Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014

Cỡ nào bộ cũng có lý!

Mới đây, tại buổi họp báo thường kỳ tháng 3 của bộ Công thương, thứ trưởng  Đỗ Thắng Hải khẳng định bộ này không xin ưu đãi để giảm lỗ cho hai dự án bauxite Tây Nguyên như báo chí đưa tin.
Các kiến nghị mà bộ gửi lên Chính phủ là để đề xuất điều chỉnh những những nội dung chưa phùhợp theo đúng pháp luật hiện hành cho hai dự án này.
Đã khai thác tài nguyên còn…chịu lỗ
Phần trình bày của thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết dự án Tân Rai (Lâm Đồng) xác định sẽ lỗ trong năm năm đầu tiên và mất 12 năm hoàn vốn. Tương tự, dự án Nhân Cơ (Đăk Nông) sẽ lỗ trong bảy năm, mất 13 năm hoàn vốn. 
Thời gian khai thác của hai dự án chỉ diễn ra 30 năm. Nghĩa là, hai phần ba thời gian này phải chấp nhận huề vốn, thậm chí là lỗ do các hệ lụy môi trường và… mất luôn tài nguyên.
Câu hỏi đặt ra là tại sao phải cày, bừa, làm xáo trộn đời sống của dân chúng 20 năm để đổi lại 10 năm “có lời” trên giấy. Bởi lẽ, giá xuất khẩu chưa biết trước, và hao hụt tư bản (vốn, cơ sở hạtầng…) là điều mà giới quan sát đã cảnh báo từ lâu.
Bauxite để sản xuất nhôm, không phải alumina
Khi bàn về vấn đề thuế giá trị gia tăng (GTGT), ông Bùi Quang Chuyện, vụ phó vụ Công nghiệp nặng, cho rằng theo quy định về GTGT năm 2008, sản phẩm xuất khẩu nếu là tài nguyên khoáng sản đã được chế biến sang sản phẩm khác sẽ được áp dụng thuế suất 0%.
Theo vị này, alumina là sản phẩm được chế biến từ quặng bauxite, nên được đề xuất thuế miễn thuếGTGT. Tuy nhiên, cần phải xem lại khái niệm “sản phẩm”. 
Thực tế, mục tiêu quan trọng khi khai thác bauxite không phải là cho ra alumina, mà cái người ta cần là nhôm kim loại sau quá trình tinh chế và điện phân alumina. 
Nghĩa là, suy cho cùng thì alumina cũng chưa phải là sản phẩm khác, mà chỉ là thành phẩm trung gian được “làm sạch” từ quặng bauxite, vốn có chứa hàm lượng rất cao alumina. Phải chăng, lập luận của ông Chuyện có vấn đề?
Phải tính phí môi trường cho thỏa đáng!
Cái vốn theo luật thì bộ “hô biến” ra thành “ngoại lệ” còn cái lẽ ra phải xem xét thì bộ “áp dụng luật” một cách gượng ép.
Đáng nói hơn, theo ông Chuyện, áp dụng phí môi trường đối với hai dự án theo mức từ 30.000 đến 50.000 đồng/tấn quặng bauxite nguyên khai là chưa hợp lý. Bởi lẽ, mức này cao gấp 20-30 lần so với khai thác đá, cao bằng đúng giá thành khai thác quặng bauxite.
Ông Chuyện kết luận “Bộ Công thương đề xuất áp dụng phí môi trường cho sản phẩm này khoảng 10% giá thành khai thác bauxite, như thường lệ đối với những sản phẩm khác”. Nghĩa là từ 3.000 đến 5.000 đồng/tấn quặng bauxite nguyên khai.
Lập luận này của ông Chuyện có vẻ hợp lí, nhưng thực tế thì không. Các tuyến đường quốc lộ, đặc biệt quốc lộ 20, vốn nhà nước đầu tư nâng cấp sửa chữa tốn triệu đô, nay đã bị các xe chở bauxite “bừa nát”.
Đó là chưa kể đến ám ảnh “hồ bùn đỏ”, và những bất ổn về địa chất  sau hàng loạt các bê bối vềnghiên cứu tác động môi trường trong ngành khai thác khoáng sản, tài nguyên. Chắc hẳn chưa ai dám dự báo trước điều gì sẽ xảy ra.
Thử hỏi bừa bao nhiêu mét đất, làm hư bao nhiêu mét đường, làm bất ổn trắc địa nhưng chỉ trả chi phí môi trường theo kiểu “cơm nguội”, thì phần thiệt hại còn lại ai trả? Nhà nước vẫn tiếp tục chi ngân sách làm đường, phục hồi thảm họa…thì suy cho cùng cũng lấy từ túi nhân dân.
Bộ chớ mang dân đen bỏ chợ
Cuối cùng, chuyện “nhạy cảm” nhất là hỗ trợ bồi thường giải phóng mặt bằng, thì ông Chuyện lại “dụng tình, chứ không theo quy định của luật”. 
Vị này cho rằng khai thác bauxite có đặc thù riêng do khả năng hoàn thổ rất nhanh, cụ thể theo ông Chuyện là trong vòng 3 năm đến 5 năm.
Nghĩa là sau thời gian “ngắn”, thì người dân có thể tái sử dụng đất được. Bởi vậy, bộ Công thương đề xuất không chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng theo quy định hiện hành mà chọn cách để cho nhà đầu tư và người dân tự thỏa thuận với nhau. Bên cạnh đó, chỉ đền bù tài sản hoa màu trên đất và thuê lại đất.
Nhưng xin thưa! Người nông dân Tây Nguyên xưa nay vốn làm đồng án, nay đất cho thuê thì việc thất nghiệp có phí hay không? Giá thuê đất theo bộ là bao nhiêu cho xứng đáng, cho thỏa ước mơ ấm no cho dân, đừng nói đến chuyện giàu. 
Đó là chưa kể, “truyền thống” trùm mền dự án là nỗi ám ảnh khiến những cam kết “một thời gian ngắn trả đất cho dân” trở nên khó tin. Điều gì sẽ xảy ra nếu hai dự án hết thời hạn cho thuê đất mà vẫn ù lì, dân lại tiếp tục khóc điệp khúc “dự án làm khổn gười dân”? 
Một vị giáo sư người Đức từng nói một câu rất tâm đắc “đừng tin doanh nghiệp”. Không phải vị giáo sư có ý kì thị doanh nghiệp, mà là bất kì doanh nghiệp nào cũng chọn tối đa hóa lợi nhuận. Nếu để người “ma mãnh” như doanh nghiệp đi thỏa thuận với dân làm nông, thì khác nào trao “trứng gà” vào “tay ác”.
Nhìn cái cách đại diện bộ trả lời mới thấy, cái vốn theo luật thì bộ “hô biến” ra thành “ngoại lệ”. Trong khi cái lẽ ra phải xem xét thì bộ “áp dụng luật” một cách gượng ép, thiếu thuyết phục. Hóa ra chỉ có dân là cam tâm chịu trận! 
Nguyễn/Người Đô Thị
---------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét