* Hà Tuấn Trung trunghatuan@gmail.com
Kính chào anh Bùi Văn Bồng
Tôi là đảng viên ĐCSVN, 65 năm tuổi đảng, cán bộ nghỉ hưu tại Hà Nội.
Qua đọc bài viết " Phải chăng..." đăng trên TCCS tháng 4/2014, tôi thấy cần có vài lời phản biện để mọi người rộng đường suy ngẫm, phân biệt phải trái rõ ràng. Do vậy tôi xin gửi tới anh bài viết kèm theo để anh nghiên cứu, sử dụng. Trân trọng cảm ơn.
* TRUNG HÀQua đọc bài viết của PGS, TS Vũ Văn Phúc với tựa đề : “Phải chăng chủ nghĩa Mác – Lê-nin là ngoại lai, bắt nguồn từ phương Tây nên không còn phù hợp với Việt Nam ” đăng trên TCCS ngày 24/4/2014, tôi thấy cần góp ý vài điều như sau :
1-Về chủ nghĩa cộng sản :
Phải chăng tác giả không biết hay đã cố tình bỏ qua những thay đổi trong quan điểm của Mác, Ăng-ghen về chủ nghĩa cộng sản. Thể hiện trong lời nói đầu của cuốn “Đấu tranh giai cấp ở Pháp”, xuất bản ngày 6/3/1895 Ăng-ghen đã viết : “Lịch sử chứng tỏ chúng ta đang mắc sai lầm. Quan điểm của chúng ta hồi đó chỉ là ảo tưởng. Lịch sử còn làm được nhiều hơn, không những đã xóa bỏ những mê muội của chúng ta hồi đó mà còn thay đổi điều kiện đấu tranh của giai cấp vô sản, phương pháp đấu tranh năm 1848 nay đã lỗi thời về mọi mặt…Chẳng có mục tiêu lớn “CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN” gì cả, đó chỉ là một mệnh đề được người khai sáng chủ nghĩa Mác đề xuất lúc trẻ nhưng đã vứt bỏ lúc cuối đời”. (Tạp chí Thông tin lý luận số 10/2007).
2- Về sự khác nhau giữa Mác và Lê-nin
Không có lẽ tác giả không thấy được sự khác nhau giữa Mác và Lê-nin
Sau khi công bố “Tuyên ngôn của đảng cộng sản”, Mác, Ăng-ghen đã thành lập tổ chức Quốc tế cộng sản (Quốc tế I - 1864) để chỉ đạo thực hiện… Song thực tiễn cuộc sống diễn ra mấy thập kỷ sau đó đã khiến cho các ông nhận ra sai lầm và tự mình phủ định những quan điểm trước đó để đổi mới tư duy : tuyên bố giải tán Quốc tế cộng sản (1876), thay đổi mục tiêu và phương pháp đấu tranh theo hướng xã hội dân chủ…
Nhưng Lê-nin đã không hưởng ứng những sự thay đổi đó mà vẫn kiên trì bám theo những luận điểm ban đầu của Mác về bạo lực cách mạng và xây dựng xã hội cộng sản dựa trên nền tảng đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản…
Sau khi Mác và Ăng-ghen qua đời, Lê-nin đã kịch liệt phê phán những môn đệ trung thành với những ý tưởng đổi mới của Mác, Ăng-ghen như Béc-tanh, Cao-ski…coi đó là những kẻ “xét lại”, phản bội…qua tác phẩm : “Cách mạng vô sản và tên phản bội Cao-sky”. Thực chất là gián tiếp phê phán Mác, Ăng-ghen.
Lê-nin còn đưa ra luận điểm các nước nông nghiệp lạc hậu có thể bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa để tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản – trái hẳn với luận điểm của Mác v.v...
3- Về chủ nghĩa Mác – Lê-nin
đối với cách mạng Việt Nam
Tác giả đã cố tình gán ghép về nguyên nhân thắng lợi của cách mạng VN là sự vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin : “Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, rèn luyện, giáo dục, lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin làm nền tảng tư tưởng chính trị, kim chỉ nam cho hành động cách mạng, là minh chứng thuyết phục nhất chứng tỏ rằng, học thuyết Mác - Lê-nin đã thực sự đóng vai trò lý luận dẫn đường cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam.”Một sự ngộ nhận hết sức sai lầm.
Chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào Việt Nam thông qua Hồ Chí Minh như thông qua một bộ tinh lọc và có những bổ sung cực kỳ sáng tạo ngoài những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin. Chính vì vậy mới có được những thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam trong thế kỷ XX .
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam , Hồ Chí Minh bao giờ cũng đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.Lý luận Mác – Lê-nin nhấn mạnh đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản, nhưng Hồ Chí Minh lại cho rằng :
“ Nghe người ta nói giai cấp đấu tranh, mình cũng đề ra khẩu hiệu giai cấp đấu tranh mà không xét hoàn cảnh nước mình như thế nào để làm cho đúng” (HCM toàn tập, tập 5, tr 272).
“Trong lúc cần toàn dân đoàn kết mà chủ trương giai cấp đấu tranh là một điều ngu ngốc” (XYZ ,Duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, Ban THTW, 1949).
Về lực lượng cách mạng : Hồ Chí Minh chủ trương đoàn kết mọi lực lượng có thể đoàn kết được, không phân biệt giai cấp, dân tộc, tôn giáo...với khẩu hiệu : “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Kết quả là sự ra đời của Mặt trận Việt Minh (1941) đã quy tụ được sức mạnh của toàn dân tiến hành thắng lợi cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945.
Sau khi giành được chính quyền trong cách mạng Tháng 8/1945, Hồ Chí Minh không tuyên bố xây dựng nhà nước chuyên chính vô sản mà chủ trương thiết lập chế độ dân chủ cộng hòa, (không dập khuôn theo mô hình cộng hòa xã hội chủ nghĩa của Liên Xô). Rồi sau đó thành lập chính phủ liên hiệp, gồm những người yêu nước và có năng lực không phân biệt thành phần giai cấp, dân tộc, tôn giáo….
Như vậy, nguyên nhân căn bản của cuộc đấu tranh giành được độc lập và kháng chiến thành công là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ trương đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế...đã phát huy được truyền thống yêu nước, chống xâm lược của cả dân tộc và tranh thủ được ủng hộ của quốc tế...chứ không phải là đã thực hiện theo lý luận về đấu tranh giai cấp, của chủ nghĩa Mác - Lê-nin (cả Mác và Lê-nin đều không có khái niệm đại đoàn kết). Nếu thực hiện đúng theo lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê-nin thì không thể có thắng lợi vĩ đại của Cách mạng tháng 8/1945 và thành công rực rỡ của hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.
Từ những điều kể trên cho thấy những quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ bản là khác biệt so với các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Nếu như quy luật nhận thức của mỗi người đối với sự vật, hiện tượng khách quan là một quá trình... thì có thể thấy rõ nhận thức, quan điểm của Hồ Chí Minh đối với chủ nghĩa cộng sản cũng không ngoài quy luật đó.Với những quan sát và trải nghiệm trên khắp năm châu bốn biển trong suốt cả cuộc đời, quan tâm nghiên cứu đủ các loại học thuyết, các chủ nghĩa trên thế giới…Người cũng mong muốn có một xã hội cộng sản chủ nghĩa như ước mơ của Mác, nhưng đã sớm nhận ra đó chỉ là ý tưởng cao đẹp, nhưng không có khả năng biến thành hiện thực. Tuy nhiên mục tiêu giành và giữ độc lập cho đất nước giữa thế kỷ 20 đòi hỏi phải tranh thủ sự giúp đỡ của phong trào cộng sản quốc tế, vì vậy đành phải chấp nhận thực hiện một số điều ngoài ý muốn...Cho đến những năm cuối đời (1965 – 1969) Hồ Chí Minh đã dành thời gian nghiền ngẫm, cẩn trọng biên soạn một bản Di chúc tâm huyết để lại cho toàn đảng, toàn dân, đề cập đến mọi vấn đề hệ trọng của đất nước, song trong đó không có lời nào căn dặn phải đưa nước ta đi lên chủ nghĩa cộng sản mà chỉ nhấn mạnh rằng : “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là : Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam HÒA BÌNH, THỐNG NHẤT, ĐỘC LẬP, DÂN CHỦ VÀ GIẦU MẠNH, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.
4- Ca ngợi một chiều thắng lợi, cố tình lẩn tránh, không đề cập đến những sai lầm, thất bại của đảng trong các thời kỳ chủ trương thực hiện theo lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê-nin :
- Những năm 30 của thế kỷ XX, Trần Phú thực hiện theo chỉ đạo của Quốc tế cộng sản (Đệ tam) chủ trương đặt nhiệm vụ đấu tranh giai cấp lên hàng đầu, dẫn đến thất bại của cuộc khởi nghĩa Xô- viết Nghệ Tĩnh với khẩu hiệu : “Trí, phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”.
-Từ 1953 đến 1956 : Tiến hành cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức theo sự áp đặt của Liên xô, Trung Quốc ... phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc, gây nên một trong hậu quả nặng nề trong lịch sử của đất nước.
-Từ 1976 đến 1985 : Thực hiện chuyên chính vô sản, triệt để cải tạo công thương nghiệp, xóa bỏ giai cấp tư sản, kinh tế tư nhân, đối xử tệ bạc và thành kiến nặng nề với những người đã làm việc trong bộ máy chính quyền cũ...Xây dựng nền kinh tế theo lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê-nin và mô hình cộng hòa XHCN xô viết của Liên xô...kết quả đưa đất nước vào một thời kỳ khủng hoảng trầm trọng.
Thử đặt câu hỏi : nguyên nhân căn bản của những lần thất bại đó là gì ? Phải chăng cũng đều là do lãnh đạo đã đi chệch khỏi lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê-nin ? Câu trả lời là trái lại, vì đã làm đúng lý luận về đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản và xây dựng chế độ XHCN để tiến lên chủ nghĩa cộng sản !
5-Về nguyên nhân sụp đổ của LX và các nước XHCN Đông Âu
Tác giả cho rằng “ ...bắt đầu từ sai lầm trong xây dựng đường lối lãnh đạo của Đảng cầm quyền ở đó, do đi chệch khỏi chủ nghĩa Mác - Lê-nin chân chính, mà còn là sự xét lại và phản bội chủ nghĩa xã hội khoa học; đồng thời không thể không kể đến những âm mưu thâm độc trong chiến lược “diễn biến hòa bình” mà chính chủ nghĩa đế quốc quốc tế sử dụng...”
Về vấn đề này trong bài “Cận cảnh Liên xô và Đông Âu sụp đổ “ đăng trên báo Tuanvietnamnet – 7/11/2013, thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ công an phân tích như sau :
“Một là, Đảng cộng sản Liên Xô đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt Đảng. Đi liền với nó là các bệnh tật: độc đoán, chuyên quyền, không chấp nhận những ý kiến khác với mình; coi thường tập thể, coi thường cấp dưới, tự cho mọi ý kiến của mình là chân lý buộc mọi người phải tuân theo, coi những ai có ý kiến ngược lại là chống đối, thậm chí là thù địch, khi cần thiết bảo vệ "cái uy" của mình, họ sẵn sàng đối xử với đồng chí, đồng đội như đối với kẻ thù...
Hai là,Bộ Chính trị, BCHTƯ Đảng cộng sản Liên Xô đã quan liêu xa rời thực tiễn, để mất quan hệ máu thịt giữa Đảng CSLX với nhân dân Liên Xô. Tệ quan liêu làm cho những người lãnh đạo các cấp của Đảng CSLX xa rời thực tế, không có hiểu biết đúng đắn hiện trạng xã hội mà mình đang lãnh đạo, quản lý. Họ thờ ơ trước những nguyện vọng chính đáng của quần chúng, thậm chí không có rung động, phản ứng trước những nỗi thống khổ, oan ức của một bộ phận quần chúng nhân dân, trong đó có cả một bộ phận đảng viên, cán bộ cấp dưới.
Ba là,những suy thoái về đạo đức, lối sống của một số lãnh đạo cấp cao giữ vai trò chủ chốt với những biểu hiện nổi bật: Sống ích kỷ, đặt lợi ích của bản thân, gia đình và người thân lên trên lợi ích của đảng, của nhân dân; cục bộ địa phương, kéo bè kéo cánh đưa những người thân tín với mình, kể cả những người yếu về năng lực, kém về đạo đức, lối sống vào những vị trí lãnh đạo để làm vây cánh, che chắn bảo vệ mình; tham ô, sống xa hoa, nói một đằng làm một nẻo, cá biệt còn tha hoá, suy đồi về đạo đức, lối sống.
Trên đây là những biểu hiện nổi bật chủ yếu sự thoái hoá của một bộ phận cán bộ, đảng viên của Đảng Cộng sản Liên Xô, nhất là các cán bộ chủ chốt ở cấp cao.
Chỉ khi nào sự thoái hóa, biến chất diễn ra tại trung tâm quyền lực (chóp bu) của Đảng thì mới trở thành nguy cơ đối với Đảng, đó là đêm trước của sự tan rã, sụp đổ. Đảng cộng sản Liên Xô và các "phiên bản" Đông Âu của nó thuộc trường hợp này.”
Tham khảo thêm nhận xét của các nhà nghiên cứu trên thế giới cho thấy: « ...nguyên nhân quan trọng vÒ sù sôp ®æ cña §CSLX sau 74 n¨m cÇm quyÒn lµ n¹n tham nhòng trong bé m¸y l·nh ®¹o : “sù ®åi b¹i, trụy l¹c trë nªn phæ biÕn, n¹n tham «, hèi lé chÝnh lµ ®Æc ®iÓm cña thêi kú Brªgi¬nÐp”, mµ ®iÓn h×nh lµ Tæng bÝ thư ! “Brªgi¬nÐp thÝch c©u c¸ vµ s¨n b¾n. ViÖc ®i s¨n vµ c©u c¸ cña Brªgi¬nÐp còng gièng như nhµ vua ®i tuÇn thó vËy, tiÒn h« hËu ñng, kÐo theo ®ã lµ nh÷ng buæi yÕn tiÖc linh ®×nh. Lóc nµy, trong quan chøc cña Liªn X« thÞnh hµnh phong c¸ch “tiÖc tïng” vµ “quµ biÕu”. Mäi ngưêi ®Òu coi quµ biÕu kiÓu nµy như mét “nghi thøc giao tiÕp b×nh thưêng” mµ ngưêi cã thÓ tiÕp nhËn quµ biÕu nhiÒu nhÊt kh«ng ai kh¸c chÝnh lµ Tæng bÝ thưBrªgi¬nÐp...nh÷ng chiÕc xe h¬i ®ưîc biÕu tÆng cña Brªgi¬nÐp ®· chÊt ®Çy mÊy gara «t«, sóng s¨n th× chÊt ®Çy mét c¨n phßng lín ! v.v...” Tõ ®ã mµ h×nh thµnh c¶ mét m¹ng lưíi ®Æc quyÒn ®Æc lîi, tham nhòng phæ biÕn tõ trªn xuèng dưíi. (xem : “Bµn vÒ c«ng t¸c x©y dùng n¨ng lùc cÇm quyÒn cña ®¶ng” - trang 38, 39 - NXB ChÝnh trÞ quèc gia - Hµ Néi - 2010).
MÇm mèng cña sù tan r· vµ mÊt chÝnh quyÒn cña §¶ng céng s¶n Liªn X« vµo n¨m 1991 chÝnh lµ ë chç ®ã chø ®©u ph¶i chØ v× nh÷ng sai lÇm cña Gooc – ba - ch«p vµ sù ph¸ ho¹i cña c¸c thÕ lùc thï ®Þch bªn ngoµi . Mặc dù với hơn 20 triệu đảng viên cộng sản cùng vài chục triệu đoàn viên thanh niên công-xô-môn với lực lượng quân đội và cảnh sát, an ninh hùng hậu...nhưng khi mà đại đa số nhân dân đã mất hết lòng tin, đã bất bình và quay lưng lại với đảng cầm quyền thì không có cách gì có thể cứu vãn được nữa !
Ngoài ra cũng cần phân tích thêm về bức tường Béc-lanh nổi tiếng ngăn cách 2 miền nước Đức, cũng là để ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản thâm nhập vào các nước XHCN từ phía tây, do nước Cộng hòa dân chủ Đức (Đông Đức), một nước giầu nhất trong phe XHCN làm tiền đồn. Thế mà tự dưng năm 1989 bức tường đó lại bị đổ ! Phải chăng là do các thế lực thù địch quốc tế và nhà cầm quyền Tây Đức phá để thôn tính Đông Đức ? Sự thực hoàn toàn ngược lại, chính là do nhân dân Đông Đức ngày càng bất mãn với chế độ vô sản chuyên chính mất dân chủ, đời sống ngày tụt hậu, thu nhập bình quân chỉ bằng ¼ so với Tây Đức...nên số người trốn chạy sang Tây Đức (bằng các ngả đường vòng qua các nước khác) ngày càng nhiều, số còn lại gây áp lực lớn với chính quyền đòi được tự do đi lại...buộc lãnh đạo phải nhượng bộ...thế là bức tường Béc-lanh kiên cố bị vô hiệu hóa ! nói một cách khác là từ trong nhân dân Đông Đức phá ra chứ không phải từ các thế lực thù địch bên ngoài phá vào. Đó là hệ quả tất yếu của đường lối lãnh đạo sai lầm theo chủ nghĩa Mác – Lê-nin v.v...
T.H
-----------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét