Báo Tuổi trẻ liều mạng “chơi” Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, trơ trẽn “nịnh” Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Published on April 15, 2014 · No CommentsNhững bản “hùng ca” của Đức Hải đã đưa tờ Tuổi trẻ nổi tiếng một thời xuống bùn?
Nhớp nhúa trong trò chơi phục vụ quyền lực chính trị cá nhân, sử dụng ngòi bút tống tiền doanh nghiệp, nạn tham nhũng tràn lan từ những khoản từ thiện của bạn đọc, doanh nghiệp đến những khoản tham nhũng vặt, tệ nạn cờ bạc, rượu chè, trai gái nhan nhản tại tòa soạn báo Tuổi trẻ từ “tổng hành dinh” 60A Hoàng Văn Thụ đến các văn phòng đại diện báo Tuổi trẻ từ nam chí bắc. Không lạ khi từ thời Phạm Đức Hải “bỗng dưng” trở thành Tổng biên tập dưới áp lực của Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang, tờ báo Tuổi trẻ “tự nhiên” xuống dốc không phanh khi chính thức trở thành cái loa truyền thông của ông Trương Tấn Sang và nay lại đèo bồng thêm ngài Phó Thủ tướng “thứ nhất” Nguyễn Xuân Phúc và còn vị mới nổi nữa mà Người Trong Cuộc sẽ từ từ tiết lộ, nhưng trước hết, hãy xem Phạm Đức Hải đã chỉ đạo báo Tuổi trẻ “đối xử” với các vị lãnh đạo quốc gia như thế nào?
Đầu tiên phải kể đến đối xử của báo Tuổi trẻ đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, độc giả có thể thấy hầu hết các bài viết trên báo Tuổi trẻ về ông Nguyễn Phú Trọng đều “made in” TTXVN theo kiểu miễn cưỡng phải đưa, không hề có bất cứ một sự “đầu tư” nào để có bài viết cho “ra hồn” về Tổng Bí thư, có chăng chỉ là một số tin bài với số dòng đếm được trên đầu ngón tay, làm cho có lệ của đám phóng viên tại các Văn phòng đại diện, giật tít các phát biểu ngây ngô, vô thưởng vô phạt, dưới tầm của một nguyên thủ quốc gia, đại loại như “Tranh chấp lãnh thổ diễn biến phức tạp” (báo Tuổi trẻ số ra ngày 9/10/2013), “Những gì giải quyết được phải giải quyết ngay” (phát biểu kiểu “trồng cây gì, nuôi con gì” trên báo Tuổi trẻ ngày 8/12/2013), “năm ngoại giao được mùa” (nói về công tác ngoại giao của Việt Nam mà ông Nguyễn Tấn Dũng là tác nhân chính trong năm 2013), “Phải biến giá trị truyền thống thành sức mạnh vật chất” (báo Tuổi trẻ số ra ngày 18/3/2014), “Hết đất, Đà Nẵng dựa vào đâu để phát triển?” (báo Tuổi trẻ số ra ngày 19/3/2014),…
Nhưng có lẽ cú shock truyền thông nặng nhất mà ông Tổng Trọng phải gánh chịu bởi báo Tuổi trẻ là hôm sáng ngày 28/9/2013 khi ông cầm trên tay tờ Tuổi trẻ, đập vào mắt ông là dòng tít: “TBT Nguyễn Phú Trọng: Chỉ nên áp dụng hai mức tín nhiệm” khiến ông vô cùng ngỡ ngàng, không lẽ mình “lú” tới mức phát biểu thế này mà mình không nhớ? Xem kỹ thì trong bài báo Tuổi trẻ đã biến phát ngôn của cử tri Nguyễn Văn Sơn (phường Quán Thánh) thành phát biểu của Tổng bí thư phủ nhận “công trình” lấy phiếu tín nhiệm mà chính ông Trọng và Ban Thường trực Nghị quyết TW4 đã khởi xướng nhưng “lỡ thất bại”… Uy tín của Tổng Bí thư từ lâu đã là dấu chấm hỏi rất to trong lòng nhân dân thì nay lại “nhờ” báo Tuổi trẻ mà ông lại trở thành tâm điểm cho người dân bàn tán, cười cợt.
Báo Tuổi trẻ đã làm nhục Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi dựng chuyện, bịa đặt lời phát biểu của cử tri thành phát ngôn của ông theo kiểu “tự vả vào mặt mình”
Ngược lại với ngài Tổng Bí thư “đáng thương”, vai trò của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lại thể hiện “cực kỳ sinh động” trên báo Tuổi trẻ, thậm chí là “cực kỳ hài” với những bài viết mang tính “pi a” dày đặc từ tay bồi bút Giáng Hương (tức Nguyễn Văn Thanh, Quốc Thanh) thực hiện mà bạn đọc đã biết rõ trong bài viết trước khi “Giáng Hương” chấp bút cho hàng loạt các phát biểu ấn tượng của ngài Chủ tịch nước như: “Như một cử tri đã nói trước kia là một con sâu làm rầu nồi canh, bây giờ nhiều con sâu lắm. Thật hết sức xấu hổ, nhưng không lẽ cứ để hoài như vậy. Một con sâu, rồi nhiều con sâu đã thấy nguy hiểm rồi, còn để có một bầy sâu thì chết đất nước này!” (báo Tuổi trẻ số ra ngày 09/05/2011) , “Tôi nghe khá nhiều dư luận về một số trường hợp cán bộ có thu nhập bất thường, sang tận Singapore mua hết biệt thự này đến biệt thự kia, nhưng cũng chưa có điều kiện để kiểm tra, kết luận thực hư như thế nào”(bài “phỏng vấn” của Quốc Thanh trên báo Tuổi trẻ ngày 25/6/2012); “Ai làm quan cũng một lúc thôi, chứ có ai làm quan suốt đời. Làm sao khi về vườn còn gặp nhau vui vẻ” (trích “dự thảo” tiếp xúc cử tri Quận 1, ngày 26/4/2013 do Quốc Thanh biên soạn); “Tôi nói điều này với tư cách cá nhân thôi: Ta hô khẩu hiệu nhiều quá (!?) Còn câu “Một bộ phận không nhỏ” là một câu hết sức đau đầu. Nghe dư luận thì rất nhiều nhưng tìm thì không thấy…” (trích “dự thảo” tiếp xúc cử tri Quận 4, ngày 10/10/2013);…
Ngay cả trong những sự kiện lớn của đất nước chẳng liên quan gì đến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhưng Phạm Đức Hải và bộ sậu báo Tuổi trẻ còn tranh cãi “nảy lửa” với nhau để tìm cách lồng ghép hình ảnh, phát biểu của ngài Chủ tịch nước vào để lấy lòng, nịnh Trương Tấn Sang. Chẳng hạn như vào các đợt kỷ niệm Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, báo Tuổi trẻ năm nào cũng trơ trẽn gán hình ảnh ngài Chủ tịch nước vào các bài viết, phóng sự liên quan, dù trong giai đoạn lịch sử hào hùng, đau thương của dân tộc này không có bất kỳ dấu ấn nào mang tên Trương Tấn Sang cả, ngay cả cách cầm súng có lẽ Trương Tấn Sang còn chưa biết, nói chi đến biết đánh giặc (Bà con lưu ý : Năm 1979, khi toàn bộ đồng bào và chiến sĩ cả nước đang hướng về cuộc chiến vệ quốc khốc liệt đang diễn ra ở cả 02 đầu biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc thì ngài “Thành ủy viên dự khuyết” Trương Tấn Sang vẫn còn đang bận bịu suy tư với việc “nuôi con gì, trồng cây gì” ở nông trường Phạm Văn Hai, Bình Chánh, TPHCM).
Cũng không phải phi lý khi Chủ tịch nước chỉ nhắc đến sân sau truyền thông của mình là báo Tuổi trẻ mà không phải bất kỳ tờ báo nào khác khi thăm Thụy Điển tháng 9/2013 khi phát ngôn trước đông đảo kiều bào: “Bài báo Tuổi Trẻ rất cảm động!” và ngài còn tận tâm hướng dẫn kiều bào “tìm trên mạng” để đọc báo Tuổi trẻ.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và “nhất phẩm phu nhân” Mai Thị Hạnh trong chuyến thăm Thụy Điển (ảnh do Võ Văn Thành thực hiện khi còn độc quyền điếu đóm cho ngài Chủ tịch nước)
Một điều độc giả dễ dàng kiểm chứng qua anh bạn Google khi đối chiếu kết quả tìm kiếm các bài viết báo Tuổi Trẻ về “tứ trụ triều đình” đương chức của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Kết quả chứng minh, ngài Chủ tịch nước chuyên đánh võ mồm, “nói nhiều làm ít” được báo Tuổi trẻ vinh danh nhiều nhất với 35% tổng số bài viết về các vị lãnh đạo, trong khi đó Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ được 26% (chủ yếu là bài viết với nội dung bình thường, hoặc là nội dung “xấu”), nhưng “thê thảm” nhất vẫn là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hoạt động nhiều là thế, bao nhiêu sự kiện xã hội, an ninh quốc phòng, bao nhiêu chỉ đạo hành pháp gắn liền với đời sống dân sinh nhưng báo Tuổi trẻ chỉ nhắc đến chưa đầy 11% tổng số bài viết về lãnh đạo, mà phần lớn lại toàn bài có ý chơi đểu Thủ Tướng.(Nguoitrongcuoc/TTVA)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét