* MINH DIỆN
Chị bán dưa ở cửa chợ Bà Hoa gần nhà tôi năn nỉ:
- Mua giúp con một trái cô chú. Có hai mươi ngàn một trái dưa Gò Công ngọt lắm cô chú ơi!
Đống dưa chở tới chợ Tết từ trước ngảy ông Táo về Trời, chất cao hơn đầu người, đến trưa 30 Tết mới bán được non nửa. Ngày đầu giá 20.000 đồng một kg, giờ xả cản 25.000 đồng một trái mà vẫn không bán đươc. Nhìn nét mặt héo quắt như cuống dưa của chị bán dưa tôi hỏi: - Chỉ còn mấy giờ nữa là giao thừa, không bán hết thì làm sao ?
Chị mếu máo :
- Dzậy cũng đành bỏ lại đây thôi chú ạ!
Tôi đưa 25.000 đồng mua một trái dưa hấu to bằng chiếc mũ bảo hiểm, cân được hơn 8 kg, vị chi 3 ngàn đồng một kí. Trái dưa Gò Công ngọt nhạt thế nào chưa biết nhưng chắc chắn lòng người bán dưa đắng đuốt vô cùng.
Chợ hoa ở đường Lý Thường Kiệt và đường Hoàng Văn Thụ cũng ế ẩm như chợ dưa. Đào Hà Nội , mai, quất miền Trung, miền Tây cùng lan, trúc, cúc, rực một góc trời . Một cây mai kiếng năm ngoái hơn chục triệu , năm nay chỉ vài triệu , một chậu cúc đại đóa to như chiếc nơm chỉ hơn trăm ngàn mà không bán được. Đã hai giờ chiều , tiếng loa dẹp chợ của ban quản lý réo điếc tai nhưng những người bán hoa vẫn nấn ná chờ vận may .
Từ chợ hoa tôi ghé vào siêu thị Cop Marx đường Cộng Hòa . Mọi năm giờ ấy siêu thị cháy hàng, năm nay thịt , cá còn đầy , các mặt hàng nhu yếu phẩm, quần áo, điện máy ê hề . Người mua lèo tèo . Quầy tính tiền trống huếch. Một chủ quầy hàng nói với tôi : “ Ế quá ! Lượng hàng bán được chỉ bằng 50% năm ngoái !”.
Anh bạn đồng nghiệp ở Hà Nội gọi điện, bảo chợ hoa lớn nhất Hà Nội cũng ế, các siêu thị và cửa hàng trên phố đều vắng người mua. Cả nước như thế chẳng riêng địa phương nào.
Có tờ bào làm phóng sự điều tra bảo tết năm nay người dân “ đã có sự lựa chọn rất tinh tế, chỉ mua xắm những mặt hàng chất lượng và thiết yếu , không mua xắm tràn lan như mọi năm”. Một quan chức cấp bự lên TV hớn hở khoe thành tích chủ động nguồn hàng và có biện pháp quản lý chặt chẽ, khoa học nên giữ giá cả ổn định, chỉ số CPI không tăng góp phần kiềm chế lạm phát thành công. Thật thế, hay bồi bút và quan tham cấu kết nhau lừa mị ?
Mọi năm, từ đầu tháng Chạp các nơi đã công bố mức tiền thưởng Tết. Nhiều thì hàng chục hàng trăm triệu, ít cũng được năm, bảy triệu. Hẻo như Tết Qúy Tỵ 2013 , bình quân mỗi công nhân viên cũng được 3.000.000 đồng.
Năm nay giáp Tết chính phủ phải mở kho lương thực dự trữ xuất 18.000 tấn gạo để cứu trợ cho 15 tỉnh. Con ma đói cứ lách ra khỏi các bản báo cáo thành tích “xóa đói giảm nghèo” rồi lại chờ cơ hội nhập vào.
Nói nền kinh tế đã bước vào ổn định, phát triển, doanh nghiệp làm ăn có lãi , vậy mà hơn 120.000 công nhân không có tiền thường tết. Nhiều doanh nghiệp chỉ bỏ bao lỉ xì cho công nhân được 50.000 đồng. Có những doanh nghiệp phải dùng sản phẩm làm ra không tiêu thụ được để thưởng tết cho người lao động, từ gói mì ăn liền đến chai tương ớt, từ chiếc quần đùi đến bó nhang . Công nhân không có tiền mua vé tàu xe về quê sum họp gia đình, phải ở lại gom góp vài chục ngàn ăn tết tập thể . Mỉa mai thay cái cách thưởng tết bằng sản phẩm , và ăn tết tập thể ấy tưởng đã vùi sâu vào quá khứ thời bao cấp đói nghèo mấy chục năm rồi giờ lại được ca ngợi là sáng kiến! Đổi mới loanh quanh lại quay về nẻo cũ? Nhân dân bị bần cùng hóa giúp chính phủ giữ chỉ số CPI không tăng , chống lạm phát thành công.
Tôi ra Hà Nội trên chuyến bay 5 giờ 25 sáng mùng 2 Tết. Mấy hôm trước còn rét đậm, hôm nay bỗng nực nội. Thời tiết cũng thất thường như tính khí con người!
Vườn hoa bờ Hồ Gươm mới lắp ghép, tỉa tót. Chân tượng đài Lý Thái Tổ tươi rói những lẵng hoa. Nhưng trên vương miện của ông vua có công chọn Thăng Long làm đế đô và nêu cao ý chí quật cường chống quân xâm lược phương Bắc vẫn còn lấm tấm những hạt bụi đá xỉn màu. Cách đây không lâu một sỹ quan công an giả dạng , đã có sáng kiến mang một cục đá to đặt dưới chân tượng , dùng máy cưa cưa ngang dọc, cố tình tạo tiếng ồn và khói bụi để xua đuồi những trí thức , cựu chiến binh và người dân Hà Nội đến làm lễ tưởng niệm những người con Việt Nam tử chiến ở Hoàng Sa năm 1974 và Gạc Ma , Trường Sa năm 1988, trước quân xâm lược Trung Quốc.
Năm ngày sau sáng kiến ấy, ở thành phố Hồ Chí Minh lại có một sáng kiến tương tự: Một kẻ mặc áo cổ cồn giả dạng du côn lọt vào đám tang ông Lê Hiếu Đằng giựt giài băng rôn của trang báo mạng Bauxte, Hội dân oan, Diễn đàn xã hội dân chủ và Tòa tổng giám mục Sài Gòn trên vòng hoa viếng tang.
Những sáng kiến ấy được thực hiện ngay sau khi Việt Nam được bầu vào Uỷ ban nhân quyền của Liên hợp quốc . Là thành viên của ủy ban đó nghĩa là quyền con người của Việt Nam đã được tôn trọng tuyệt đối! Thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Mọi hạn chế quyền tự do của công dân phải được xem xét cẩn trọng và chủ yếu để nhằm bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội và những giá trị văn hóa, lịch sử, đạo đức của dân tộc”. Tưởng niệm những chiến sỹ hy sinh vỉ Tổ Quốc và viếng tang một người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền và chống bọn xâm lược Trung quốc chẳng lẽ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia ư?
Tôi lên tàu ngược lên Đông Bắc. Sau hơn 8 giờ chập chờn thức ngủ trên toa tàu chòng trành va đập , đến ga Lào Cai lúc 4 giờ 30 phút sáng. Sương núi mù mịt. Ánh đèn điện vón lại trong màn sương không soi rõ sân ga. Dòng người lặng lẽ băng qua những thanh đường ray ướt đẫm sương ra thị xã Lào Cai đang say giấc.
Anh chàng lái xe châm thuốc lá hút và vui vẻ nói chuyện thân mật. Anh có cái tên dữ dội : Lê Đại Pháo , ngoài bốn mươi tuổi , vóc dáng rất nhanh nhẹn. Tôi hỏi:
- Anh Pháo quê đâu?
- Gốc Hưng Yên nhưng đẻ ở chân cầu Cốc Lếu!
- Vợ người dân tộc gỉ?
- Dạ, dân tộc Thái Bình!
Lê Đại Pháo giới thiệu:
- Cốc Lếu bắc trên sông Hồng. Số phận chiếc cầu này gắn với lịch sử . Cuối thập niên 1900 , người Pháp xây trong kế hoạch phát triển đô thị Lào Cai, rồi chính họ phá bỏ trong cuộc chiến tranh Đông Dương. Cuối năm 1950, Liên Xô giúp xây lại , nối liền con đường liên vận Việt -Trung. Năm 1979 quân xâm lược Trung Quốc sau khi rút khỏi Lào Cai đã phá sập hoàn toàn . Mãi 15 năm sau, 1994 ta mới xây lại.
Chúng tôi đứng ở chân cầu Cốc Lếu nhìn thấy cẩu Hà Kiều của Trung quốc ẩn hiện trong màn sương mờ đục.
Tôi hỏi Lê Đại Pháo:
- Anh còn nhớ cuộc chiến tranh năm 79 không:
- Nhớ chứ! Làm sao quên được? Năm ấy em 11 tuổi. Chính mắt em nhìn thấy xe tăng từ Trung quốc vượt sông Hồng tiến sang Lào Cai. Chúng nó ngụy trang , cắm cờ đỏ sao vàng trên nóc nên nhiều người tưởng quân mình giơ tay vẫy.
Lê Đại Pháo còn nhớ khá chi tiết cảnh dân thị xã Lào Cai bồng bế , dắt díu nhau di tản . Cả thị xã hoảng loạn trong tiếng gầm rít của xe tăng, xe bọc thép và súng đạn.
Đó là ngày 22-2-1979, quân đoàn 13-14 của Trung quốc do tướng Dương Đắc Chí , tư lệnh quân khu Côn Minh trực tiếp chỉ huy tiến theo hướng Tây Bắc chiếm thị xã Lào Cai và thị xã Cam Đường. Quân dân Lào Cai đã đánh trả quyết liệt , tiêu diệt 11.500 tên, phá hủy 66 xe tăng , 189 xe bọc thép loại khỏi còng chiến đấu 4 tiểu đoàn. Trước khi rút về nước quân xâm lược Trung quốc đã hủy diệt toàn bộ thị xã Cam Đường, Lào Cai , phá hết các công trình công cộng và nhà dân ở thị trấn Sapa. Trong cuộc chiến tranh đó hàng ngàn cán bộ chiến sỹ ta đã hy sinh, hàng ngàn người dân vô tội Lào Cai đã bị giết hại.
Anh Lê Đại Pháo kể:
- Bọn lính người Miêu hiếp phụ nữ rồi đâm chết ném xác xuống chân cầu Cốc Lếu. Xe tăng của chúng nghiến nát người trên đường chúng rút chạy.
Đúng 35 năm đã trôi qua. Trong trang Bách khoa toàn thư Lào Cai không có dòng nào , chữ nào ghi lại cuộc chiến tranh ấy. Tôi nói cho Lê Đại Pháo biết điều đó, Pháo bảo:
-Dạ thưa vì mười sáu cái chữ vàng ở của khẩu Cốc Lếu đấy bác ạ! Lê Đại Pháo trề đôi môi thâm khói thuốc lá giọng mỉa mai. Anh kể:
-Hàng ngày xe điện, xe hơi Trung Quốc băng qua cầu Cốc Lếu sang thị xã Lào Cai lên Sapa , về Hà Nội tỏa đi khắp nơi dễ dàng như đi chợ. Cứ dúi cho lính đồn biên phòng cửa khẩu 200.000 đồng là ok, khỏi cần hộ chiếu. Thực phẩm nhiễm độc hại, gia cầm, đồ chơi bạo lực ùn ùn tuồn sang đổi lấy đô la ,thóc gạo và nguyên liệu của Việt Nam chở về. Ở thị xã Lào Cai này nhiều khách sạn , nhà hàng và cơ sở kinh doanh của Trung quốc ...
Con đường ngoằn ngoèo với hàng trăm khúc cua tay áo ngược lên Sapa. Mười ngày trước ở đây có mưa tuyết, nước đóng băng nhưng hôm nay ấm áp. Ánh mặt trời rực rỡ trên giải mây trắng xốp như bông lưng chừng dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ .
Chúng tôi lách qua con hẻm chợ Sapa đến bản Cát Cát, nơi có thác nước người Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ 20. Cả bản chỉ còn lại ba bốn căn nhà cổ của người Mông, mái gỗ đã mục nát , thỉnh thoảng ở ven đường có một chiếc cối giã gạo bằng máng nước như hiện vật trưng bầy trong bào tàng. Ngoài ra đã được hiện đại hóa bằng những ngôi nhà tường gạch mái tôn. Cửa hàng bán thổ cẩm san sát từ chợ tới bản. Khăn, túi, quần áo đủ kiểu. Người bán hàng bảo do người dân tộc ở Sapa làm ra, từ trồng lanh chuốt sợi , ngâm lá cây nhuộm mầu đến tạo hoa văn trên khung dệt thủ công . Họ bảo cô gái Mơ nông xòe tay xanh mầu chàm để minh chính bàn tay ấy đã nhuộm thổ cẩm . Nhưng chỉ cần dùng đốt cháy vài sợi vải và ngửi mùi chiếc khăn, chiếc túi thì biết ngay chẳng phải sợi lanh,nhuộn lá cây , mà là các loại sợi Polyster nhuộm thuốc hóa chất. Và tất cà đầu được dệt trên các máy móc công nghiệp Trung quốc. Cuộc xâm lược bắng súng đạn đã chấm dứt 35 năm , cuộc xâm lược bằng kinh tế văn hóa vẫn hiện diện và nguy hiểm hơn cà súng đạn!
Sapa không còn Chợ Tình, không còn sự mộc mạc hoang sơ, chân thật. Những đứa trẻ con người mông dòi tiền bo khi khách du lịch muốn chụp một kiểu ảnh. Hàng hóa của Trung Quốc bày bán từ thị trấn đến bản làng . Nơi ngày xưa họp Chợ Tình đã được xây dựng một sân chơi hình tròn lát gạch phẳng lỳ chung quanh có bậc đá làm ghế ngồi như sân giác đấu ở La Mã thời trung cổ. Những phiên Chợ Tình họp trên sườn đồi, trai gái từ các làng bản xa xôi kéo về tự tình dưới ánh trăng, ánh đuốc bập bùng trong tiếng kèn tiếng sáo đầy lãng mạn.
Đi đâu cũng gặp người Trung quốc. Từng đoàn vài chục người trai gái trẻ già, nói cười tranh cãi ầm ĩ.
Tôi rời Sapa sang Cao Bằng, đến Tổng Chúp huyện Lộc An. Trời lạnh buốt. Cái giếng nước 35 năm trước bọn xâm lược Trung Quốc ném xác 43 phụ nữ và trẻ em xuống sau khi dùng búa bổ củi đập chết vẫn còn đó. Tôi đặt bó hoa và thắp nén nhang thơm cầu cho hương hồn các chị các cháu siêu thoát. Cách Tồng Chúp không xa , trên huyện Khẩu Đốn, một nghĩa trang lính Trung Quốc mới khánh thành to, đẹp trang nghiêm với dòng chữ Hán khắc đậm trên bia đá : “ Việt Nam nhân dân ký công” (Nhân dân Việt Nam ghi công), vô cùng vô lý!
Ôi, tại sao “Nhân dân Việt Nam còn nghèo, không có tiền ăn tết mà xây nghĩa trang cho lính Trung Quốc to thế này? Tại sao “Nhân dân Việt Nam” không xây nghĩa trang cho những người bị quân Trung Quốc giết hại ở Tổng Chúp, Lạng Sơn, Lào Cai, không tưởng niệm những người lính tử chiến ở Hoàng Sa, Trường Sa mà trái lại đã cho phía bên kia biên giới “được phep” xây nghĩa trang ghi công nhưng tên lính Trung Quốc xâm lược? Tại sao sinh ra những nghịch cảnh trớ trêu này? Những câu hỏi xoáy vào tim tôi đau nhói .
M D
------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét