Mỗi người dân ở Ninh Hòa, Khánh Hòa kiếm được 500.000-700.000 đồng/ngày nhờ việc bán gỗ trắc non cho thương lái Trung Quốc.
Theo phản ánh của báo Người Lao động, thời gian qua, có hàng trăm người dân của huyện Vạn Ninh đổ xô lên rừng khai thác gỗ trắc non bán cho thương lái Trung Quốc.
Tại khu vực rừng ở thôn Xuân Tây, xã Vạn Hưng, anh Ngọc - người chuyên khai thác gỗ trắc ở xã Vạn Lương cho biết, hiện có hàng trăm người của xã đi chặt gỗ trắc khiến loại cây này cạn kiệt, do đó phải đi đến xã khác để khai thác. Việc bán gỗ khá dễ dàng, chỉ cần mang ra khỏi cửa rừng là có người mua với giá 10.000 đồng/kg gỗ tươi.
>> Lại khóc vì thương lái Trung Quốc …
>> Lại khóc vì thương lái Trung Quốc …
"Tìm được khúc gỗ nặng khoảng 5 kg là có ngay 50.000 đồng. Trung bình mỗi ngày tụi tôi kiếm được từ 500.000-700.000 đồng. Gỗ bán cho các đầu nậu sau đó, họ bán cho thương lái Trung Quốc. Còn thương lái Trung Quốc mua sử dụng vào việc gì thì không ai biết”, anh Ngọc nói.
Trung bình mỗi người dân ở Ninh Hòa (Khánh Hòa) kiếm được 500.000-700.000 đồng/ngày nhờ việc bán gỗ trắc non cho thương lái Trung Quốc. |
Thấy lợi, rất nhiều thanh niên trong xã và những nơi khác đã bỏ đồng áng, ùn ùn lên rừng chặt gỗ.
Theo Hạt Kiểm lâm Vạn Ninh, khu vực núi ở đây chỉ có gỗ trắc dây, mọc tự nhiên ở vùng đất cằn thuộc rừng phòng hộ, rừng trồng. Gỗ trắc thuộc nhóm 1 (quý hiếm, cấm khai thác), nếu khai thác, vận chuyển trái phép từ 3-6 m3 sẽ bị xử phạt từ 20-30 triệu đồng, vượt khung trên sẽ bị truy tố hình sự.
Người dân thậm chí còn đe dọa lực lượng chức năng làm nhiệm vụ kiểm tra, thu giữ gỗ lậu. Cụ thể ngày 16/4, khi phát hiện tại quán cà phê Thiên Trúc (xã Vạn Hưng) xuất hiện hàng chục người thu mua, tập kết gỗ trắc và thuê xe vận chuyển đi tiêu thụ, ông Đinh Trường Sơn, Chỉ huy phó Ban Chỉ huy Quân sự xã Vạn Hưng, báo lực lượng kiểm lâm đến bắt quả tang, sau đó bị các đối tượng này hăm dọa.
“Một người đã chỉ mặt tôi nói rằng: “Mày được lắm. Nhớ đấy, tao sẽ gặp lại mày!”. Sau đó, đối tượng này hỏi người dân xung quanh địa chỉ nhà của tôi” - ông Sơn lo lắng.
Trước đó, tình trạng thương lái Trung Quốc ồ ạt mua các loại lá sắn, đỉa, lá điều, ớt, thanh long, dưa hấu... khiến không ít người hám lợi trước mắt đã tham gia vào chuỗi này rồi sau đó không ít tiểu thương điêu đứng vì bị thương lái Trung Quốc "bỏ bom" vì nhập hàng nhiều nhưng thương lái Trung Quốc không quay lại lấy.
Hậu quả là lá điều chất thành núi, đỉa nhiều nơi tiểu thương đã thả lại đồng ruộng, lá khoai lang bị nông dân cắt bỏ sớm, trước khi thu hoạch làm năng suất cây giảm 50%.
Với dưa hấu, Trung Quốc cũng từng đột ngột ngừng thu mua khiến giá dưa tại đồng bằng sông Cửu Long giảm mạnh từ 8.000 đồng xuống còn chỉ còn 1.300-2.000 đồng/kg nhưng cũng không ai mua.
TS Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương cho biết, để tình trạng này diễn ra ở nhiều địa phương khác nhau, với nhiều mặt hàng khác nhau trong một thời gian dài một phần vì người dân hám lợi, thấy mua với giá cao ồ ạt đi trồng, thu mua, mong có thu nhập trước mắt. Nhưng nguyên nhân quan trọng hơn là do chính quyền địa phương, cơ quan quản lý thiếu trách nhiệm.
Chuyên gia nông nghiệp, GS Võ Tòng Xuân cho biết, ý đồ của Trung Quốc khi ồ ạt thu mua các loại nông sản của Việt Nam là muốn phá hoại kinh tế, và sự quản lý chưa chặt chẽ của chính quyền địa phương là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Hà Anh/ĐVO
=========
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét