và trong đời ảo Hữu Thỉnh làm gì trải qua những cảnh ngộ “ta yêu mình tan nát bởi mình ơi!” Có thể viết ngược lại” Mình mà yêu ta thì mình sẽ tan nát hết mình ơi!”
Các nhà thơ lớn, thơ tình của họ rất bình dị mà sâu lắng làm rung động trái tim yêu nghìn năm:
NGÀI VÀ TÔI, ANH VÀ EM
Nàng bỗng đổi tiếng ngài trống rỗng
Thành tiếng anh tha thiết đậm đà
Thưa em, em đẹp lắm
Mà thâm tâm anh chưa thể nói ra!
(Puskin – Thúy Toàn dịch)
Đương thời ngã túy mỹ nhân gia
Mỹ nhân nhan sắc kiều như hoa
Kim nhật mỹ nhân khứ ngã khứ
Thiên nhai châu bạc liên chi gia
(Sở hữu tư – Lô Đồng đời Đường)
Khi say ta ở nhà ai
Mặt ai xinh đẹp tươi cười như hoa
Bây giờ ai vội lìa ta
Mày xanh rèm ngọc xa xa chân trời…”
(Nhớ người đẹp - Bản dịch Tản Đà)
Nội dung thơ Hữu Thỉnh đã như thế, vì xuất hiện muộn nên nghệ thuật, thi pháp thơ thì hầu như không có gì, lại còn thô vụng câu chữ, ý tứ, cóp py nguyên xi các tác giả khác nữa.
Bài thơ Hai nhà viết năm 1962 là một ví dụ tiêu biểu.
Hai nhà tựa lưng vào nhau
Cành xoan bên ấy ngả đầu sang đây
Lá sả đấy gội đây say
Ru em bên ấy, bên này thiu thiu
Hôm qua bên ấy lẩy Kiều
Bên này căm mãi cái mưu Tú Bà
Mãi nghe chênh chếch trăng tà
Đầu hồi bên ấy ngả qua bên này
Sáng ra nắng trĩu cành cây
Mái lá bên này choàng cả bên kia.
(Vĩnh Phú 1962)
Nhà ở nông thôn mà tưởng tượng ra tựa lưng vào nhau là không thật. Không có việc ấy và không có điều nay Lá sả đấy gội đây say/Ru em bên ấy bên này thiu thiu.
Một chàng trai đôi mươi đang yêu hừng hực mà nghe ru em để thiu thiu ngủ thì chàng trai đó là đứa trẻ đang nằm nôi (!)
Rồi cô gái tuổi trăng tròn lẻ mà biết lẩy Kiều hơn nghìn câu đến đoạn Tú Bà “đà đao lập sẵn chước dùng” là khoét lác, không thể có. Hữu Thỉnh muốn tri thức hóa, Kiều hóa cô gái nông thôn, cô người yêu mình thập kỷ 60 thế kỷ trước có trình độ Kiều như Tiến sỹ Kiều học Trần Nho Thìn bào vệ luận án phó tiến sỹ Đoạn trường tân thanh bên Liên Xô đấy!
Hữu Thỉnh viết 10 câu lục bát mà để nhiều lỗi vần.
Ru em bên ấy bên này thiu thiu
Hôm qua bên ấy lẩy Kiều
Nên sửa lại:
Hôm qua bên ấy lẩy Kiu
Tiếp:
Hôm qua bên ấy lẩy Kiều
Bên này căm mãi cái mưu Tú Bà
Nên sửa lại:
Bên này căm mãi cái miêu Tú Bà.
…
Ai về Pa Háng, Nghệ An
Rằng nay Trạm Gió có giàn su su
Ai qua Lệ Thủy, Xuân Bồ
Bây chừ Trạm Gió cải ngù, gà choai…
(Trạm Gió 1967)
Bài thơ trong tập Âm vang chiến hào như một bài bích báo mà đầy lỗi vần.
Nên sửa lại
Ai qua Lệ Thủy Xuân Bù
Bây chừ Trạm Gió cải ngù, gà choai.
Đã đứng tuổi mà Hữu Thỉnh làm thơ như vậy thì hỏi làm sao độc giả tâm phục khẩu phục. Trong khi đó Trần Đăng Khoa mới tám tuổi, chin tuổi năm 1967 viết ục bát đã thâm hậu trong nội dung lại điêu luyện trong nghệ thuật thi pháp:
Hoa dừa nở lẩn cùng sao
Là dừa chiếc lược chải vào mây xanh
…
Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
(Tư gốc sân nhà em – Trần Đăng Khoa 1968)
Đúng là:
Khôn thì khôn thuở lên ba,
Dại thì dại khú, dại tra (*) một đời! (*) Già -tiếng miền Trung)
Hữu Thỉnh cũng hay bắt chước học cách lập tứ của các nhà thơ thời chống Mỹ nổi tiếng.
Hoàng Nhuận Cầm có bài thơ “Tiếng chim trên đồi chốt” rất hay:
Lích chích là chuyện chim ri
Khoác lác nhất nhì chuyện sáo sậu thôi
Chuyện nghe như chuyện đâu rồi
Là lời chú vẹt đang ngồi bên kia
Mạ ơi! Đất nước cắt chia
Tiếng kêu con cuốc đi về quả tim…
(Tiếng chim trên đồi chôt – Hoàng Nhuận Cầm năm 1972)
Hữu Thỉnh cũng làm bài Chợ Chim phỏng theo:
Chào mào chưa nếm đã say
Chim sâu bận mọn nửa ngày mới sang
Anh vũ mua bán đàng hoàng
Ăn xong múa lượn cả làng cùng xem
Bồ nông ở cử ăn khem
Cà siêng có khách vội đem quà về
Con sáo mua bán màu mè
Quạ đen đánh quỵt còn khoe đủ điều…
(Chợ chim - Thơ Hữu Thỉnh năm 1988)
Nguyễn Duy có bài Bầu trời vuông, Hữu Thỉnh cũng có bài Bầu trời trên giàn mướp. Bài thơ Bâu trời vuông của Nguyễn Duy:
Thắng rồi trận đánh thọc sâu
Lại về với mái tăng – Bầu trời vuông
Sục sôi bom lửa chiến trường
Tâm tư yên tĩnh vẫn vuông một vùng
Khoái nào bằng phút ngả lưng
Mở trang thư dưới bong rừng đung đưa
Trời tròn có lúc rơi mưa
Trời vuông vuông suốt bốn mùa nắng xanh…
Người lính nào ở chiến trường cũng đều nhớ, còn bài Bầu trời trên giàn mướp của Hữu Thỉnh thì không ai nhớ.
Người ta nói rằng: Nhà thơ như con ong làm mật. Chúng đi hút nhị vạn bông hoa trong rừng để về làm nên mật ngọt cho mình, chứ không đi ăn cắp cánh hoa về làm mật. Hữu Thỉnh nhiều khi bê gần như nguyên xi tứ, câu chữ của người khác. Điển hình như bải Hỏi ảnh hưởng nguyên xi bài thơ Thượng đế sinh ra mặt trời của nhà thơ Đức Christa Reinig mà công chúng đã la ó nhiều năm.
Rồi bài Sang thu lấy tứ của Vương Hòa nhà thơ đời Đường bên Trung Quốc;
Đông mộ vạn đào chi
Quá hoành thiềm xuân noãn
(Vương Hòa 560 sau Công nguyên)
Cành đào tơ chiều đông
Vắt sang thềm xuân ấm
Hữu Thỉnh:
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.
(Sang thu)
Hữu Thĩnh học tập không khéo. Từ vắt dùng như Vương Hòa là rát tuyệt, Vắt nhành sang mùa xuân. Cái có thực vắt qua cái ảo làm cho câu thơ có thần. Chữ vắt dùng hợp văn cảnh hình ảnh đẹp thì rất hay, như:
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất…
(Ca dao)
Dùng không hợp văn cảnh mà lại thô lậu thì rất nguy hại;
Có đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu, vắt nửa mình là vô cùng tục, không có tí gì là hình ảnh cho thơ. Chữ vắt nửa mình ở đấy đã làm cho bài thơ Hữu Thỉnh bị bôi đen hoàn toàn.
Người ta có thể nhại, liên tưởng đến cái khác tục tỉu hơn:
Có chàng trai một tạ
Vắt nửa mình sang em.
Hữu Thỉnh dùng chữ “vắt nửa mình” đã giết chết thơ Hữu Thỉnh.
Bài “Thơ viết ở biển” được phổ nhạc, nhưng âm nhạc xón xòn, xòn đô xòn ở đây không che lấp được câu chữ thô vụng, cũ kỹ, ý tứ sáo mòn, hời hợt của bài thơ tình yêu này.
Hữu Thỉnh muốn nói cho to tát:
Anh xa em
Trăng cũng lẻ
Mặt trời cũng lẻ
Gì mà đến mức ấy.
Anh xa em cái cây, con đò cũng lẻ là đã quá buồn rồi, cần gì đem mặt trời mặt trăng ra so sánh, đại ngôn như thế!
Câu thơ Gió không phải là roi mà vách núi phải mòn là rất cũ và rất nhẹ. Nếu Hữu Thỉnh phát hiện đầu tiên thì cũng có thể coi câu thơ được. Nhưng câu này đã có từ mấy trăm năm trước mà hình ảnh nó đẹp, lung linh, vừa ảo, vừa thực, vừa hay hơn nghìn lần:
Sương phủ tàn hề dương liễu
Vũ cứ tôn hề ngô đồng
(Đặng Trần Côn)
Sương như búa đẽo mòn gốc liễu
Mưa nhường cưa xẻ héo cành ngô
(Đoàn Thị Điểm dịch)
Hay trong thời hiện đại:
Phong như lợi kiếm ma sơn thạch
Hàn tự tiêm phong thích thụ chi
(Hoàng hôn - Hồ Chí Minh)
Gió sắc tựa gươm mài đá núi
Rét như dùi nhọn chích cành cây
(Hồ Chí Minh năm 1947)
Hữu Thỉnh rất lạm dụng dùng một cái hư đặt với cái thật, cái ảo đặt với cái hiện…Nếu dùng hợp lý không tràn lan câu thơ, bài thơ hay lên nhiều::
Bò Yak trôi trên sườn núi
Là đem mùa thu nắng về
(Tạng thư)
Ngô đồng nhất diệp lạc
Thiên hạ cộng thu tri
(Thơ cổ)
(Chiếc lá ngô đồng rơi
Mọi người biết thu đên)
…
Sầu đong càng lắc càng đầy
Ba thu dồn lại một ngày dài ghê
(Đoạn trường tân thanh – Nguyễn Du)
Thấy gió là ôm ngang lấy gió
Tưởng chừng như trong đó có hương
Của người mình nhớ, mình thương
Nào hay gió tạt chẳng vương vấn gì
(Hàn Mặc Tử)
Gấp đôi cánh phượng cho ngày rạng ra
(Bùi Giáng)
Tôi xin em chút lòng thành
Cài lên một phiến u tình làm hoa
(Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Hữu Thỉnh dùng tràn lan, dùng một cách bội thực mà không hay ho chút nào: Cho mượn mùa thu một buổi, gấp đêm làm gối chờ ngày đợi em, tôi cùng mùa hạ dắt nhau đi, nhấp chút tương tư/ Thế là chiều biển động, em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím, thả gió cho mây…
Hữu Thỉnh dùng nhiều liên tưởng so sánh một cách thái quá, không đúng sự thật và không chấp nhận được.
Trong Thư mùa đông ông viết:
Gạo thường lên sớm, thư thời chậm
Đài mở thâu đêm đỡ vắng hầm
Bao năm không thấy màu con gái
Vó ngựa nghe nhầm tiếng guốc em...
Liên tưởng so sánh vó ngựa là tiếng guốc người yêu là liên tưởng so sánh quái dị. Vẫn biết “trung quân hi sắc” (Trong lính gái rất hiếm).
Tam niên tại ngũ
Trư lão như tiên
(Ba năm ở lính
Lợn sề gái xinh)
Người lình khát khao người yêu, khát khao tình dục, có khi họ phải sex animals (tình dục động vật), thủ dâm (tự sướng) như phụ nữ Brazin tuổi từ 15 đến 25 có 45 % sex anuimals, tuổi từ 25 đến 45 có 25% sex animals; đàn ông thì nhiều hơn... nhưng không bao giờ nhầm vó ngựa với tiếng guốc người yêu! (Đỗ Hoàng dịch trên mạng).
`Apollinaire – nhà thơ nổi tiếng của Pháp đầu thế kỷ XX táo bạo nhất mà chỉ viết đến:
Je pense à toi mon Lou Coeur est ma caserne
Mes sens sint tes chevaux ton souvenir est luzenne
(Anh nghĩ đến em, Lou ơi! Tim em là trại lính của anh
Các giác quan của anh là bầy ngựa của em, kỷ niệm em là ngọn cỏ linh lăng của anh)
Nos 75 sont gracieux comme ton corps
Quand je suis à cheval tu trottes comme le feu d’un obus qui ecslate au nord
(Apollinaire)
(Những khẩu 75 duyên dáng như thân thể em
Tóc em vàng hung như lửa đạn nổ ngoài phương Bắc)
Hữu Thỉnh cũng là nhà cười gượng học, người thích cười thích hát, thích hò trong cuộc chiến xương chất thành núi, máu chảy thành sông:
Hết lớp này, lớp khác lên thay
Chuyện máu thành sông, chuyện xương thành núi
Không phải chuyện hoang đường văn chương diệu vợi
Mà chuyện cuộc đời, chuyện thật hôm nay.
(Tâm sự người lính năm 1973 – Đỗ Hoàng)
Còn Hữu Thỉnh thì:
Hương trong ngực ngạt ngào tình bạn
Cười vằng vặc mặt còn khói sạm
(Trên cao điểm mùa xuân - Tháng 9 năm 1969)
Tiếng sáo đỡ lời thơ bay bỗng
Căn hầm rực ấm tiếng cười vang
…
Người xuống người lên vui hả hê
Tháp pháo hầm bên chăm chú nghe
(Đêm liên hoan - Xuân năm 1971)
Đường Trường Sơn cao ngất
Ngực đồng bằng mênh mông
Nuôi ta nghìn giọng hát
(Chiến hào năm 1970)
Bến sông thường chật chội
Tiếng cười hai cánh quân
(Đồng chí chở đò trên sông Ta Lê tháng 11 năm 1971)
Để vui hết những gì ta có được hôm nay
(Đường tới thành phố năm 1977 – 1978)
Hữu Thỉnh cũng là nhà thơ viết nhiều trương ca. Ngoài trường ca Đường tới thành phố, ông còn Trường ca Biển.
Cũng như Trường ca Đường tới thành phố, Trường ca Biển là một trường dài, dở, nhạt:
…Và người lính nói:
- Hôm nay tôi thấy biển lần đầu.
Biển nói:
- Mái gianh nhà anh không nói thế
Vại nước gốc cau nhà anh không nói thế
Người lính nói:
- Tôi phải làm gì.
Biển nói:
- Sống với nước hãy bắt đầu từ nước.
Đó là, nghi lễ đầu tiên và nghi lễ cuồi cùng
Người lính nói:
- Mẹ dặn tôi: Ra sông lấy sóng mà yêu
Đường xa gặp núi lấy đèo mà tin
Tôi đã tin và chưa hề bị ngã.
Biển nói:
- Không ngã chưa chắc đã khỏi chìm…
Cứ lan man hỏi và nói, cứ hết sóng đến người lính, đến biển kéo dài hàng trang mà cũ kỹ, nhạt hơn nước ốc của một nhà thơ không hề sống ở biển, tưởng tượng ra để viết.
Nhà thơ sống chết với biển người ta viết hay gấp vạn lần Trường ca Biển của Hữu Thỉnh, dù chỉ một câu:
Mai rồi đời cát vùi quên
Biển còn hột muối nhặt lên, thưa rằng…
...
Nếu mẹ hỏi vì sao con yêu biển?
Con trả lời:
- Nơi mẹ sinh con!
Nếu em hỏi vì sao anh yêu biển?
Anh trả lời:
- Nơi ấy mặt trời lên!
Nếu biển hỏi vì sao tôi yêu biển?
- Tôi xin đưa tặng biển những con thuyền!
( Hải Bằng)
Viết hai câu lục thời thập kỷ 80 mà Hữu Thỉnh vẫn viết sai cả vần điệu lục bát – một thể loại thơ Việt, người mù chữ vẫn viết hay đúng niêm luật:
Ra sông lấy sóng mà yêu
Đường xa gặp núi lấy đèo mà tin
Nên sửa lại:
Ra sông lấy sóng mà yêu
Đường xa gặp núi lấy cây điều làm tin!
Khi đọc Đỗ Phủ và cảm nhận về bậc Thánh thi này Phùng Quán đã viết:
Thơ ai như thơ ông
Lặng im mà gầm thét
Trang trang đều xé lòng
Câu câu đều đậm huyết
(Đêm Nghi Tàm đọc thơ Đỗ Phủ - Phùng Quán)
Đọc trường ca của Hữu Thỉnh và của các nhà cổ động viên thời chống Mỹ, tôi có cảm giác như thế này:
Thơ như thơ các ông
Chỉ có toàn hò hét
Trang trang đều dài dòng
Câu câu đều nhạt hoét!
Hữu Thỉnh là nhà thơ cổ động viên xuất hiện muộn trong chống Mỹ, nội dung, nghệ thuật không có gì. Ông luôn luôn thương lượng, mắc cả với thời gian để cho ông trường sinh bất lão, hễ quay hết vận hội 60 năm và cộng thêm một con giáp 12 năm nữa là 72 năm đủ để cho ông đổi 72 tuổi (năm 2014) lại thành 27 tuổi và được làmCai văn nghệ suốt đời.
Hữu Thỉnh “sáng lo kiếm sống, chiều lo công danh” - công danh cũng chỉ hạng chức bật mã ôn thế mà ông đã để cho Cánh đồng thơ mất trắng.
Tiếc thay!
Hữu Thỉnh chẳng còn bài nào
Xe tăng vấp phải tường rào thi ca
Hữu Thỉnh không bao giờ đến được vương quốc Thơ!
Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét