Trong buổi họp báo ngày 27/5, người phát ngôn ngoại giao Trung Quốc Tần Cương giải thích về vụ chìm tàu là: “nguyên nhân trực tiếp gây nên vụ việc này là, Việt Nam bất chấp Trung Quốc từng nhiều lần đưa ra phản ứng, cảnh báo và khuyến cáo, ráo riết tiến hành quấy nhiễu sự tác nghiệp bình thường của doanh nghiệp Trung Quốc và đã áp dụng hành động nguy hiểm”.
Ông này mô tả: “Chiều 26/5, tại vùng biển quần đảo Tây Sa của Trung Quốc (Hoàng Sa), một tàu cá Việt Nam đã hung hăng tiến vào khu vực cảnh giới của giàn khoan 981 Trung Quốc, tàu cá Việt Nam bị lật sau khi đâm vào phía sau bên trái một tàu cá Trung Quốc đang tác nghiệp gần đó, ngư dân trên tàu cá Việt Nam đều được cứu.”Còn tờ Tân Hoa Xã thì tường thuật rất “phim ảnh” như sau: “Vụ tai nạn tàu là kết quả của hành động tấn công liều chết theo kiểu kamikaze vì con tàu cố tình đi vào vùng biển Trung Quốc và va chạm với một trong những tàu bảo vệ giàn khoan”. Nhật báo Tuổi trẻ Bắc Kinh đưa tin Việt Nam đã “phớt lờ cảnh báo” và “cản trở” hoạt động của giàn khoan Trung Quốc. Tờ China Daily dẫn lời Lý Quốc Cường, một sử gia tại Viện Khoa học-Xã hội Trung Quốc nói rằng mục đích của “việc quấy rối liên tục từ phía Việt Nam” không chỉ là nhằm cản trở doanh nghiệp Trung Quốc, mà còn giúp Hà Nội đòi hỏi chủ quyền trên vùng biển của Trung Quốc. Còn Vương Hiểu Bằng, một chuyên gia hàng hải thuộc viện Khoa học-Xã hội Trung Quốc nói với Hoàn cầu Thời báo rằng Bắc Kinh nên chuẩn bị về cả “sức mạnh tinh thần và vật chất cho những quấy nhiễu liên tục từ Việt Nam”.
“Hà Nội đã nỗ lực mở rộng vùng tranh chấp trên Nam Hải bằng việc tuyên bố chủ quyền với quần đảo không hề có tranh chấp là Tây Sa (Hoàng Sa), và tìm kiếm “hành động pháp lý” về vấn đề đó. Philippines đã nộp đơn lên tòa án quốc tế và Hoa Kỳ hiện đang khuyến khích Việt Nam hành động tương tự. Các quốc gia sẽ liên tục đưa Trung Quốc ra tòa trong tương lai,” ông này cảnh báo.
Trong khi đó, hai nước Mỹ và Nhật lại có xu hướng ủng hộ Việt Nam . Cả hai đều lên bày tỏ quan ngại sau vụ va chạm gần giàn khoan của Trung Quốc trên vùng biển tranh chấp khiến một tàu cá của Việt Nam bị chìm. Đài truyền hình Nhật NTDTV dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera nói: “Chúng tôi thấy việc tàu cá Việt Nam có thể bị nhiều tàu cá Trung Quốc bao vây và đâm chìm là điều báo động.” Ông này nói thêm: “Có lẽ bạn thực sự phải đặt câu hỏi rằng vì sao một chiếc tàu cá, với nhiệm vụ đơn giản là đánh bắt cá, lại đâm một tàu khác như vậy.Thật không thể tin nổi.”
Phía Mỹ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki được hãng thông tấn AP dẫn lời trong buổi họp báo thường nhật hôm 27/5 cho biết Hoa Kỳ chưa thể kiểm chứng độc lập về thông tin một tàu cá Việt Nam bị đâm chìm. Tuy nhiên bà cũng bày tỏ quan ngại trước “những hành động nguy hiểm và sự khiêu khích của các tàu Trung Quốc đang hoạt động trong khu vực tranh chấp.”
Còn báo chí Việt Nam dẫn lời Thượng nghị sĩ Ben Cardin thuộc Đảng Cộng hòa đang thăm Việt Nam và tổ chức họp báo hôm 28/5 rằng “việc Trung Quốc đâm chìm tàu Việt Nam là hành động “cực kỳ nguy hiểm, đơn phương của Trung Quốc”.
Gần như ngay lập tức giới truyền thông Trung Quốc quay mũi chỉ trích sang Nhật Bản. Phát ngôn nhân của bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương nói lãnh đạo Nhật Bản đang cố gắng làm “ngư ông đắc lợi trong vùng biển tranh chấp nhằm đạt những mưu đồ không trong sáng”. Còn một bài báo trên Tân Hoa Xãnói rằng Nhật Bản muốn “tái cân bằng quyền lực trong khu vực” bằng việc ủng hộ Việt Nam và Philippines với các “động thái khiêu khích” của hai quốc gia này. Một bài viết trên nhật báo Đại Công Báo bình luận rằng ông Abe ủng hộ Việt Nam và Philippines với “ý đồ rõ ràng”. Và cho rằng giữa Việt Nam và Nhật Bản đang có một “nghị trình ngầm”.
“Liệu Hà Nội có sẵn sàng trở thành tay súng dưới trướng Tokyo ? Bởi những lý do lịch sử, Việt Nam luôn cảnh giác với Mỹ và Nhật. Hai nước này càng thân thiện, Hà Nội sẽ càng nghi ngờ bởi không ai cho không ai thứ gì cả,” Đại Công Báo viết.
(Dân News tổng hợ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét