Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

Bầu Kiên-Huyền Như : MỘT VỤ ÁN TÁCH LÀM HAI !?

Cùng một khoản tiền 718 tỷ của ACB gửi tại Ngân hàng Công thương, nhưng lại bị chia ra giải quyết ở 2 vụ án : bầu Kiên và Huyền Như. 
            Hai vụ án cùng một mối liên hệ là khoản tiền 718 tỷ đồng
Bầu Kiên cùng các cá nhân nguyên Thường trực HĐQT ACB bị truy tố về hành vi cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng khi dùng tiền của ACB ủy thác cho 19 cá nhân gửi tiền vào Ngân hàng Công thương. 
Hậu quả của vụ án được xác định là 718 tỷ đồng, tuy nhiên số tiền này bị Huyền Như chiếm đoạt qua việc dùng chứng từ giả rút tiền, vay tiền từ Ngân hàng Công thương. ACB yêu cầu Ngân hàng Công thương trả tiền. Ngân hàng Công thương từ chối. Tòa án nhân dân TP.HCM xử sơ thẩm xác định Huyền Như lừa đảo ACB và chịu trách nhiệm trả tiền cho ACB. ACB kháng cáo, vụ án Huyền Như đang trong giai đoạn xét xử phúc thẩm.
Để xác định chính xác hậu quả của hành vi cố ý làm trái có hay không, là bao nhiêu, nhiều luật sư trong vụ án bầu Kiên đã đề nghị Tòa án nhân dân TP.Hà Nội hoãn xử vụ bầu Kiên để chờ kết quả xét xử phúc thẩm vụ Huyền Như. 
            Ông Đinh Văn Quế, nguyên Chánh Tòa Hình sự Tòa án nhân dân tối cao nêu: Nếu TAND TP.Hà Nội vẫn đưa vụ án bầu Kiên ra xét xử thì không tránh khỏi vướng mắc về pháp luật, không thể lấy quyết định của bản án sơ thẩm ở vụ án Huyền Như làm căn cứ để khẳng định ông Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm gây thiệt hại cho ACB, vì bản án này bị kháng cáo và chưa xét xử phúc thẩm.
Vấn đề chính là cùng khoản tiền 718 tỷ của ACB gửi tại Ngân hàng Công thương lại được giải quyết ở 2 vụ án: bầu Kiên và Huyền Như. Cả hai vụ án Tòa đều phải xác định sự thật và đưa ra phán xét về sự việc này. 
Vậy tại sao sự việc này lại không được các cơ quan tố tụng giải quyết trong cùng một vụ án. 
Điều đáng quan tâm là ngay từ đầu thì hành vi gửi tiền của bầu Kiên và các cá nhân nguyên Thường trực HĐQT ACB được xử lý chung trong vụ Huyền Như. Nhưng sau đó được tách ra thành vụ án khác.

Một vụ án được tách làm hai
Sau khi Huyền Như bị bắt, ACB đã khởi kiện yêu cầu Ngân hàng Công thương trả tiền.
Trong quá trình điều tra vụ án Huyền Như, Cơ quan điều tra đã khởi tố bầu Kiên, các cá nhân nguyên Thường trực HĐQT ACB về hành vi cố ý làm trái khi gửi tiền vào Ngân hàng Công thương.
Trong khi đó, hành vi cố ý làm trái của các cá nhân xảy ra tại ACB, không liên quan gì đến việc kinh doanh trái phép, lừa đảo của bầu Kiên thì lại được nhập chung thành một vụ án để điều tra.
Tuy nhiên, ngày 18/9/2012, Cơ quan điều tra đã ra Quyết định tách vụ án hình sự về hành vi cố ý làm trái của bầu Kiên cùng các cá nhân ra khỏi vụ Huyền Như để nhập vào vụ án kinh doanh trái phép, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bầu Kiên. Từ quyết định này, cùng một vấn đề lại được xử lý ở hai vụ án.
Trong khi đó, hành vi cố ý làm trái của các cá nhân xảy ra tại ACB, không liên quan gì đến việc kinh doanh trái phép, lừa đảo của bầu Kiên thì lại được nhập chung thành một vụ án để điều tra.

Các nội dung cùng được xác định ở cả hai vụ án
Trong vụ án Huyền Như, Tòa phải xác định Ngân hàng Công thương có chịu trách nhiệm trả tiền cho ACB hay không. Trong vụ án bầu Kiên, Tòa phải xác định hành vi gửi tiền của các cá nhân tại ACB có trái pháp luật không, hậu quả có hay không, là bao nhiêu.
Hành vi cố ý làm trái của bầu Kiên cùng các cá nhân nguyên Thường trực HĐQT ACB đã bị kết luận từ phiên tòa Huyền Như, mà bầu Kiên cùng các nhân này vắng mặt, không tham gia tố tụng.
Để kết luận, cả hai Tòa đều phải xác định quá trình gửi tiền diễn ra như thế nào, vi phạm quy định nào, ACB quan hệ gửi tiền với Ngân hàng Công Thương hay Huyền Như, tiền bị mất ra sao, hiện tiền bị chiếm đoạt, thiệt hại đang ở đâu …
Tại phiên tòa sơ thẩm xử Huyền Như vừa qua, Tòa TP.HCM đã bác yêu cầu của ACB đòi Ngân hàng Công thương trả tiền vì xác định việc ủy thác gửi tiền là trái quy định pháp luật, ACB quan hệ với cá nhân Huyền Như chứ không phải với Ngân hàng Công thương…
Như vậy tại phiên xử bầu Kiên sắp tới, Tòa Hà Nội có xác định lại các nội dung này không. Do tách thành hai vụ án, thực chất hành vi cố ý làm trái của bầu Kiên cùng các cá nhân nguyên Thường trực HĐQT ACB đã bị kết luận từ phiên tòa Huyền Như, mà bầu Kiên cùng các nhân này vắng mặt, không tham gia tố tụng.

Xác định hậu quả có hay không
Khi đề nghị hoãn phiên tòa để chờ vụ Huyền Như, các luật sư nêu nếu Ngân hàng Công thương phải trả tiền cho ACB, thì hậu quả không xảy ra, tội cố ý làm trái không cấu thành. Trách nhiệm hình sự của bầu Kiên cùng các cá nhân tại ACB trong việc gửi tiền chỉ phát sinh khi Ngân hàng Công thương không chịu trách nhiệm trả tiền. Theo quan điểm này, bắt buộc phải đợi kết quả xử phúc thẩm vụ án Huyền Như mới có thể xử vụ bầu Kiên.
Trường hợp Tòa không đợi xét xử phúc thẩm vụ Huyền Như, thì sẽ phải xác định thiệt hại xảy ra 718 tỷ của ACB bị Huyền Như chiếm đoạt từ Ngân hàng Công thương không phụ thuộc vào việc Ngân hàng Công thương có chịu trách nhiệm trả tiền cho ACB hay không.
Nếu theo quan điểm này, việc xét xử bầu Kiên sẽ không xem xét lỗi và trách nhiệm quản lý tiền của Ngân hàng Công thương, không xác định được đầy đủ mối quan hệ nhân quả giữa việc gửi tiền của ACB và việc Huyền Như chiếm đoạt.
Huyền Như rút được tiền là do việc ủy thác gửi tiền trái pháp luật của bầu Kiên cùng các bị cáo hay do lỗi của Ngân hàng Công thương khi để Huyền Như dùng chứng từ giả rút tiền, vay tiền từ chính Ngân hàng Công thương.

Chịu trách nhiệm về hành vi của người khác
Trong 718 tỷ đồng được kết luận là thiệt hại của vụ án, có 514 tỷ đồng do Huyền Như giả chữ ký của khách hàng gửi tiền là các nhân viên ACB thế chấp tiền gửi cho Ngân hàng Công thương để vay tiền từ chính Ngân hàng Công thương.
Các cá nhân ủy thác gửi tiền trong vụ bầu Kiên phải chịu trách nhiệm cả về thiệt hại của hành vi cho vay trái pháp luật của người khác.
Sau đó, dù hợp đồng thế chấp là giả, không có giá trị pháp lý nhưng Ngân hàng Công thương vẫn thu nợ từ số tiền gửi này của ACB. 
Các cá nhân cho vay tiền trái pháp luật tại Ngân hàng Công thương đã bị xử lý hình sự về tội vi phạm các quy định về cho vay. 
Nhưng tại Ngân hàng Công thương những ai tự ý trích tiền của ACB để thu nợ thì chưa được làm rõ. Hậu quả, thiệt hại của hành vi cho vay trái pháp luật Ngân hàng Công thương không phải chịu. Các cá nhân ủy thác gửi tiền trong vụ bầu Kiên phải chịu trách nhiệm cả về thiệt hại của hành vi cho vay trái pháp luật của người khác.
Thu hồi, đền bù thiệt hại
Bên cạnh đó, trong số 718 tỷ đồng, Tòa TP.HCM xác định tiền gửi của ACB vẫn còn 24 tỷ đồng tại Ngân hàng Công thương, nhưng 24 tỷ này vẫn được xác định là thiệt hại trong vụ bầu Kiên. Như vậy cả số tiền vẫn còn cũng được xác định là thiệt hại. Theo các luật sư đã đề nghị hoãn phiên tòa, việc xác định thiệt hại này là không rõ ràng, không chính xác, không đúng pháp luật.
Nếu bị kết tội, bầu Kiên cùng các cá nhân phải chịu trách nhiệm bồi thường số tiền của ACB bị Huyền Như chiếm đoạt. Nếu trong vụ Huyền Như thu hồi được càng nhiều thì trách nhiệm bồi thường của bầu Kiên cùng các cá nhân càng ít.
Trong vụ Huyền Như, hơn 3.900 tỷ đồng tiền chiếm đoạt đi đâu đã không được làm rõ chi tiết tại phiên tòa sơ thẩm. 718 tỷ của ACB bị Huyền Như chiếm đoạt chuyển đi đâu cũng không được xác định. Theo phụ lục của Kết luận điều tra, sau khi chiếm đoạt tiền của ACB Huyền Như chuyển đến một số tổ chức, cá nhân cụ thể. Tuy nhiên, việc thu hồi tiền do phạm tội mà có theo quy định pháp luật đã không được thực hiện.
Quyền lợi của các bị cáo trong vụ bầu Kiên có liên quan đến vụ án Huyền Như, nhưng bầu Kiên và các cá nhân nguyên Thường trực HĐQT ACB đã không được tham gia phiên tòa vụ Huyền Như, dù các luật sư trong vụ án Huyền Như có đề nghị trước và ngay khi khai mạc phiên tòa.
PV

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét