Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Lộ diện dàn môtô khủng phạm luật tại “siêu đám cưới” ở Hà Tĩnh


Trưởng Công an huyện Hương Sơn cho biết, cơ quan này đã xác định được một số xe mô tô “khủng” vi phạm Luật Giao thông đường bộ khi dẫn đoàn rước dâu tại một đám cưới vừa diễn ra trên địa bàn.
Theo đại tá Dương Văn Trường – Trưởng Công an huyện Hương Sơn, ngay sau khi báo chí thông tin về việc có đoàn siêu xe môtô dẫn đoàn rước dâu từ xã Sơn Kim về xã Sơn Tây (Hương Sơn) nhưng vi phạm an toàn giao thông khi người điều khiển không đội mũ bảo hiểm, nhiều xe không có biển kiểm soát, lực lượng Công an huyện Hương Sơn đã khẩn trương vào cuộc truy tìm.
“Hiện chúng tôi đã xác định được một số xe vi phạm. Trong đoàn xe đó, có một số xe đến từ các tỉnh khác. Chủ nhân là bạn bè của cô dâu, chú rể. Kết quả cụ thể sẽ cung cấp cho báo chí trong vài ngày tới” – đại tá Trường nói.
Đội trưởng Đội CSGT huyện Hương Sơn – trung tá Lê Hồng Anh cũng cho biết, anh em trong đội CSGT vẫn đang nỗ lực truy tìm thêm những xe môtô vi phạm khi dẫn đoàn đám cưới mà người điều khiển không đội mũ bảo hiểm, xe chưa đăng ký biển số.
Được biết, từ trước đến nay Công an huyện Hương Sơn chưa đăng ký cho bất cứ một xe môtô phân khối lớn nào trên địa bàn.
Trước đó, vào trưa 25.2, một siêu đám cưới được tổ chức tại thị trấn trung tâm Hương Sơn với giàn siêu xe môtô khủng khoảng 10 chiếc dẫn đoàn, theo sau là nhiều xế hộp đắt tiền.
Cũng tại hôn lễ, cô dâu tên D, trú xã Sơn Kim, chú rể tên H, trú xã Sơn Tây nổi đình đám khi vàng đeo trĩu cổ, thậm chí không còn chỗ đeo, chú rể phải cầm trên tay nhiều lắc vàng thay cho cô dâu. Phòng tiệc cưới cũng rất sang trọng, xa hoa.
Được biết trong thời gian qua tại địa bàn thị trấn trung tâm huyện Hương Sơn rộ lên “mốt” sắm xe mô tô phân khối lớn. Một nguồn tin cho biết, số môtô trên thuộc sở hữu của những thanh niên trên địa bàn chứ không phải từ địa phương khác đến.
Trước đó, tháng 2.2012 cũng tại mảnh đất phố núi Hương Sơn này, một “siêu đám cưới” con của nữ đại gia Nguyễn Thị Liễu cũng được tổ chức vô cùng tốn kém.
Tham gia rước dâu là đoàn siêu xe khủng đầy đủ các chủng loại, siêu xe như Ferrari, Rolls Royce Phantom, Benley, Audi A5 Sportback, Lexus, Mercedes GLK, Mercedes C250 CGI, Porsche Cayenne, BMW…
Tại hôn lễ đám cưới, cô dâu, chú rể cũng đeo đầy vàng, mâm cỗ sang trọng, tốn kém và có sự giam gia của nhiều ca sĩ nổi tiếng như Đàm Vĩnh Hưng, Phi Nhung, Quang Lê…
(Theo Dân Việt.)

Sức ép điều tra nguồn gốc tài sản cán bộ


            * NAM NGUYÊN
Vụ phanh phui một số tài sản lớn của nguyên Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền gây sôi nổi dư luận và đang có nhiều ý kiến là cần làm rõ nguồn gốc những tài sản đó.
Các nhân vật cộm cán cỡ Ủy viên Trung ương Đảng khi về hưu thường là hạ cánh an toàn. Nhưng trường hợp ông Trần Văn Truyền nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ thì không êm ả như thế. Báo chí cả lề phải lẫn mạng xã hội gần đây đưa nhiều bài kèm hình ảnh về tòa biệt thự nguy nga của ông ở Thành phố Bến Tre. Bên cạnh đó còn có bảng liệt kê các nhà đất khác của ông ở TP.HCM. Ông Trần Văn Truyền phản ứng một cách khá chừng mực nếu không gọi là yếu ớt. 
Về sự kiện nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền bị đàm tiếu về sự giàu có không tương xứng với đồng lương cán bộ trước khi về hưu, Luật sư Trần Đinh Triển ở Hà Nội nhận định: 
“Vừa qua các phương tiện thông tin đại chúng đưa lên thông tin như vậy…chúng ta phải căn cứ vào đó như một nguồn thông tin và thông tin đó chính xác hay chưa chính xác thì cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước phải được tiến hành xác minh điều tra làm rõ, xem rằng nó có khối tài sản như vậy không, thật hay giả nguồn gốc từ đâu ra. Yêu cầu ông Truyền với tư cách là một đảng viên, nguyên là một cán bộ Tổng thanh Tra Nhà nước phải giải trình trước Đảng, trước Nhà nước và nhân dân về khối tài sản đó; yêu cầu ông Truyền nếu không giải thích được và nếu giải thích được nguồn đó từ tham nhũng và vi phạm pháp luật, thì cũng phải xử lý theo qui định của pháp luật. Tôi cho rằng có làm như vậy thì mới đem lại niềm tin yêu của người dân.”
Tham nhũng ở Việt Nam được nhìn nhận như một vấn nạn quốc gia, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang từng báo động về điều gọi là “Nồi canh có quá nhiều sâu” hoặc “một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên thoái hóa biến chất.” Mặc dù chống tham nhũng là một câu chuyện dài và được cho là phải hình thành từ thể chế kinh tế chính trị áp dụng sự công khai minh bạch, pháp luật nghiêm minh, giám sát hiệu quả. Một chuỗi điều kiện khó hiện thực trong một chế độ một đảng độc quyền cai trị, Đảng chỉ đạo tất cả từ Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ.
TS Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động xã hội dân sự ở Việt Namnhận định:
“Để cho có dân chủ thì phải có nhiều đảng cạnh tranh với nhau. Chỉ có một đảng thì tôi nghĩ rằng tất cả những điều gọi là dân chủ chỉ là dân chủ giả hiệu mà thôi.” 
Trong thực trạng hiện nay ở Việt Nam, cuộc chiến chống tham nhũng được mô tả như để cứu vãn chế độ, khôi phục niềm tin của nhân dân. LS Trần Đình Triển nhận định: 
“Nếu chúng ta không đấu tranh chống tham nhũng triệt để thì để cán bộ nhà nước, những người có chức có quyền vẫn lợi dụng vào việc vơ vét tài sản của nhà nước của nhân dân, làm giàu cho bản thân mình. Trong khi đó ở các vùng sâu vùng xa, nhiều người dân khác, đặc biệt là người làm công ăn lương đang rơi vào tình cảnh kinh tế hết sức khó khăn là điều không thể chấp nhận được.” 
Trong một lần trả lời chúng tôi, chuyên gia kinh tế độc lập TS Lê Đăng Doanh ở Hà Nội ghi nhận một nỗ lực phòng chống tham nhũng của giới lãnh đạo Đảng. 
“Hiện nay về phía Đảng, ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có nỗ lực thúc đẩy chống tham nhũng bằng các biện pháp như yêu cầu phải kê khai tài sản và có chỉ thị yêu cầu phải công khai việc kê khai đó ra ở mức độ cao hơn so với trước đây. Ông Tổng Bí thư cũng sử dụng Ban Nội chính để thúc đẩy quá trình điều tra chống tham nhũng và đưa ra một số vụ án trong thời gian vừa qua như Vinalines với Dương Chí Dũng và em là Dương Tự Trọng.”
LS Trần Đình Triển nói với chúng tôi, việc yêu cầu các đảng viên, cán bộ công chức phải đi đầu trong việc kê khai tài sản, theo ông là một giải pháp đúng. Nhưng để thực hiện được giải pháp đó thì gặp rất nhiều trở ngại, vì thứ nhất khi người ta tham nhũng người ta có thể che dấu tài sản đó dưới nhiều dạng khác nhau. Ví dụ bất động sản người ta đứng tên dưới dạng con cháu họ hàng. Thứ hai nữa người ta có thể rửa tiền thông qua các cổ phần trong doanh nghiệp hay thậm chí gởi tiền ở nước ngoài hay đóng cổ phần mua bảo hiểm ..v..v..
LS Trần Đình Triển nhấn mạnh đến việc phải có những quyết sách cụ thể : 
‘Thí dụ, bây giờ có thể trên một phương diện nào đó nếu Luật Đất đai qui định và văn bản hướng dẫn ban hành, nếu đất đai đứng tên ai thì người đó là quyền sở hữu và phải được kê khai, sau đó làm cuộc tổng kiểm tra trên toàn quốc để xem rằng đất đai, nhất là trong vùng đô thị đứng tên ai và người đó có khả năng có tài sản hay không ..v..v.. rất là nhiều giải pháp. Thậm chí hệ thống ngân hàng hay tài khoản của các quan chức ở nước ngoài, nếu chúng ta hợp tác với Interpol hay các tổ chức phòng chống rửa tiền của Quốc tế và các ngân hàng nước bạn mang tính quốc tế để làm rõ việc đó ra. Mỗi việc như vậy cần phải đưa ra giải pháp cụ thể còn lời phát biểu của Tổng Bí thư hay đường lối mang tính sách lược, còn đi vào cụ thể thì phải có thiết kế cụ thể, với những tác động cụ thể và giải pháp cụ thể thì mới đưa lại hiệu quả.” 
Theo các chuyên gia, Việt Nam cần một sự cải cách thể chế có thực chất thì mới có thể giảm thiểu quốc nạn tham nhũng. Năm 2006 khi nhậm chức Thủ tướng nhiệm kỳ đầu, ông Nguyễn Tấn Dũng đã khảng khái nói rằng sẽ từ chức nếu không chống được tham nhũng. Tình trạng hiện nay không đổi khác mà còn có phần tệ hại hơn. Theo đánh giá của Tổ chức minh bạch Quốc tế năm 2013 Việt Nam bị xếp hạng 116/177 quốc gia về chỉ số cảm nhận tham nhũng. 
Câu chuyện về ông Trần Văn Truyền, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ với biệt thự lớn như lâu đài, có thể chỉ là những nét chấm phá trong toàn cảnh bức tranh quyền lực và tham nhũng tại Việt Nam.
N.Ng (Theo rfa)

 
----------------

LÁNG GIỀNG ĐIỂM TIN - Thứ Bảy - 1-3-2014

1 - BA SÀM 
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
35 năm Chiến tranh Biên giới Việt-Trung 1979: Báo chí, sách Sử VNCS đã viết gì (9) (Chép sử Việt). Trích tham luận của Đại tướng, Ủy viên BCT, Bộ trưởng Quốc phòng Văn Tiến Dũng tại Đại hội Đảng CSVN lần thứ 5: “Như đến nay mọi người đã rõ, từ lâu, những người cầm quyền Trung Quốc đã tiến hành nhiều mưu mô và thủ đoạn thâm hiểm đối với Việt Nam nhằm thực hiện giấc mộng bành trướng và bá quyền của chúng ở Đông Nam châu Á … Kẻ thù nguy hiểm và trực tiếp của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới là bọn phản động theo Mao trong giới cầm quyền Trung Quốc.” Xem Kỳ 8.
Cận Cảnh Gạc Ma (FB Osin HuyDuc). “Cuộc đụng độ súng đạn chỉ diễn ra chưa đầy 20 phút nhưng nó kéo dài, có lẽ sẽ, tới hết cuộc đời Lê Hữu Thảo và những đồng đội sống sót của anh. Lê Hữu Thảo được ‘biên chế’ vào một trong hai trung đội chiến đấu của Lữ 146 lập ra khá gấp rút trước khi tàu HQ-604 rời Cam Ranh ra Gạc Ma“.
Chúng ta biết ơn những người bị bắt (Người Buôn Gió). “Cho nên những người chưa bị bắt có đi con đường ôn hòa (con đường không nạc mỡ) thì đừng chê trách những người bị bắt. Vì hiểu thấu đáo nguyên nhân thì họ đã chịu trận cho mình. Chúng ta, những người chưa bị bắt chả khôn ngoan gì hơn họ, nói thẳng chúng ta đang hưởng chút an toàn từ họ“.
Trần Quốc Hoàn – Bảo Vệ An Ninh Cá Nhân: Công Việc Quan Trọng Hàng Đầu (Dân Luận). – Tớ Chấp CMN Luôn! (Đinh Tấn Lực). “Điếc thường không sợ súng/ Câu ngạn ngữ nghìn xưa/ Riêng súng khi lên đạn/ Chưa sợ điếc bao giờ!”
Tôi ủng hộ Thủ tướng thay đổi thể chế (Bà Đầm Xòe). “Vì sao tôi ủng hộ? Vì tôi nhận thấy đất nước mình bị đã dồn sát vào chân tường của sự suy thoái:  1. Chính quyền đã suy thoái đến tận cùng chưa?  – Rồi.  2. Nhân dân đã bỉ cực đến tận cùng chưa?  – Rồi.  3. Đảng đã lộ hết sự phản động hại dân, hại nước, chống lại xu thế tiến bộ của loài người chưa?  – Rồi.  4. Nhân dân muốn phế bỏ đảng chưa?  – Muốn…“. – Tại sao tôi ủng hộ Thủ tướng? (RFA).
Việt Nam ‘thu hồi giấy phép’ của báo Sài Gòn Tiếp Thị (VOA). - Báo Sài Gòn Tiếp Thị đình bản (BBC). – Sự đóng cửa của một tờ báo (RFA). – Về sự kiện tờ báo SGTT bị bức tử: Sài Gòn Tiếp thị chính thức đình bản (SGTT).  – Như một lời chia tay (SGTT).  – Nhiều người đến chia tay Sài Gòn Tiếp Thị (SGTT). - TIẾC THƯƠNG MỘT TỜ BÁO QUA ĐỜI (1995-2014) (Nguyễn Trọng Tạo). “Thiển ý của tôi, việc đình bản, đóng cửa (hay ‘bức tử’) tờ báo này rõ ràng là một bước thụt lùi đáng xấu hổ và gây sự bất bình trong đường hướng hô hào tiến tới một xã hội dân chủ, văn minh.  Vậy ra, việc hô hào dân chủ, văn minh phải chăng là điều ‘nói dzậy mà không phải dzậy’, là một trò chơi chữ“. – Viết cho SGTT trong số báo exit để tái sinh dưới hính thức khác:  Văn Hoá “Exit” (Alan Phan). – TIN hỉ nộ ái ố (Nguyễn Quang Vinh).
- TBKTSG: Sài Gòn Tiếp Thị tiếp tục xuất bản nhưng là hàng giả, còn SGTT thật với đội ngũ cũ có thể sẽ tái sinh với cái tên mới – Nơi đang chờ ai điếu (SGTT).
Tự do ngôn luận ở VN (FB Trương Nhân Tuấn). “Một tờ báo chết, 700 tờ báo khác sống. Tất cả đều thuộc về một ông chủ. Sự sống chết của tờ báo trực thuộc vào nhu cầu của ông chủ. Nhưng một người cầm viết thì không ai có thể quyết định sự sống chết như tờ báo. Mọi quyết định trong chiều hướng này đều chà đạp lên đạo lý con người, phỉ nhổ vào công lý, lăng mạ vào danh dự của cả cộng đồng nhân loại. Im lặng trong hoàn cảnh này là đồng lõa“.
XIN BẠN LIKE NGAY (Nguyễn Quang Vinh). Viết về tin này: “Giúp người ta đi, đừng hôi của!” (TT).
Về bài báo liên quan đến cựu Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền: Nhằm “tiến tới” sự minh bạch (NCT). “Từ khi đăng những hình ảnh tư gia ông Trần Văn Truyền (trang thư giãn cuối tuần Báo Người cao tuổi số 31 ra ngày 21/2/2014) đến nay, Báo Người cao tuổi chưa hề nhận được bất cứ phản hồi nào từ phía ông và gia đình, trong khi ông và người thân có nhiều phát ngôn về nguồn gốc của những ngôi nhà, mảnh đất đó trên các tờ báo khác“. – “Đầy tớ của dân” liếm hết rồi ! (Lê Khả Sỹ). - DỰA VÀO NGƯỜI NGHÈO  ĐỂ SỐNG SUNG SƯỚNG
ĐIỂM VÀI THÔNG TIN (Nguyễn Quang Vinh).
Kế Hoạch Navarre (ĐCV). “Có phải như người ta thường nói giải thoát ba nước Đông dương khỏi bàn tay Việt Minh để giành dộc lập? … Một mục đích khác của Pháp có thể đối mặt là tham gia với Mỹ trong sự ngăn chận Cộng Sản Á châu, phải từ bỏ mọi quyền lợi tại Đông Dương và sau chiến tranh phải rút hết chỉ còn chút quyền lợi về văn hóa, kinh tế tạm bợ. Như thế Pháp tiếp tục hy sinh cho cuộc chiến không có mục đích mà chỉ là giúp Mỹ giữ vững Thái Bình Dương của họ và giúp Anh giữ các đồn điền cao su tại Mã lai, Úc, Tân Tây Lan, và Pháp sẽ chỉ là chiến đấu cho họ“.
KINH TẾ
- ĐỒ CHƠI TRẺ EM: NHƯỜNG CHO TRUNG QUỐC: Chống đỡ yếu ớt (NLĐ). =>
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Nguyễn Trần Sâm: NHỮNG ĐỨA EM TÔI kỳ 9 – Cô giáo Nhuần (Đào Hiếu).
- Oscar 2014, hạng mục Phim hay nhất 12 Years a Slave chiếm ưu thế (ĐBND).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Thế giới 2500 năm trước … (Nguyễn Tiến Dũng).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
QUỐC TẾ
* RFA: Audio: + Sáng 28-02-2014; + Tối 28-02-2014.