* MINH TÂM
Mấy ngày nay khi mọi người sôi nổi nói đến chuyện Việt Nam đăng cai tổ chức Đại thể thao Châu Á (ASIAD 18) , trước mắt tôi bỗng hiện lên những hình ảnh tương phản. Đó là hình ảnh cô giáo và các em học sinh ở bản Sam Lang Điện Biên phải chui vào bao ni lon để vượt qua con suối Nậm Pồ đến trường, hình ảnh bệnh nhân Bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh chen chúc hai ba người một giường , và bao nhiêu hình ảnh xác xơ nghèo đói trên đất nước đang bị suy thoái kinh tế .
Những hình ảnh đó tương phản với gương mặt căng đầy mầu mỡ của ông Bộ trưởng Văn hóa-Thể thao-Du lịch và các quan chức , khi họ hãnh diện tuyên bố giành được quyền đăng cai tổ chức Á vận hội 18 năm 2019 là niềm tự hào của Việt Nam. Anh chàng Raphaen trong tác phẩm “Tấm Da Lừa” của Honore’ de Balzac bỗng như sống lại cùng giấc mơ hão và hành động ngông cuồng cố đấm ăn xôi .
Những hình ảnh đó tương phản với gương mặt căng đầy mầu mỡ của ông Bộ trưởng Văn hóa-Thể thao-Du lịch và các quan chức , khi họ hãnh diện tuyên bố giành được quyền đăng cai tổ chức Á vận hội 18 năm 2019 là niềm tự hào của Việt Nam. Anh chàng Raphaen trong tác phẩm “Tấm Da Lừa” của Honore’ de Balzac bỗng như sống lại cùng giấc mơ hão và hành động ngông cuồng cố đấm ăn xôi .
Ai cũng biết ASIAD là một sự kiện thể thao lớn thứ 2 thế giới, chỉ đứng sau Thế vận hội Olympic, được tổ chức 4 năm một lần , bắt đầu từ 1951 tại Ấn Độ. Đó là cuộc chơi hữu ích nhưng vô cùng tốn kém . Ví dụ Qata đăng cai tổ chứ ASIAD 15 tiêu hết 2,8 tỷ đô la. Trung quốc đăng cai ASIAD 16 ở Quảng Châu, lúc đầu dự toán 300 triệu, cuối cùng vọt lên 17 tỷ đô la. ASIAD 17 chuẩn bị khai mạc ở thành phố Incheon Hàn quốc. Cách đây gần 4 năm , khi nhận đăng cai, người ta dự tính sẽ chi hết 1,62 tỷ đô la, bây giờ đã vọt lên gấn gấp đôi , 2,9 tỷ đô la, mà vẫn chưa đủ. Chi phí quá tốn kém đã khiến nguồn tài chính thành phố Incheon khủng hoảng , gây bất bình dư luận, nên ngày 30-6-2013 , Ban tồ chức ASIAD 17 đã phải muối mặt đề nghị Hội đồng Olympic châu Á cắt giảm một số điều quy định trong bản hợp đồng , buộc 13.000 / 15.000 vận động viên tham dự phải tự túc ăn ở đi lại. Bốn năm trước từng tuyên bố bỏ thêm 20 triệu đô la để hỗ trợ những nước chưa từng đoạt huy chương để họ tham gia đông hơn ,giờ lại cắt giảm tiêu chuẩn của vận động viên như vậy thật xấu hổ.
Các chuyên gia quốc tế dự tính ASIAD 18 ít nhất cũng ngốn hết 2 tỷ đô la. Bởi vậy trong tình hình kinh tế khó khăn , các thành phố vốn giàu tiềm năng như New Deihi Ấn độ, Kuala Lumpur Malayia , Đài bắc , Hồng Kông đồng loạt rút lui sau khi cân nhắc thấy lợi bất cập hại, chỉ còn Việt Nam, Indonesia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất . Rồi đến phút trót, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất cũng xin rút lui , nhường trận địa cho Indonesia và Việt Nam .
Ông Nguyễn Hồng Minh, Vụ trưởng Vụ thể thao thành tích cao đã nói một cách mỉa mai : “ Việt Nam được đăng cai ASIAD 18 là bình thường, không được đăng cai mới là bất bình thường...”. Cái chiến dịch vận động trong ngoài nước để giành bằng được quyền đăng cai ASIAD 18 đã được hoạch định và thực hiện bằng mọi giá.
Không phải không có người nhìn ra cuộc phiêu lưu mạo hiểm đó. Trong khi ông Hoàng Vĩnh Giang, Phó chủ tịch Uỷ ban Olympic hớn hở : “ Thắng lợi quan trọng này là niềm vinh dự tự hào của Việt Nam, nâng cao uy tín vị thế của Việt Nam lên tầm cao!”, ông Hoàng Anh Tuấn , Bộ trưởng Văn hóa-Thể thao-Du lịch khẳng định : “ Việt Nam sẽ tổ chức thành công ASIAD 18, và chúng tôi tin tưởng rằng Đại hội thể thao châu Á sẽ mang lại sự phát triển cho thể thao Việt Nam!”, thì ông Nguyễn Hồng Minh đã cảnh báo đừng vội mừng. Ông Minh nói : “Thời điểm đó, tôi cũng như nhiều cựu lãnh đạo của ngành thể thao đã bày tỏ quan điểm không nên đăng cai , bởi chúng ta phải đối mặt với rất nhiều khó khăn , và không thể tin 150 triệu đô la có thể tổ chức thành công ASIAD”
Nhưng ông Hoàng Anh Tuấn, Hoàng Vĩnh Giang và những người có quyền hành trong ngảnh thể thao Việt Nam không nghĩ như vây. Họ khẳng định chỉ cần 150 triệu đô la là tổ chức thành công ADIAD 2019. Ông Vương Đức Thắng,Tổng cục trưởng thể thao cho rằng : “ Việt Nam thừa hưởng nhiều hạng mục thể thao từ SEAGEMES 22”. Ông phó chủ tịch Olympic Hoàng Vĩnh Giang khằng định : “ 150 triệu là con số khà thi”. Và mới đầu năm nay, khi làm việc với Quốc vụ khanh Vương quốc Anh, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn còn nói như đinh đóng cột : “ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ Á vận hội của Việt Nam đã hoàn tất 80%, chủ yếu tận dụng những cơ sở hạ tầng có sẵn , chỉ cần nâng cấp và mua thêm trang thiết bị.”
Vậy là chả có gì phải lo. Thời gian còn những 5 năm nữa , mà công việc chỉ còn 20% . Thói quen chủ quan duy ý chí hay khoác lác?
Thực tế là 35 công trình thể thao xây dựng phụ vụ SEAGEMES 2003 nằm rải rác ở 12 tỉnh thành, chứ không tập trung ở Hà Nội, nơi đăng cai ASIAD 18, và tất cả đều đã xuống cấp nghiêm trọng, có nơi biến thành điểm triển lãm hội chợ, có nơi làm bãi giữ xe, phòng Karaoke, kho chứa hàng. Nếu nâng cấp lên hiện đại chí phí không kém xây mới. Vậy quét vôi,che bạt chăng?
ASIAD là một sân chơi lớn, có các cường quốc thể thao như Trung quốc, Nhật Bản, Hàn quốc với những vận động viên tầm vóc quốc tế , nên từ nơi ăn ở, phương tiện đi lại cũng như các đấu trường đều phải hiện đại hoàn hảo khác hẳn SEAGEMES . Lấy các công trình SEAGEMEC 2003 sửa chữa nâng cấp một cách chắp vá phục vụ ASIAD như kiểu dùng chuồng mèo nhốt hổ chỉ làm trò cười cho thiên hạ.
Vả lại, dù muối mặt làm như vậy, cũng còn thiếu nhiều công trình bắt buộc phải xây mới , như Nhà thi đấu đa năng, Cụm sân Tennis, Sân tập và Trường đua ngưa, Trường bắn súng, Sân Hockey, Sân đua xe đạp lòng chảo, Khu liên hiệp thể thao , Làng Á vận hội... Mà theo ước tính của các nhà chuyên môn , chỉ riêng Khu liên hiệp thể thao đã tốn 7.000 tỷ, Nhà thi đấu đa năng 1.000 tỷ, Sân đua xe đạp lòng chảo hơn 1.500 tỷ, Trường bắn 400 tỷ... Ấy là chưa kể khoản mua sắm thiết bị tối thiểu cũng 500 tỷ, công tác chuẩn bị đại hội 1.600 tỷ và những khoản chi phí khác phục vụ 15.000 vận động viên, 2. 000 khách mời, 5.000 nhà báo. Thử hỏi 150 triệu đô la, tương đương 3.100 tỷ có như muối bỏ bể không?
Bộ VHTTDL lý giải : “ Kinh phí dự kiến 150 triệu đô la giành cho ASIAD 18 phải được coi là kinh phí phát sinh ngoài các khoản đầu tư theo chương trình hoạt động của Chính phủ đã được phê duyêt. Cụ thể đó là các chương trình “ Chiến lược thể dục,thể thao VN đến 2020, Tầm nhìn năm 2030....” Ông Hoàng Vĩnh Giang lại bảo : “ Thực ra 150 triệu đô la là con số bỏ ra sau khi đã trừ các khoản chi phí có sẵn trong quy hoạch của Hà Nội”. Vẫn cách nói lập lờ , cách đếm cua trong lỗ và tư SEAGEMES để thuyết phục Chính phủ và Quốc hội đăng cai ASIAD, tảng lờ việc dám công khai minh bạch tiềm năng kinh tế của quốc gia, khả năng đoạt thành tích thi đấu, triển vọng phát triển thể thao và tận dụng cơ sở vật chất sau đại hội.
Năm 2003 , khi đăng cai SEAGEMES 22, người ta nói nảo là “ Dịp tốt để quảng bá hình ảnh Việt Nam”, “ Đưa thể thao Việt Nam lên tầm cao mới”, “ Nâng cao thể trạng người dân”... Bây giờ họ đang lặp lại y như vậy. Nhưng thử nhìn cụ thể vào cái đội tuyển bóng đá Việt Nam sau 11 năm thực trạng nó thế nào? Và hãy biết xấu hổ khi mỏi miệng đếm 155 cái huy chương vàng , 97 cái huy chương bạc, 91 cái huy chương đồng Việt Nam đã đoạt được tại SEAGEMES 2003, trong khi chỉ kiếm được mỗi chiếc huy chương vào phút trót tại ASIAD 2010 Quảng Châu Trung quốc.
Tiềm lực kinh tế và tiềm lực thể thao là hai yếu tố cơ bản để đăng cai Á vận hội. Cả hai điều kiện đó hiện tại Việt Nam chưa đáp ứng đươc.
Liệu 5 năm nữa có phép thần gì giúp kinh tế Việt Nam thoát khỏi cảnh ăn vay , và giúp thể thao Việt Nam khỏi èo uột như đứa trẻ suy dinh dưỡng nhiều tật bệnh ? Với con mắt thiển cận của người viết bài này thì khó lắm. Vậy cho nên tôi nghĩ, nếu cứ quyết tâm lao vào cuộc chơi ADIAD thì chả khác gì cố đấm ăn xôi, sẽ có những kẻ hả hê kiếm chác ,nhưng người dân sẽ phải è lưng gánh nợ.
M T
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét