Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

'Tiếng nói E.MAIL - 98



Võ Văn Tạo: PHẢI THAY ĐỔI TƯ DUY THU HỒI ĐẤT !



Phải thay đổi tư duy thu hồi đất
Nhà báo Võ Văn Tạo

 Vụ cưỡng chế Văn Giang

Vụ cưỡng chế quyết liệt ở huyện Văn Giang (tỉnh Hưng Yên) làm công luận cả nước và truyền thông quốc tế chấn động. Thật khó tin khi dư âm đau lòng vụ Tiên Lãng chưa dứt, lại tiếp đến Văn Giang rầm rộ cưỡng chế,  lửa khói ngút trời, súng nổ dữ dằn.

Trong vụ Tiên Lãng, Chính phủ và các cơ quan chức năng nhìn nhận chính sách đất đai, vấn đề đền bù giải tỏa, cưỡng chế còn nhiều bất cập… quan chức địa phương sai phạm, khuất tất, đẩy người dân vào đường cùng, phản ứng tiêu cực.

Trong vụ Văn Giang, địa phương khẳng định làm đúng. Theo họ, người dân không thắc mắc giá đền bù, mà phủ nhận dự án. Điều đó là bất khả thi, buộc phải cưỡng chế, vì Thủ tướng đồng ý dự án… Những ngày qua, báo chí trong nước đăng thưa thớt, nhiều báo gỡ bài đăng online. Trên mạng, dậy lên làn sóng bloger và công chúng lên án cưỡng chế, người dân tố cáo mức đền bù rẻ mạt, chủ đầu tư “cò kè bớt một thêm hai”, cưỡng chế bất minh, tàn bạo… Nhưng cũng có một số ý kiến cho rằng chính quyền không sai, viện dẫn  luật đất đai và các văn bản liên quan.

Trái với tuyên bố của chính quyền, rằng cuộc cưỡng chế thành công nhanh gọn, có Viện Kiểm sát chứng kiến, không có nổ súng, không có thương vong… các videoclip người dân quay bí mật cho thấy, hàng nghìn công an trang bị kỹ lưỡng cùng vũ khí, thiết bị hùng hậu được huy động, súng nổ ran trời, khói lửa mịt mùng, đó đây người dân bị lực lượng cưỡng chế xúm lại đánh đập, đá thúc mạng sườn, tiếng phụ nữ uất hận chửi thề… Trong khi đó, phóng viên báo chí bị cản trở tiếp cận, hiện trường nhan nhản bảng “cấm quay phim chụp ảnh”… Những ai đau đáu Văn Giang, đều không khỏi nghẹn ngào căm giận, lo ngại cho số phận bấp bênh của người dân thấp cổ bé họng, về bất ổn xã hội… Ở tầm sâu hơn, những người từng trải, nhiều cống hiến, day dứt hiện tượng lực lượng vũ trang nhân dân dùng vũ lực với dân, băn khoăn một nhà nước “của dân, do dân, vì dân”, quan ngại tồn vong chế độ, tương lai đất nước…

Thu hồi đất

Những người cho rằng chính quyền không trái luật viện dẫn Luật đất đai để chứng minh. Dù phê phán và quan ngại cảnh tượng “hàng ngàn cảnh sát chống bạo động, “khiên – giáo tua tủa”, đối đầu với vài trăm nông dân cuốc xẻng trong tay không”, nhà báo Huy Đức (bloger Osin) trích dẫn và nhận định: “lợi ích quốc gia” chủ yếu là những “dự án đầu tư có nhu cầu sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt”. Và: “Dự án Ecopark đã được Thủ tướng phê duyệt, nếu chiểu theo Luật 2003, việc nông dân Văn Giang không chịu bị thu hồi nên bị cưỡng chế là hoàn toàn phù hợp với Điều 39”. Theo Huy Đức, Luật 1993 bị sửa nhiều lần, đến Luật 2003,  quy định “trở nên rắc rối và dễ bị lũng đoạn hơn”, “lợi ích đại gia” trở thành ngang hàng mục tiêu cao cả “lợi ích quốc gia”.

Phải chăng có sự nhầm lẫn ở đây? Thực tế, điều 39 – Luật 2003 quy định trong trường hợp “thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng”. Dự án Ecopark có vì mục đích trên?

Trong khi đó, điều 40 – Luật 2003 (thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế) quy định:

“1. Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế trong trường hợp đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế và các dự án đầu tư lớn theo quy định của Chính phủ.

Việc thu hồi đất được thực hiện theo quy định tại Điều 39 của Luật này.

2. Đối với dự án sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt thì nhà đầu tư được nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân mà không phải thực hiện thủ tục thu hồi đất”.

Do vậy, Ecopark ở Văn Giang, với nội dung đã công bố và quảng cáo rộng rãi, hiển nhiên là dự án kinh doanh, chủ đầu tư chỉ được phép nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân; chính quyền không được phép thực hiện thủ tục thu hồi đất.

Câu chuyện Thụy Điển

Liên quan nội dung này, câu chuyện sau, do một nhà báo Thụy Điển kể, rất đáng suy ngẫm:

Một dự án mở tuyến đường sắt, muốn xuyên qua một vùng dân cư, bị cư dân địa phương phản đối. Họ lập luận, tổ tiên và họ đã khai phá, định cư ở đó hơn 300 năm. Bây giờ cái đường sắt kia mới từ đâu lù lù tới, hòng nhảy vào chiếm chỗ, muốn họ phải dời đi nơi khác. Tại sao nó không biết tránh họ, mà họ lại phải tránh nó? Kết cục, nhà nước quyết định tuyến đường sắt đó phải hoạch định lại, đi vòng, tránh vùng dân cư nọ.

Nhà báo này cho biết, Thụy Điển không quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân hay nhà nước, cũng như hầu hết quốc gia phát triển đều thừa nhận sở hữu tư nhân về đất đai. Nhưng không phải vì thế mà Thụy Điển và các nước đó chậm phát triển hạ tầng. Một khi nhà nước muốn thực hiện dự án vì mục đích công cộng, phải cân nhắc cái được đại cục cho xã hội lớn hơn rất nhiều cái mất cục bộ của cá nhân, cộng đồng bị tác động do dự án. Chính vì cái được lớn hơn rất nhiều cái mất, xã hội (ngân sách nhà nước) sẵn sàng bù đắp thỏa đáng cho cá nhân, cộng đồng bị tác động. Được bù đắp lớn hơn rất nhiều so với mất, lại vì lợi ích chung, có điên mới phản đối. Nhờ vậy, hạn chế được nguy cơ lạm quyền quyết ẩu, lãng phí, tham nhũng… Công luận không bao giờ phản đối việc nhà chức trách cưỡng chế trong trường hợp cá nhân, doanh nghiệp vay tiền ngân hàng, rồi chây nợ hay nhận tiền bán nhà, rồi không chịu giao nhà.

Cưỡng chế

Hiện tượng cưỡng chế đất cho các dự án kinh doanh, các khu đô thị mới… trong những năm gần đây gây nhiều bức xúc, làm người dân giảm sút lòng tin. Như trên đã nêu, dù không muốn, việc cưỡng chế vẫn phải thực hiện trong những trường hợp đúng đắn và thật cần thiết. Thế nhưng có một thực tế tồi tệ phổ biến trong cưỡng chế. Đó là thiếu minh bạch, cản trở báo chí tác nghiệp. Mặc dù hoạt động cưỡng chế không thuộc phạm trù bí mật, hầu hết trường hợp, phóng viên đến hiện trường tác nghiệp đều bị lực lượng trực tiếp tham gia cưỡng chế cản trở hung hăng, thậm chí không ít phóng viên còn bị cướp máy ảnh, hành hung(!). Chính vì không có sự giám sát của báo chí, hiện tượng cưỡng chế sai ẩu, lạm dụng vũ lực, hành hung vô lối và thái quá với người bị cưỡng chế rất phổ biến.

Nếu nhà nước nhìn nhận bất cập đã nêu, cần quy định trong quy trình cưỡng chế, phải thực hiện việc tổ chức, tạo điều kiện báo chí giám sát, quy định đây là yêu cầu tối quan trọng và bắt buộc, nếu không thực hiện nghiêm túc hoặc thực hiện chiếu lệ, phải chịu chế tài nghiêm khắc.

Càng ít cưỡng chế, càng tốt

Như trên đã phân tích, nhìn chung hành vi cưỡng chế gây phản cảm, bức xúc, xáo trộn xã hội, tạo mầm mống bất an, bạo loạn. Đó là điều người dân lương thiện và bất cứ thể chế nào cũng không mong muốn.

Nhìn lại vụ Văn Giang, vụ cưỡng chế lại nhằm vào nông dân nghèo khó chất phác, lấy đi mảnh đất – kế sinh nhai duy nhất của họ – để giao cho dự án kinh doanh của một vài người giàu. Để có được giang sơn hôm nay, Đảng từng xác định nông dân là quân chủ lực. Nhiều triệu con em nông dân đã hy sinh xương máu, hàng trăm triệu nông dân nhiều thế hệ đã đổ mồ hôi, sôi nước mắt, chắt chiu từng hạt thóc trong và sau chiến tranh để có chính quyền hôm nay. Vụ Tiên Lãng, dưới góc nhìn của nhiều lão thành cách mạng, là thất bại chính trị nặng nề, khi chính quyền giải quyết vấn đề bằng vũ lực đối với nhân dân.

Bất cứ vụ cưỡng chế nào tương tự Tiên Lãng hay Văn Giang, cũng đi ngược với tuyên bố mới đây của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có… Pháp quyền dưới chế độ XHCN là công cụ thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân… Nguy cơ đối với đảng cầm quyền là tham nhũng, quan liêu, thoái hoá…”…

V.V.T.


Được đăng bởi Tễu vào lúc 15:43 


36 nhận xét:

  1. Câu cuối cùng : Bất cứ vụ cưỡng chế nào tương tự Tiên Lãng hay Văn Giang, cũng đi ngược với tuyên bố mới đây của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có… Pháp quyền dưới chế độ XHCN là công cụ thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân… Nguy cơ đối với đảng cầm quyền là tham nhũng, quan liêu, thoái hoá…”…

    Phải được bổ sung như sau: Bất cứ vụ cưỡng chế nào, bất cứ vụ bịt miệng báo chí nào, bất cứ vụ nhũng nhiễu, đàn áp những người dân góp ý với chính quyền nào, bất cứ vụ lạm quyền nào của công an, đều....
    Trả lời
    Trả lời


    1. Hãy xem ông Trọng làm chứ đừng nghe ông Trọng nói!
  2. Trả lời


    1. Ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố là vì ông ấy phải tuyên bố vậy thôi chứ với vụ cưỡng chế ở Văn Giang ông ta cũng không có ý kiến gì đâu đừng hy vọng những điều ông ta tuyên bố là thật .
  3. Vấn đề là chính quyền không phải là một công ty nên không được tham gia vào việc môi giới mua bán đất, và đứng ở giữa ăn tiền chênh lệch (đồng thời, tiếc thay người thụ hưởng chênh lệch lại không phải chính quyền mà là quan chức)
    Trả lời
  4. Thưa các anh vậy bây giờ nhà nước chỉ phục vụ các nhóm lợi ích à ? Văn Giang các bà con thật cô đơn...
    Trả lời
  5. Sao mấy chục m2 đất ở ngã tư Hàng Bài - HBT (Hà Nội), CĐT "dám" trả 1 tỷ đ/m2, không cần cưỡng chế nhỉ!
    Chắc huyện VG không thuộc nước CHXHCN Việt Nam!
    Trả lời
  6. Nhà báo Võ Văn Tạo phân tích rất chí lý. Trước hết là bác Tạo đã chỉ ra chỗ nhầm lẫn của bác Huy Đức về Luật Đất đai. (Điều này tôi cũng đã nêu ở 1 comment trong bài Đặt mình trong vị trí người dân Văn Giang của bài của Huy Đức).
    Đặc biệt, vấn đề nghiêm trọng hơn cả việc phạm Luật Đất đai là việc cưỡng chế đã đánh vào những vấn đề cốt tử của xã hội: Đó là tình cảnh người nông dân mất nguồn sinh sống. Đó là tình cảm người nông dân bị tổn thương nặng nề (Cái đau trong cõi tinh thần/ Đã đau một phút dần dần lại đau - Xuân Diệu). ĐÓ là việc tạo nên sự đối đầu giữa nhân dân và nhà nước. Là việc tạo tiền lệ cho những cuộc cưỡng chế tiếp tục ngày càng nhiều và có quy mô lớn về sau...
    Trả lời
  7. Báo chí Việt Nam bị kiểm duyệt về vụ cưỡng chế ở Văn Giang


    Cảnh sát cơ động được điều đến tham gia cưỡng chế thu hồi đất tại Văn Giang, Hải Hưng ngày 24/04/2012.
    REUTERS/Stringer
    Thanh Phương
    Khác với vụ Tiên Lãng, báo chí chính thức của Việt Nam không nói nhiều về vụ cưỡng chế thu hồi đất ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên ngày 24/4. Không những thế, những bài báo lên án vụ cưỡng chế đã bị kiểm duyệt, như trường hợp của bài báo đăng trên trang tamnhin.net thuộc tờ báo Kinh tế Doanh nhân Thời đại.

    Trên trang báo điện tử Tầm Nhìn (tamnhin.net) sáng nay, dưới hàng tựa « Cưỡng chế đất đai ở Hưng Yên nhiều hệ lụy ? », tác giả Viết Lê Quân đã cảnh báo về những hậu quả của vụ cưỡng chế tại xã Văn Quan, huyện Văn Giang vừa qua.

    Tác giả bài báo nhận xét : « Nếu trong các cuộc khiếu tố đông người gần đây ở Hà Nội, trong tay người dân khiếu kiện chỉ là đơn thư, biểu ngữ và cờ Tổ quốc, thì đối mặt với con số hàng ngàn cảnh sát cơ động được huy động một cách ráo riết và bài bản theo chiến thuật tác chiến một cách kinh ngạc, phần lớn người dân xã Xuân Quan lại mang theo bên mình họ hoặc cuốc xẻng, hoặc gậy gộc, hoặc lưỡi hái. »
    ,,,,,,,,,,,,,,
    http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120426-bao-chi-viet-nam-bi-kiem-duyet-ve-vu-cuong-che-o-van-giang
    Trả lời
    Trả lời


    1. Công dân miệt vườn23:35 Ngày 27 tháng 04 năm 2012
      Sau Vụ Tiên Lãng báo chí lề phải đã được định hướng lại rồi. TT Đỗ Quí Doãn nói báo chí nói quá nhiều về Tiên Lãng là lệch pha, mất cân đối !
      Để dành không gian báo chí cho những thông tin khác nữa . Thế là báo chí hết dám vượt rào. Cho nên có nhà văn nào đó nói hơn 700 tờ báo VN mà có một TBT thôi !
  8. Bài của Văn Tạo,của Huy Đức đều hay.
    Lâu nay tui cũng nghĩ như vậy, và cũng tự hỏi vì sao Chính quyền một số nơi cứ thích lấy đất của người này,cấp cho người khác mà thông thường là lấy đất của người nghèo cấp cho người giàu . Phải chăng , đó là sự lạm dụng về quyền và sự cố tình hiểu sai luật của một số cán bộ có quyền- mà xuất phát từ sự chênh lệch quá lớn từ giá đền bù - giá bán( 100.000đ/m2 so vơi giá bán >30triệu/m2 tại Ecopark).
    Nông dân mất đất-Họ đi về đâu. Vả lại,họ chính là những người suốt mấy chục năm theo Đảng,chiến đấu vì Đảng cũng chỉ để có đất,giữ được đất mà thôi.
    Từ trước tới nay,tui chỉ mới thấy giá đền bù cho vài gia đình tại BHTH Hàng Bài -Hà nội : > 600triệu đ/m2 là có vẻ hợp lý giữa người có đất-nhà và Nhà đầu tư.
    Trả lời
  9. Không những chỉ thay đổi tư duy thu hồi đất,mà thực tế bây giờ còn phải thay đổi rất nhiều...rất nhiều điều vô lý mà vẫn đang tồn tại một cách rất vô lý.
    Trả lời
  10. Thưa ông Võ Văn Tạo,

    Bài viết của tác giả Osin Huy Đức đã hay, bài viết này của ông còn hay hơn và thấu tình đạt lý, khi đề cập đến Luật đất đai của Nhà nước VN.

    Quyền tư hữu đất đai là một trong những quyền cơ bản của công dân ở các nước tư bản. Ngoài thí dụ Thụy điển mà ông đã nêu, tìm hiểu cụ thể như tại Mỹ thì quyền tư hữu đất đai được trao vĩnh viễn cho nông dân, được điều chỉnh nghĩa vụ bằng thuế đất đai đóng hàng năm. Nông trại gia đình Mỹ có cái rộng đến hàng trăm hecta ( ở bang Texas), đã là một phần của lịch sử nước Mỹ và niềm tự hào của tầng lớp tiểu nông Mỹ. Còn Chính phủ liên bang nếu muốn trưng dụng đất để làm hỏa xa, khai thác dầu.. họ sẽ đền bù rất cao. Còn không thỏa thuận được thì đem lên Tòa án phân xử.

    Ở miền Nam VN, ngay từ tháng 3/1970, chế độ Sài gòn đã tiếp tục chương trình Người cày có ruộng đã có từ năm 1955, với mục tiêu của việc cải cách này là cấp miễn phí 1,5 triệu hecta ruộng lúa cho 80 vạn hộ nông dân, đồng thời cấp giấy chứng nhận sở hữu ruộng đất cho nông dân.Người nhận đất theo quy định chương trình Người cày có ruộng thì không được sang nhượng hay bán lại thửa đất đó trong vòng 15 năm. ( theo các tài liệu lưu trữ).
    Qua đó mới nhận thức được chế độ tư bản, dù có xấu xa gì đi nữa, cũng luôn tôn trọng cái quyền tư hữu tối thiểu nhất của người dân : là quyền làm chủ miếng đất, cái nhà ở của mình. Và trong một xã hội dân sự tư bản cũng không có khái niệm cưỡng chế, tranh chấp đất đai giữa công dân và Nhà nước pháp quyền.
    Hiến pháp VN là bản sao của Hiến pháp Liên xô với chế độ công hữu đất đai ( chắc chỉ còn vài nước XHCN áp dụng) để nhằm khẳng định quyền lực tuyệt đối và sở hữu vô hạn nguồn tài nguyên đất đai của đất nước. Mâu thuẩn giữa tư hữu và công hữu, giữa lợi ích nhóm nhỏ và lợi ích đất nước, chính là nguyên nhân khiến 70% vụ khiếu nại tố cáo hiện nay ở VN đều có liên quan đến nhà đất. Vì không có thỏa thuận, đền bù tương xứng mà chỉ áp đặt bằng họng súng.
    Theo cá nhân tôi, sẽ còn rất nhiều vụ Tiên lãng, Văn Giang... nữa xảy ra trong tương lai, nếu khái niệm " sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý" còn nằm trong Luật đất đai và Hiến Pháp, qua đó phục vụ quyền lợi tích tụ đất đai, lòng tham không đáy của nhóm nhỏ lợi ích như hiện nay.
    Trả lời
  11. Thưa ông Võ Văn Tạo,

    Bài viết của tác giả Osin Huy Đức đã hay, bài viết này của ông còn hay hơn và thấu tình đạt lý, khi đề cập đến Luật đất đai của Nhà nước VN.

    Quyền tư hữu đất đai là một trong những quyền cơ bản của công dân ở các nước tư bản. Ngoài thí dụ Thụy điển mà ông đã nêu, tìm hiểu cụ thể như tại Mỹ thì quyền tư hữu đất đai được trao vĩnh viễn cho nông dân, được điều chỉnh nghĩa vụ bằng thuế đất đai đóng hàng năm. Nông trại gia đình Mỹ có cái rộng đến hàng trăm hecta ( ở bang Texas), đã là một phần của lịch sử nước Mỹ và niềm tự hào của tầng lớp tiểu nông Mỹ. Còn Chính phủ liên bang nếu muốn trưng dụng đất để làm hỏa xa, khai thác dầu.. họ sẽ đền bù rất cao. Còn không thỏa thuận được thì đem lên Tòa án phân xử.

    Ở miền Nam VN, ngay từ tháng 3/1970, chế độ Sài gòn đã tiếp tục chương trình Người cày có ruộng đã có từ năm 1955, với mục tiêu của việc cải cách này là cấp miễn phí 1,5 triệu hecta ruộng lúa cho 80 vạn hộ nông dân, đồng thời cấp giấy chứng nhận sở hữu ruộng đất cho nông dân.Người nhận đất theo quy định chương trình Người cày có ruộng thì không được sang nhượng hay bán lại thửa đất đó trong vòng 15 năm. ( theo các tài liệu lưu trữ).
    Qua đó mới nhận thức được chế độ tư bản, dù có xấu xa gì đi nữa, cũng luôn tôn trọng cái quyền tư hữu tối thiểu nhất của người dân : là quyền làm chủ miếng đất, cái nhà ở của mình. Và trong một xã hội dân sự tư bản cũng không có khái niệm cưỡng chế, tranh chấp đất đai giữa công dân và Nhà nước pháp quyền.
    Hiến pháp VN là bản sao của Hiến pháp Liên xô với chế độ công hữu đất đai ( chắc chỉ còn vài nước XHCN áp dụng) để nhằm khẳng định quyền lực tuyệt đối và sở hữu vô hạn nguồn tài nguyên đất đai của đất nước. Mâu thuẩn giữa tư hữu và công hữu, giữa lợi ích nhóm nhỏ và lợi ích đất nước, chính là nguyên nhân khiến 70% vụ khiếu nại tố cáo hiện nay ở VN đều có liên quan đến nhà đất. Vì không có thỏa thuận, đền bù tương xứng mà chỉ áp đặt bằng họng súng.
    Theo cá nhân tôi, sẽ còn rất nhiều vụ Tiên lãng, Văn Giang... nữa xảy ra trong tương lai, nếu khái niệm " sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý" còn nằm trong Luật đất đai và Hiến Pháp, qua đó phục vụ quyền lợi tích tụ đất đai, lòng tham không đáy của nhóm nhỏ lợi ích như hiện nay.
    Trả lời
  12. Nếu Văn Giang được coi là một vụ cưỡng chế thành công thì đây sẽ đđương nhiên trở thành một đ"iển hình tiên tiến" cần học tập kinh nghiệm và nhân rộng ra trên phạm vi cả nước, các Bộ, Ngành, tỉnh, thành sẽ "Ra sức thi đua học tập và làm theo" Văn Giang. Phen này thì khốn nạn cho cái kiếp Dân Đen rồi!
    Trả lời
    Trả lời


    1. Công dân miệt vườn23:38 Ngày 27 tháng 04 năm 2012
      Hãy chờ đợi những vụ cưỡng chế ngoạn mục khác nữa. Nó sẽ vẹn toàn đến nỗi cả thế giới phải lè lưỡi !
  13. Đừng ngây thơ nữa! Theo đúng luật thì những dự án thế này chủ đầu tư phải thương lượng với người sử dụng đất hiện tại về phương án đền bù. Chỉ có những dự án kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh do nhà nước thực hiện thì mới thu hồi đất hành chính theo biểu giá đất.

    Vấn đề là ở dự án này, và ở vô vàn, vô vàn dự án khác, các quan tham lợi dụng sự mập mờ của pháp luật (mà thực ra cũng chả mập mờ đâu, họ cứ làm bừa) để coi đây là dự án công cộng, đề thu hồi hành chính với giá đền bù rẻ mạt, chi phí đền bù do chủ đầu tư trả, rồi bàn giao lại cho chủ đầu tư. Tất nhiên để nhận đất như vậy chủ đầu tư phải chi những khoản hối lộ lớn. Nhưng cuối cùng chủ đầu tư vẫn có lợi lớn.

    Thay đổi tư duy? Tư duy gì? Vấn đề muôn đời ở đây là lòng tham và quyền lực độc tài của cả một chế độ sâu mọt!
    Trả lời
  14. Hoan Hô Nhà Báo Chân Chính Võ Văn Tạo!
    Xin trân trọng cảm ơn bác! Giá như Nhà báo nào cũng được như bác... thì đất nước mình ĐÂU RA NÔNG NỖI NÀY!!!

    "... Bất cứ vụ cưỡng chế nào tương tự Tiên Lãng hay Văn Giang cũng đi ngược tuyên bố mới đây của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có… Pháp quyền dưới chế độ XHCN là công cụ thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân… Nguy cơ đối với đảng cầm quyền là tham nhũng, quan liêu, thoái hoá…”…

    (Thú thực nghe nó ngượng tai lắm!!!)
    Trả lời
  15. Bà Đỗ Thị Thu Hằng - đương kim đại biểu Quốc hội - là chủ tịch hội đồng thành viên kiêm tổng giám đốc Tổng công ty Sonadez trả lời với dân ra sao về vụ việc này?

    Người dân đòi lấp cống của Sonadezi
    Thứ Sáu, 27/04/2012 11:53
    (NLĐO) - Sáng 27-4, gần 100 người dân tại xã Tam An, huyện Long Thành - Đồng Nai tập trung gần khu vực cống xả thải của Công ty CP Sonadezi Long Thành nhằm lấp miệng cống này nhưng được các đơn vị chức năng can thiệp.

    Những người dân này mang rất nhiều cuốc xẻng, bao tải, gạch, đá, xà bần. Khoảng 8 giờ, mọi người đồng loạt xúc gạch đá vào hàng chục cái bao tải.

    “Chúng tôi quyết định lấp cống vì không thể chấp nhận, không chờ đợi được nữa vì không nhận được bất kỳ sự thiện chí, hợp tác nào từ phía công ty” - những người dân cho hay.


    Cả trăm người dân gồm đàn ông, phụ nữ với các bao tải đổ đầy đất đá đã tụ tập gần cống xả thải
    của nhà máy thuộc Công ty Sonadezi Long Thành

    Theo các nông dân, họ “không thể chịu được nữa” vì chờ đợi đã lâu nhưng vẫn không thấy có sự hợp tác, đền bù thiệt hại từ phía Công ty CP Sonadezi, sau những hậu quả ô nhiễm nặng nề mà đơn vị này gây ra.

    “Không những thế, hiện nay Sonadezi vẫn thỉnh thoảng xả thải, bốc mùi hôi thối, nhất là vào những lúc trời mưa như hôm qua 26-4” - một người dân bức xúc.

    Tuy nhiên, sau khi bà con đổ đầy đất đá vào các bao tải, lực lượng chức năng đã kịp thời xuất hiện. Sau một thời gian động viên, khuyên nhủ bà con kiên trì chờ các đơn vị liên quan giải quyết sự việc, người dân đã chấp nhận nhượng bộ.
    ,,,,,,,,,,,,,
    http://nld.com.vn/2012042711533983p0c1002/nguoi-dan-doi-lap-cong-cua-sonadezi.htm
    Trả lời
    Trả lời


    1. Công dân miệt vườn23:48 Ngày 27 tháng 04 năm 2012
      Mai mốt dân Văn Giang cứ làm cái mả thật to , cắm một trụ beton có đề chữ : beton trụ chiết, Ecopark diệt . Rồi có con gì chết, ban đêm cứ đem ra đó chôn để biến thành cái tha ma ! Rồi làm ma trơi hiện về. Dân nhà giàu sợ ma lắm, bố đúa nào dám ở !
  16. Bà con Văn Giang đã thất bại trong cuộc chiến giữ đất, nay chỉ còn hy vọng vào cuộc chiến pháp lý để đòi lại công bằng. Do vậy rất cần những luật sư giỏi và có tên tuổi cùng nhau phân tích chi tiết, cặn kẻ và đầy đủ các sai pham của việc cưởng chế dựa trên việc trích dẫn tất cả các văn bản pháp luật cần thiết làm cơ sở pháp lý vững chắc cho bà con tiếp tục thưa kiện. Ngoài ra đó củng là dữ liệu cần thiết để cung cấp cho các đài báo nước ngoài vì tôi thấy họ đưa tin chung chung bên này nói đúng bên kia nói đúng để rồi cuối cùng chẳng biết ai đúng.
    Trả lời
  17. Giá mà các lực lượng vũ trang của chúng ta thay vì cưỡng chế dân, thu hồi ruộng đất của nông đân sẽ đi cưỡng chế bọn Trung Quốc để thu hồi Hoàng Sa và mấy đảo ở Trường sa đang bị chúng chiếm thì tốt biết bao nhiêu.
    Trả lời
  18. CÔNG AN NHÂN DÂN NHẰM THẲNG....NHÂN DÂN MÀ BẮN
    Trả lời
  19. Ngoài ý kiến phân tích rất xác đáng của Huy Đức và Võ Văn Tạo qua 2 bài báo nói trên, theo tôi cần đề cập vấn đề theo hướng nữa như sau:
    - Khi xem xét một dự án cần phân tích tác động một cách toàn diện về kinh tế, văn hóa và chính trị của dự án, đặc biệt phải có đánh giá dự án mang lợi ích cho những ai, gây thiệt hại cho những ai. Nếu cân nhắc giữa lợi ích và thiệt hại cho thấy lợi ích là lớn hơn so với thiệt hại thì có thể chấp nhận dự án nhưng đi liền với nó phải có chính sách bù đắp thỏa đáng cho các đối tượng bị thiệt hại có thể CHẤP NHẬN được.
    - Khi giải trình cần đảm bảo nguyên tắc 2 chiều:
    + Giải trình với cơ quan cấp trên (chiều hướng lên) là giải trình việc tuân thủ các quy định của pháp luật
    + Giải trình với cấp dưới, người dân (chiều hướng xuống) là giải trình hiệu quả, đố tượng nào được hưởng lợi, đối tượng nào bị thiệt hại và chính sách điều chỉnh lợi ích đối tượng hưởng lợi và chính sách bù đắp cho đối tượng bị thiệt hại.
    Trong thực tế lâu nay các cấp chính quyền giải trình với người dân chủ yếu là việc tuân thủ các quy định của pháp luật là hoàn toàn ko đúng và cố tình phớt lờ lợi ích của dân và nhằm bảo vệ lợi ích cho các "đại gia".
    Trả lời
  20. Bác Tạo viết hay nhưng theo tôi , Việt Nam hơn Thụy Điển nhiều . Nếu con đường đi qua nhà ai đó , chứ ko cần làng 300 năm tuổi , có thể sẽ bị bẻ cong ngay , mặc dù người kia ko khiếu nại chi cả . Bác ko tin ư ? Hãy kiểm tra lại thực tế xem .
    Lợi cao hơn lý .
    Lời lung lay luật .
    Sẽ còn cướp dài dài . Luật còn hoãn vài lần nữa !
    Trả lời
  21. Ông Chánh văn phòng Hưng yên giải thích rằng:..............chỉ có 30% đất quy hoạnh xây dựng làm nhà ở ..kinh doanh...............Ôi giời ơi! Quy định quy hoạch khu dân cư mới thì tối đa là 30% đất xây dựng nhà ở..cón thường thì 25% là cùng....thằng nào giỏi chạy trọt thì 40%. Vậy mà nói được...quân dã man quá!
    Trả lời
  22. cái luật đất đai ỡ NƯỚC MÌNH nó tạo nên bao nhiêu người giầu kinh khũng ,và nó cũng tạo ra không biết bao nhiêu người nghèo ,chãng nhẽ bà con ta chấp nhận cái luật hiện nay mãi ư ??? tôi thì ko ko ko .
    Trả lời
  23. Chỉ bạo lực mới chống lại được bạo lực
    Trả lời
  24. Siêu lợi nhuận bới vậy chúng nó bất chấp dư luận mà cấu kết nhau cướp bằng được ruộng đất của bà con Văn Giang.
    Trả lời
  25. Thay đổi tư duy gì ? Thay đổi từ trưng thu, trưng mua, tịch thu, thu hồi sang ăn cướp cho danh chính ngôn thuận. Bọc nhung cái bàn tay tàn ác làm gì nữa . Ai
    cũng thấy nó là sắt rồi cần gì phải bọc .
    Trả lời
  26. Những tư tưởng lớn gặp nhau!

    Trước đó, ông Nguyên Tấn trong bài "Luật và dưới luật" đăng ngày 2/4/2011 tại http://www.thesaigontimes.vn/Home/dothi/nhadat/50864/Luat-va-duoi-luat.html cũng nói đến "Theo Luật Đất đai 2003, Nhà nước chỉ thu hồi đất trong các trường hợp đất được sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế (1) . Hầu hết các khiếu kiện, tranh chấp về thu hồi đất đều rơi vào trường hợp cuối.

    Trường hợp cuối, tức thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế được Luật Đất đai 2003 quy định vẻn vẹn trong bốn trường hợp cụ thể gồm: “Đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế và các dự án đầu tư lớn theo quy định của Chính phủ.


    Đoạn cuối ông Nguyên Tấn viết: "Người ta cũng không thể hiểu nổi việc Quốc hội trao thẩm quyền hướng dẫn luật cho Chính phủ, rồi sau đó đến lượt mình Chính phủ lại giao cho các cơ quan bộ nhiệm vụ diễn giải các quy định của pháp luật thì có hợp lý không?, nghĩa là Quốc Hội với quyền làm ra luật và hướng dẫn luật (Lập Pháp) lại giao quyền hướng dẫn luật cho người thi hành (Hành Pháp).

    Đỗ Chí Việt
    Trả lời
  27. Lạm dung phung phí quỹ đất, đền bù giá bèo bọt đẩy nông dân thành kẻ nhặt rác. Đẩy nông dân thành kẻ thù của chính quyền, nông dân, công nhân là tầng lớp vô sản đúng nghĩa lại có nhu câu làm cách mệnh .... !!!
    Trả lời
  28. "buộc phải cưỡng chế, vì Thủ tướng đồng ý dự án… ". Không phải lúc nào Thủ tướng cũng đúng.
    Trả lời
  29. Nhìn cảnh cảnh sát vung dùi cui đánh dân tôi không chịu nổi. Lính cơ động của trung tướng Cao Ngọc Oánh đấy bà con ạ.
    Trả lời
  30. đến giờ này thì các đại gia cũng bị quả báo rồi, chỉ tiếc dân khổ, nước nghèo!
    tăng trưởng bong bóng, phong bì bọc lụa cũng là yếu tố góp phần bất chấp luật pháp này.nếu không nhận ra thì có một rừng luật cũng vậy thôi. bac ba thanh kỳ này phải hốt ngay và xử lẹ đừng mang tiếng ta xử theo luật rừng nhé!
    Trả lời

Chỉ huy cũng cần suy xét, phản biện

Hai thái độ chỉ huy khác nhau, cho hậu quả an sinh xã hội rõ là khác nhau! sự kiện nóng

Vụ cưỡng chế đầm tôm của ông Đoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng (Hải Phòng), để hậu quả 6 cán bộ chiến sĩ công an, quân đội trọng thương cho thấy bất cập về chính sách đất đai và việc thực thi nó đã dồn ép đã lâu, nay mới bung ra như lò so.
Nhưng ở phạm vi bài viết, xin miễn bàn thêm về chính sách đất đai, đã có quá nhiều người phân tích rồi. Xin chỉ nêu về vai trò người chỉ huy lực lượng vũ trang (công an, quân đội) khi bị yêu cầu đưa quân đi thực hiện cưỡng chế.
Hè 1971, tác giả nhập ngũ, trước khi vào Quảng Trị tham dự chiến dịch 1972, được học cơ bản quân ngũ. Vào thảo luận, chúng tôi băn khoăn: "Quân lệnh như sơn!", nhưng nếu gặp tình huống chỉ huy ra lệnh bắn vào thường dân vô tội, không lẽ quân đội "từ nhân dân mà ra, vì nhân dân chiến đấu" lại nổ súng vào dân? Không chấp hành, theo điều lệnh nhà binh, chỉ huy có thể xử lính tội bất tuân quân lệnh. Dự thảo luận, chỉ huy nói "Chúng tôi cũng như các đồng chí thôi, kẻ đi trước, người đi sau, đều là con em nhân dân cả. Không bao giờ tôi ra lệnh bắn vào dân". Có người hỏi: "Đồng chí không ra lệnh. Nhưng nếu có chỉ huy khác ra lệnh?". Chỉ huy cười: "Thì ta bắn lên trời. Quân đội nhân dân không bao giờ đối đầu với nhân dân!". Mọi người cười thỏa mãn.
Cưỡng chế căng thẳng cho một dự án thương mại
Cách nay ít lâu, trong buổi giao ban nội chính tỉnh nọ, quan đầu tỉnh to tiếng quở trách, nói đại tá P - Phó giám đốc công an (phụ trách an ninh) nên nghỉ việc về "tội" không mạnh tay dẹp việc người dân phản ứng do bị cưỡng chế lấy vượt đất (dù đã được cấp phép hơn 170ha) cho đại gia làm khách sạn, sân khấu thi hoa hậu, sân gôn... Nghiệt nỗi, bà con cứ treo băng rôn đòi đất, đòi công bằng ngay bên đường dẫn ra sân bay, nơi quan chức trung ương thường qua lại. Quan đầu tỉnh "xốn mắt" lắm! Bị nạt vô lối, đại tá P đối đáp: "Bà con đấu tranh ôn hòa, không bạo động. Không được phép sử dụng lực lượng vũ trang can thiệp, vì chỉ tạo thêm căng thẳng bức xúc, bất ổn xã hội. Đó là nguyên tắc". Quan đầu tỉnh lâm thế bất ngờ, đuối lý. Văn võ bá quan chứng kiến, tuy có "sốc", nhưng cũng có dịp phần nào hiểu bản chất "lực lượng vũ trang nhân dân".
Cũng công an tỉnh nọ, nhưng ông H (giám đốc kế nhiệm) lại chẳng được như ông P - Phó giám đốc tiền nhiệm. Biết tỉnh chủ trương huy động công an cưỡng chế lấy đất cho đại gia (công ty cổ phần) làm dự án khu đô thị mới (thực chất chỉ san nền - phân lô - bán!), tác giả khuyên đại tá H, với tư cách Thường vụ Tỉnh ủy, góp ý lãnh đạo tỉnh chẳng nên chủ trương cưỡng chế. Đây là dự án kinh doanh kiếm lời của doanh nghiệp, phải theo đường thỏa thuận dân sự. Nếu dân thỏa thuận bán đất nhận tiền rồi, lật kèo không giao đất, chủ dự án cứ việc đi thuê công ty vệ sĩ mà cưỡng chế. Rốt cuộc, không những ông H hăng hái điều quân tham gia cưỡng chế, mà còn cho lập trạm chốt 24/24 tại mặt bằng dự án, tạo điều kiện chủ dự án đổ đất san nền chiếm cả diện tích ngoài quy hoạch. Bà con kéo đến rùng rùng, phản ứng dữ dội, uất hận kiện thưa tận trung ương, đến nay vẫn chưa yên. Anh em cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền cũng râm ran ngờ vực giám đốc H.
Hai thái độ chỉ huy khác nhau, cho hậu quả an sinh xã hội rõ là khác nhau!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét