* Ghi chép: MINH DIỆN
Buổi sáng hôm ấy tôi và nhà thơ Lê Văn thấy ba người Hoa đi xem mít tinh ở trước cửa Nhà hát lớn Sài Gòn. Họ đứng ở góc đường Đồng Khởi , mũ lưỡi trai trùm lút trán, lặng lẽ kín đáo quan sát một cách chăm chú.
Khi tiếng hô: “Giàn khoan Hải Dương cút đi!”, “ Đả đảo Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa!”... vang lên, nét mặt họ biểu hiện sự xúc động. Kết thúc cuộc mít tinh, ba người Hoa ấy đi theo đoàn biểu tình một đoạn rồi rẽ vào quán cà phê góc đường Hai Bà Trung. Nhà thơ Lê Văn bảo tôi:
- Thử nói chuyện với các cha này xem sao!
Quán cà phê vắng khách. Tôi kéo ghế ngồi cạnh bàn ba người Hoa. Trong lúc chờ cà phê , tôi hí hoáy viết hai câu thơ của Bạch Cư Dị lên tờ giấy vệ sinh: “ Thị tuế Giang Nam hạn. Cù Châu nhân thực nhân!” theo thói quen tập viết thư pháp của tôi.
Một người Hoa nhìn sang hỏi :
- Anh biết chữ Hán ?
- Vâng, ít thôi!
Người ấy đọc hai câu thơ, và nói : “ Bây giờ bọn ăn thịt người nhiều lắm!”
Anh chàng người Hoa khoảng gần bốn chục tuổi ,mặt đầy vết sẹo, đầu húi cua nhích mép cười gượng. Lê Văn rút thuốc lá mời. Anh ta cảm ơn và chìa bàn tay cụt hai ngón ra cầm điếu thuốc. Tôi hỏi:
- Anh bị tai nạn lao động à?
- Không. Bị chắt!
Người đàn ông Trung Quốc nói tiếng Viết khá sõi và tỏ ra thiện cảm với chúng tôi. Anh tên là Lưu Trí Lâm, thường gọi là A Lâm, quê Thiên Tân, sang Việt Nam từ năm 2004, hiện đang làm ở văn phòng đại diện một công ty buôn bán máy dệt kim Đài Loan tại thành phố Hồ Chí Minh. Hai người cùng đi cũng quê Thiên Tân và đều là học viên Pháp luân công trốn chạy khỏi Trung Quốc từ mười năm trước. Bên ly cà phê đen , A Lâm và hai người bạn đã kể cho chúng tôi nghe câu chuyện kinh khủng vụ đàn áp Pháp luân công ở Trung Quốc mà họ là một nạn nhân.
Quỷ Bành Trướng độc tài chuyên chế ăn thịt người dân Tây Tạng |
Pháp luân công còn gọi là Pháp luân đại pháp do Lý Hồng Chí sáng lập ở Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm , với triết lý đạo đức Chân- Thiện- Nhẫn. Chân: không nói dối. Thiện : không tham lam độc ác . Nhẫn : không nóng giận. Pháp luân công không phải tổ chức chính trị, tôn giáo, chỉ dạy người ta sống tốt hơn, và bằng những động tác thiền đơn giản có tác dụng chữa nhiều căn bệnh mãn tính. Chỉ sau mấy năm từ Trường Xuân , Pháp luân công đã lan ra khắp Trung Quốc , và nhờ Pháp luân công xã hội bớt căng thẳng, ở các công sở người ta sống với nhau hòa nhã hơn, bạo hành trong gia đình bớt và bệnh tật giảm . Chính quyền Trung Quốc khen ngợi Lý Hồng Chí và thừa nhận Pháp luân công là một trong 5 môn khí công đắc dụng.
Nhưng rồi ban lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc lo ngại khi số học viên Pháp luân công tăng nhanh. Từ mấy ngàn người năm 1992 đã tăng lên 70 triệu người vào đầu năm 1999, trong khi thời điểm đó số đảng viên cộng sản Trung Quốc mới có 50 triệu . Hơn thế , gần nửa triệu đảng viên đã luyện tập Pháp luân công , trong đó có cả những đảng viên giữ chức vụ cao. Người Trung Quốc ngộ ra tâm thức Chân-Thiện- Nhẫn khác hẳn triết lý bạo lực , vô thần của cộng sản và xã hội Trung Quốc có chiều hướng thay đổi. Chủ tịch đảng kiêm chủ tịch nước Giang Trạch Dân cảm thấy nguy cơ Pháp luân công vượt khỏi tầm kiểm soát, xâm phạm độc quyền lãnh đạo của đảng, nên quyết định dẹp bỏ.
Ngày 25-4-1997, tờ báo Tuổi trẻ ở Trường đại học sư phạm Thiên Tân mở đầu chiến dịch bằng bài phê phán Pháp luân công mê tín dị đoan lừa đảo. Hàng ngàn học viên Pháp luân công đã kéo đến phản đối bài báo đó. Công an đàn áp , bắt đi hơn bốn chục người.
Học viên Pháp luân công Thiên Tân mang đơn lên Bắc Kinh khiếu nại đúng theo quy định của pháp luật, được các nơi khác hưởng ứng , kết thành một lực lượng gần 10.000 người trước Phòng thỉnh nguyện quốc gia , đối diện với Trung Nam Hải , cơ quan đầu não của Đảng cộng sản Trung Quốc.
Thủ tướng Chu Dung Cơ từ trong đó ra , hỏi:
- Mọi người từ đâu đến vậy? Ai bảo mọi người đến?
Đại diện học viên Pháp Luân Công nói:
- Thưa Thủ tướng! Chúng tôi đến để đưa đơn thỉnh nguyện !
Ông Chu Dung Cơ bảo:
- Không thể nói chuyện với tất cả. Hãy cử đại diện vào gặp người nói chuyện.
Mấy người đại diện theo Chu Dung Cơ vào Trung Nam Hải . Giang Trạch Dân sau khi ngồi trong xe bọc thép đi quan sát, trở về bắt tay, cười và bảo: “ Về đi, những người bị bắt sẽ được thả và không cấm Pháp luân công!”
Nụ cười tắt ngấm trên khuôn mặt lạnh lùng của chủ tịch đảng ngay sau khi đoàn người rời khỏi Phòng thỉnh nguyện, Giang thét:
Phòng 610 được thành lập đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giang Trạch Dân. Đó là một cơ quan siêu quyền lực đứng trên pháp luật , trực tiếp vận hành các guồng máy truyền thông, công an, quân đội, tòa án... nhổ tận gốc Pháp luân công. Người ta ví phòng 610 như sở Gét-ta-pô của phát xít Đức trong thế chiến thứ 2.
Chỉ trong vòng 5 năm, P 610 cho xuất bản 370.000 tác phẩm báo chí, phim ảnh phê phán Pháp luân công , cho lực lượng công an, quân đội bắt giam giữ hơn 10 triệu người, trong đó 9.500 người đã bị giết, hơn 100 nghìn người bị đánh đập, hành hạ tàn phế.
A Lâm nói:
- Tôi bị giam ở trại Đông Phong sau khi bị chặt hai ngón tay vì ký đơn thỉnh nguyện. Những vết sẹo trên mặt tôi là do bị đốt điện 300 V...
A Lâm từng được chứng kiến những học viên Pháp luân công bị trói chân tay vào giường bỏ đói, bị đánh nát đầu, bị bóp cổ đến chết rồi vu cho tự tử. Hai người bạn A Lâm vạch áo khoe những vết sẹo còn nhằng nhịt trên thân thể.
Tôi hỏi A Lâm:
- Bây giờ anh suy nghi gì về ban lãnh đạo Trung Quốc!
- Đó là bọn ăn thịt người!
- Anh nghĩ gì về việc họ đang làm với Việt Nam ?
A Lâm ngồi trầm ngâm một lát và nói với chúng tôi:
- Chúng tôi không chiếm Hoàng Sa của Việt Nam , không mang giàn khoan vào biển Việt Nam . Đó là bọn ăn thịt người...Cũng như dân Việt, dân Trung Quốc không muốn chiến tranh, không đi cướp đất cướp biển, khong ai ủng hộ chúng. Đó là lũ quỷ Bành Trướng.
A Lâm và hai người bạn bắt tay chúng tôi , ra khỏi quán cà phê. Họ kéo mũ lưỡi trai che mặt. Có phải họ sợ những người Việt Nam quá khích hay cảm thấy xấu hổ vì truyền thống ăn thịt người của Trung Quốc mà từ nhà thơ Bạch Cư Dị ( 772-846) đến nhà văn Lỗ Tấn (1881- 1936) đều đã vạch ra .
Cố Tổng bí thư Lê Duẩn từng nói: “Chúng ta ở bên cạnh một nước mà lịch sử của nước đó chưa ra khỏi cuộc sống người ăn thịt người!”
Ông kể có lần Mao Trạch Đông hỏi ông:
- Lào có bao nhiêu cây số vuông đất?
Ông đáp:
- Khoảng 200.000 cây số vuông.
- Dân số bao nhiêu?
- Khoảng 3 triệu người!
Mao cười và nói:
- Như vậy là không nhiều! Tôi sẽ đưa dân tôi đến đó! Thật đó!
Mao lại hỏi:
- Có bao nhiêu cây số vuông đất ở Thái Lan?
-Khoảng 500.000 cây số vuông!
- Bao nhiêu người?
- Khoảng 40 triệu!
- Lạy chúa! Tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc có 500.000 cây số vuông nhưng có tới 90 triệu người. Tôi sẽ đưa một số người tới Thái Lan.
Ông Lê Duần kể rằng Mao Trạch Đông không hỏi Việt Nam có bao nhiêu đất nhiêu người , mà hỏi có thật người Việt Nam đã đánh thắng quân Nguyên, quân Thanh không. Ông Lê Duẩn đáp: “ Đúng!” Và nói thẳng với Mao: “ Cả các ông nữa! Tôi đánh các ông luôn!”
Vâng, đúng như vậy. Nếu Trung Quốc xâm lược nước ta thì ta phải đánh. Đánh cho gãy răng bọn ăn thịt người!
M D
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét