Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

“Nhiều người khuyên tôi đừng nói về tham nhũng”

 
 … Phó chủ nhiệm uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, muốn đấu tranh tham nhũng chuyển biến thì phải có tính minh bạch công khai. “Thế nhưng, toàn bộ quy trình tố tụng lại được đóng dấu mật”, bà Nga bức xúc. Điều này khiến cho một lực lượng đấu tranh tham nhũng rất hiệu quả là báo chí bị hạn chế, thậm chí, “dấu mật dễ dàng đưa phóng viên vào tội làm lộ tài liệu mật”, bà Nga nói rồi hướng về đại biểu Ksor Phước, nói: ở đây có anh Phước là Thường vụ Quốc hội, tôi nhờ anh chuyển đến Thường vụ Quốc hội câu hỏi: ai xử lý được việc không phải là mật mà đóng dấu mật?
Một lý do khác được nhiều đại biểu đưa ra lý giải cho công tác đấu tranh tham nhũng, tội phạm chưa hiệu quả là do trách nhiệm người thực thi công vụ. “Ngoài bao che còn có bảo kê, tiêu cực không? câu hỏi này cần được trả lời”, đại biểu Trần Thị Hoa Sinh (Lạng Sơn) nói. “Nhất là trong xét xử, án treo cao, xử đúng thì không sao, nhưng có vụ dư luận lên án: từ huyện, tỉnh rồi đến giám đốc thẩm, phúc thẩm… thì quay lại bản án ban đầu… làm mất lòng tin của dân”, bà Sinh cho biết và dẫn chứng: qua vụ án “Vườn mít”, quay đi quay lại mà thẩm phán trước xử sai có bị xử đâu?! Đại biểu Trương Thị Huệ (Thái Nguyên) lo lắng: “kỷ cương đã đến lúc báo động”. Bà Huệ nói: “trong thực hiện nhiệm vụ, ở đâu cũng thấy dân bức xúc, từ tham nhũng vặt đến tham nhũng lớn, nhưng các cơ quan vào rồi, mà kết quả thực hiện không đáng bao nhiêu”….
                 >> Đọc tiếp/Nguồn  
-----------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét