** From: To Van Truong tovantruong1948@yahoo.com
Dear All
Năm ngoái, tôi nhận được điện thoại của nhà giáo Phạm Toàn hẹn gặp, được nghe ông kể về cách làm và nội dung bộ sách giáo khoa cánh buồm rất đáng suy ngẫm.
Trước Tết năm rồi, Gs Hoàng Tụy và tôi có buổi tọa đàm riêng với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam một số vấn đề liên quan đến khoa học công nghệ và giáo dục. Theo Gs Hoàng Tụy phản hồi đây là buổi đối thoại chân tình, thẳng thắn, hữu ích.
Nhận đây, mạn phép, xin chuyển tiếp mail của Anh Bảy Nhị, phản hồi của Anh Đỗ Ngọc Phả và Gs Hoàng Tụy (kèm theo bài phát biểu Diễn từ tại buổi lễ nhận giải thưởng Phan Chu Trinh) để các anh/chị tham khảo
Tô Văn Trường
From: Nguyen Minh Nhi
Sent: Friday, May 16, 2014 3:40 PM
To: Hoàng Tụy
Cc: HIỆP VIỆT HỒ ; To Van Truong ; doanngocpha
Subject: Giáo dục.
Kính gởi GS Hoàng Tụy và các bạn là người tôi tin và cùng tâm huyết về nhiều bận tâm của dân của nước, trong đó rất bức xúc là GIÁO DỤC!.
Thưa GS và các bạn,
Tôi rất ngại "nói leo" chuyện "dạy học" trong khi tôi học chưa hết nấc thứ 5/12 nấc thang khai trí cơ bản - bậc phổ thông. Nhưng tôi tự thấy từ lâu những người có trách nhiệm Giáo dục quốc gia nói và làm có nhiều điều chưa rõ hoặc chưa đúng. Tôi viết mấy dòng nầy là vì tôi rất tâm đắc bài viết của GS Hoàng Tụy về "Triết lý giáo dục" trong bài trên Tia Sáng "Giáo dục - Cho tôi nói thẳng" và nhớ lại một lần nhân hợp mặt Báo Thanh Niên - kỷ niệm 20 năm ra số báo đầu tiên - 1996 tại Dinh Thông nhất mà tôi có đặt vấn đề nây trước cử tọa, trong đó có nguyên Bộ Trưởng Nguyễn Thị Bình, Bộ trưởng NTN và Nhà giáo ND - AHLĐ khả kính VK và một số vị BT và lãnh đạo khác. Tôi xin vào đề: Thưa giáo sư:
1/- Tôi rất không hài lòng giáo dục phổ thông và "Bổ túc văn hóa" (mà tôi có học sau 1975). Tệ nhất là càng nói "quốc sách giáo dục", càng nói "cải cách giáo dục" nền giáo dục càng sa sút, tụt hậu so ĐNÁ chớ không so đâu xa!. Bằng chúng có thừa, nói ra không đủ giấy. Các bác biết còn nhiều hơn tôi. Đời tôi học hành không ra gì do hoàn cảnh. Con gái tôi đã vào đời, việc học hành được tiếng là bắt đầu CCGD năm đầu tiên 1981-1982 mà cháu học, nhưng chất lượng CCGD tôi không rõ. Tình hình nầy đến cháu ngoại tôi không biết rồi sẽ ra sao?. Có khi nào thời gian đi qua ba thế hệ mà "mèo vẫn hoàn mèo"!?.
2/- Tôi mất niềm tin vào ngành giáo dục, kể cả tính minh bạch của nó trong quản lý chuyên môn, quản lý hành chánh và cả quản lý tài chánh.
- Quản lý chuyên môn là thể hiện thường xuyên, nhất là qua các CCGD và thay đổi sách giáo khoa - thi cử. Thay đổi sách GK hình như là để tăng thu nhập cho một số người, các anh lật SGK cấp tiểu học qua các thời kỳ so đi sẽ thấy, có cả nội dung Tàu gần đây!. Quản lý thi cử lượm thượm, quản lý Đại học, CĐ, đào tạo sau ĐH...là cả câu chuyện bi hài nhiều tập. Chuyện tăng điểm cho con các Mẹ Anh Hùng và cán bộ Tiền khởi nghĩa năm thi ĐH vừa rồi tôi cho là sĩ nhục những người Cách mạng!. Còn hạ điểm sàng là cứu các Đại học tư mà thực chất là đẩy dân tộc nầy vào con đường u tối!.
- Quản lý hành chánh của ngành thì tụt hậu xa so các chế độ cũ. Địa vị người thầy bị đẩy xuống hàng thấp nhất. "Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm".
- Quản lý tài chánh là vấn đề lớn, gắn liền với các CCGD, thay đổi sách giáo khoa mà như các "Nhà mô phạm" phát ngôn giải trình trước UBTV QH và trước báo chí mấy ngày nay tôi thấy như mình bị sụp hố té. Nó cũng chung một "hình hài" với những dự an kinh tế-tài chánh khủng mà lập luận, giải trình u u mimh minh...nhưng rồi cũng trôi hết, như Bôxit Tây Nguyên, như Vinasine, Vinalai, ...
3/- Tôi hỏi thẳng vào dự án 35 ngàn tỷ của "ĐA đổi mới chương trình, sách GK". Khi bị chất vấn , họ trả lời là "Không chỉ thay sách giáo khoa mà còn đào tạo gv, bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý...Chớ soạn sách giáo khoa chỉ có 5.000 tỷ"... hè !?. Và...đây chỉ mới là khái toán. Trong khi đó có người nói soạn SGK chỉ cần 100 tỷ!. Nghĩa là nói nhăng nói cuội cho qua và như vậy là giỡn với Quốc Hội hả???
4/- Việc rượt bắt giáo viên dạy thêm, lục tập các cháu Lớp lá xem có học chữ không để phạt giáo viên...Tôi thấy hình như thế giới nầy chỉ có Việt Nam khinh bạc ngành giáo dục đến thế là cùng. Cho dù họ có sai do không chấp hành đúng lệnh cấm của ngành giáo dục. Tôi xin hỏi: Mọi tệ nạn xã hôi có phải bắt nguồn từ quản lý của Nhà nước hay trời sanh con người đã ấn cho họ những tật xấu đa mang như xã hội ta đi đâu cũng thấy, giửa nơi có nhiều đèn cao áp, càng là trung tâm văn hóa càng thấy rõ nhiều hơn!?.
Buồn cho vận nước quá thưa giáo sư và các ban thân mến!.Không biết bộc bạch cung ai!.
Long xuyên, ngày 16/4/2014.
Nguyễn Minh Nhị.
2014-04-16 17:15 GMT+07:00 Đoàn Ngọc Phả <doanngocpha@gmail.com>:
Chào Anh Bảy,
Xin chia sẻ với anh một số ý.
- Nhà văn Nguyên Ngọc trên trang Vietnamnet có phát biểu đại ý là muốn cải cách giáo dục trước hết phải xác định triết lý giáo dục, đó là (1) đào tạo con người chỉ biết chấp nhận chân lý đã được định sẳn, hay là (2) đào tạo con người có tư duy phê phán. Đến nay, chưa có tổ chức cá nhân nào tranh luận với Nguyên Ngọc về vấn đề nầy, chỉ nói vòng vo thôi.
Theo triết lý (1) đó là lối giáo dục thời trung cổ ở Châu Âu, kinh Thánh nói gì là phải chấp nhận, ai cãi lại thì bị lên giàn hỏa như Bru-nô, hay xử tội như Ga-li-lê. Châu Âu nhờ thoát ra khỏi triết lý nầy (chuyển sang triết lý 2) mới tiến bộ (từ thời Phục Hưng, thế kỷ Ánh sáng), dẫn đầu thế giới về khoa học, nghệ thuật cho đến nay .
- Loại hình bổ túc văn hóa, chuyên tu tại chức chỉ thích hợp trong thời kỳ kháng chiến, và có thể có độ trễ ít năm, nhưng kéo dài đến gần 40 năm là quá mức cần thiết , làm cho mặt bằng chất lượng giáo dục tut hậu, không giống ai . Lê-nin nói đại ý là kéo dài ưu điểm quá mức thì trở thành khuyết điểm .
- Riêng chuyện sách giáo khoa, đã có nhiều tranh luận nên có chương trình chuẩn, từ đó soạn nhiều bộ sách giáo khoa để cho nhà trường chọn lựa nhưng đến nay vẫn chưa ngã ngũ. Nếu việc cải cách nầy thành công thì đây là cuộc đổi mới để như cũ, là “phủ định sạch trơn” để rồi làm lại. Trước 1975, nền giáo dục ở Miền Nam , Bộ Giáo dục và thanh niên chỉ đưa ra chương trình, trên cơ sở đó, các nhà giáo soạn sách giáo khoa rồi nhà sách tư nhân xuất bản. Thầy giáo, học sinh tự do chọn lựa sách để mua dùng. Như vậy, có sự cạnh tranh về chất lượng sách giáo khoa, nhà nước không tốn tiền gì cả. Năm 1972, Bộ GD Sài Gòn thực hiện cải cách chương trình toán lớp 12 ban B (ban Toán) đưa vào Tân toán học, Hình học giải tích , giải tích, điểm động học chỉ tốn công soạn chương trình mới. Đặc biệt là sách toán chương trình cũ vẫn tham khảo được chứ không phải vất bỏ hẳn như bây giờ. Đến năm 1974, Bộ GD Sài Gòn lại cải cách thi toàn bộ các môn học bằng lối trắc nghiệm trong kỳ thi tú tài toàn phần (đã bỏ tú tài 1 năm 1973) cho tất cả các ban A, B, C, chương trình vẫn như cũ nhưng cách thi mới nên các tác giả đua nhau soạn sách giáo khoa + bài tập trắc nghiệm. Ngân sách nhà nước cũng không tốn kém gì cho việc in sách. Chấm thi , cấp bằng in ra luôn bằng máy tính IBM nên gọi là “tú tài IBM” (lúc nầy máy tính to bằng cái phòng chứ không phải nhỏ như bầy giờ) Ưu điểm là chính xác, khách quan, Nha Khảo thí của Bộ ký chứ không phân cấp cho Sở Học chánh tỉnh nên không có nạn sửa thang điểm , chấm lại để nâng tỉ lệ đậu của tỉnh. Bây giờ sau 40 năm mà tổ chức thi bề bộn , thủ công, thiếu khoa học, thiếu khách quan thì càng cải càng lùi chớ không phải tiến.
- Về đào tạo nhân tài. Có sự khác nhau trong chánh sách. Thi Tú tài trước năm 1975 ở MN chỉ cho thêm 1 điểm nhân hệ số cho đối tương chính sách (quân nhân, công chức, cô nhi quả phụ tử sĩ); còn thi tuyển vào đại học thì tất cả như nhau, không ưu đãi ai. Tuy nhiên, đai học có 2 loại: loại thi tuyển để đào tạo chuyên gia thì căn cứ vào nhu cầu nhân lực các ngành như : sư phạm, kỹ thuật, nông nghiệp, y khoa; loại ghi danh cho bất cứ ai cho tú tài 2 đều đăng ký học được như: khoa học, văn khoa, luật khoa; loại nầy chỉ cung cấp kiến thức chung, giúp xã hội tiến bộ. Trường đại học tự tổ chức thi tuyển, và có cơ chế tự trị đại học. Đại học dù học theo loại ghi danh, hàm thụ (không điểm danh môn lý thuyết) thì cũng phải thi chung với sinh viên tập trung cho nên chỉ có 1 loại bằng cấp chứ không phải nhiều loại như bây giờ (từ xa, bổ túc, tại chức, chính qui...). Mình không giống ai nên bằng cấp ra ngoài không được công nhận là phải rồi ( SV đi học tiến sĩ ở Úc có bằng cao học bị bắt phải học lại các môn chương trình cao học). Bây giờ mới chỉ thí điểm cho 4 trường đại học được tự chủ một phần (học phí tự qui định nhưng không quá 3 lần mức chung của Bộ ) thì lạc hậu cỡ nào.
- Việc lớn không lo, lại đi làm nhiều việc vụn vặt như cân cặp sách, xét tập, độc quyền giấy thi thì ngành GD hành xử với các đối tượng của mình như con nít, rồi mình cũng thành con nít luôn nhưng tệ hơn là không vô tư như con nít.
- Cũng như anh và chắc là nhiều người nữa, em rất lo khi con mình đi học từ cấp 1, mong rằng ngành GD thực hiện đúng như Mác dạy là học tập tinh hoa của nhân loại, nhưng cải hoài không tới đâu (chắc là gà mắc tóc ở chỗ triết lý giáo dục), nay lại bắt đầu lo tới cháu sắp vào lớp 1!
Phả
On Friday, 18 April 2014, 7:09, Hoang Tuy <hoangtuy1927@gmail.com> wrote:
Thưa anh Nguyễn Minh Nhị và các anh chị,
Tôi hoàn toàn hiểu, đồng ý và thông cảm với những ý kiến và lo lắng của các anh chị. Xưa nay tôi vẫn tin tưởng
vai trò then chốt của giáo dục trong sự phát triển của một đất nước, một dân tộc, và từ lâu đã thấy rõ giáo dục của chúng ta không chỉ lạc hậu mà đã đi lạc đường. Xin gửi anh Nhị và các anh chị khác bài đọc của tôi nhân dịp
nhận giải thưởng Phan Châu Trinh năm 2011.
Hoàng Tụy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét