Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

Trung Quốc đang bộc lộ tham vọng thống trị biển Đông

Trung Quốc ngày càng bộc lộ tham vọng thống trị biển Đông bất chấp luật lệ quốc tế, lẩn tránh trách nhiệm với cộng đồng quốc tế.
Thậm chí vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam mà rõ ràng nhất là việc đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Căng thẳng gia tăng tại biển Đông và những áp lực tới an ninh khu vực là chủ đề của cuộc tọa đàm khai mạc sáng nay, 28/5, tại Singapore. Tham dự hội thảo có các học giả đến từ các nước ASEAN và các nước đối tác như Mỹ, Ấn Độ, Australia
Đây là sự kiện do trung tâm nghiên cứu chiến lược Châu Á của Ấn Độ tổ chức trước thềm diễn đàn Shangri-La 2014. 
Tại hội thảo các học giả đã thể hiện tầm quan trọng của biển Đông đối với khu vực và quốc tế. Do đó việc duy trì hòa bình và ổn định ở biển Đông là mục tiêu và lợi ích không chỉ của ASEAN mà của các nước như Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Australia.
Các học giả cho rằng Trung Quốc ngày càng bộc lộ tham vọng thống trị biển Đông bất chấp luật lệ quốc tế, lẩn tránh trách nhiệm với cộng đồng quốc tế và thậm chí vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của các nước khác mà rõ ràng nhất việc triển khai trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Tiến sĩ Richard Bitzinger – Trưởng Nghiên cứu Quốc tế S.Rajaratnam Singapore cho rằng, Chúng tôi thấy Trung Quốc vi phạm trực tiếp tinh thần của một số sáng kiến hiện có như là tuyên bố về ứng xử hiện có của các bên về biển Đông (DOC) hay Công ước LHQ về Luật biển UNCLOSS trong đó các bên không được làm tình hình tồi tệ đi, không hành động đơn phương.
Trên thực tế chúng ta thấy những hành động mà mới nhất là việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan là một trong hành động đơn phương của Trung Quốc.
Việc hạ đặt giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam chỉ là một phần trong mưu đồ lớn hơn và đòi chủ quyền trên toàn bộ biển Đông dựa trên yêu sách đường 9 đoạn mà Trung Quốc không thể có cơ sở pháp lí đặc biệt với luật pháp Quốc tế.
'Vấn đề là yêu sách chủ quyền với toàn bộ biển Đông dựa trên đường 9 đọan hầu như không có giá trị pháp lí nào, họ nói về chủ quyền không thể tranh cãi, họ nói về quyền trong lịch sử cổ đại với biển Đông, họ chưa bao giờ giải thích nó là cái gì. Tôi có trao đổi với một vài học giả Trung Quốc thì họ nói Trung Quốc sẽ lấy lại biển Đông, nhưng mà trước đây họ đã có nó đâu mà đòi lấy lại. Trung Quốc nói đó là chủ quyền từ thời xa xưa nhưng hầu như không có bằng chứng lịch sử nào', Tiến sĩ Leszek Buszynski – Đại học An ninh Quốc gia Australianói trong buổi tọa đàm.
Trên thực tế Trung Quốc không được thay đổi thực trạng trên thực địa vi phạm tuyên bố của các bên tại biển Đông. Các học giả cho rằng các quốc gia ASEAN cần thấy giảm căng thẳng và gìn giữ chủ quyền không chỉ dựa trên quan hệ song phương với Trung Quốc mà cần có cách tiếp cận mới.
GS. K.S Nathan – Đại học Quốc gia Malaysia cho rằng, giải pháp cho vấn đề này không chỉ là thông qua ngoại giao của ASEAN, thậm chí nếu ngoại giao ASEAN không thành công, ngoại giao của các nước lớn sẽ thành công bởi vì các nước này có cùng lợi ích an ninh ở Đông Nam Á. 
'Cộng đồng quốc tế đến nay đều ủng hộ và chấp nhận giá trị thương thuyết và vai trò của công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 trong việc giải quyết các tranh chấp trên biển Đông. Do đó, Trung Quốc và các bên liên quan, những nước mà kí kết công ước Luật biển có trách nhiệm phải tuân thủ và giải quyết tranh chấp theo hướng hòa bình', Tiến sĩ A.B Mahapatra – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược châu Á (Ấn Độ) phát biểu tại tọa đàm.
(Lược ghi theo VTV/TPO)
--------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét