Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Trung Quốc - CON SỐ 5 GIỮA HÀ ĐỒ - Kỳ 3

* BÙI VĂN BỒNG 
(tiếp theo - Kỳ 3)
3 -  Không ‘rời mắt’ khỏi Việt Nam
… Với quan niệm từ xa xưa, lấy con số 5 giữa Hà Đồ làm trung tâm địa cầu, đế quốc Đại Hán đã không ngừng lấn chiếm, xâm lược các nước láng giềng, mở rộng ương thổ, địa vực quốc gia đến mấy cùng không thấy vừa. Trong bối cảnh nằm áp sát phía Nam Trung Quốc như vậy, Việt Nam liên tục đời nối đời phải gồng mình lên, chống lại với những hành động lấn chiếm, xâm lược, áp đặt đô hộ của Trung quốc. Từ xa xưa đến tận bây giờ trung Quốc chưa lúc nào để cho Việt Nam được yên ổn, Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc (Quan hệ Việt Trung) là chủ đề nóng bỏng trong hơn 4000 năm lịch sử của Việt Nam, cho dù thời đại nào đều mang tính thời sự. Là hai nước láng giềng, chung biên giới trên bộ và trên biển, lại có quá trình gắn bó tương tác về văn hóa lịch sử, cũng như các cuộc chiến tranh qua lại giữa hai nước, đã làm cho Quan hệ Việt Trung trở nên vô cùng phức tạp và nhạy cảm.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, 13 năm từng làm đại sứ tại Trung Quốc, viết:
- Tư tưởng bành trướng, bá quyền, ích kỷ nước lớn của những người cầm quyền ở Trung Quốc 1.000 năm nữa vẫn không hề thay đổi.
- Chớ vội tin lời của những người nắm quyền ở Trung Quốc nói, hãy xem những việc họ làm.
- Nhiều khi ở cấp cao của họ nói với cấp cao của ta lời lẽ rất ôn hòa có vẻ vô tư, biết điều, nhưng lại ngầm chỉ đạo cho cấp dưới cứ lấn tới, giọng lưỡi bề trên, đe dọa, để đạt yêu cầu của họ, thiệt hại cho ta.  
                       + Mời xem từ: > Kỳ 1 ;  Kỳ 2  
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cho là:
‘Trung Quốc "nghiễm nhiên đứng được trên nóc nhà Đông Dương – vị trí chiến lược trọng yếu của Việt Nam – qua kế hoạch khai thác bô-xít Tây nguyên, rồi thuê rừng đầu nguồn trong 50 năm, tự ý bày ra “đường lưỡi bò” để chiếm gần trọn biển Đông, cấm đánh cá, bắn giết, bắt, phạt tiền ngư dân VN, thuê dài hạn 1 đoạn bờ biển Đà Nẵng. Đó là chưa kể họ xây đập trên thượng nguồn sông Mêkông khiến tác hại đến “vựa lúa”, hoa màu và thủy sản ở Nam Bộ. ... Thế là, trên khắp đất nước ta, từ “nóc nhà Đông Dương”, từ rừng núi tới đồng bằng, đến ven biển đã có hàng vạn người Trung Quốc rải ra, có là mối nguy tiềm ẩn không? Từ những tình hình trên, rõ ràng Việt Nam ta bị hại đủ đường, và bị o ép tứ phía. Vì đâu nên nỗi này? Nhân dân ta nghĩ gì (!?).
Trong một bài viết gần đây, tướng Nguyễn Trọng Vĩnh chi rõ: Tháng 9-1950, tại Hội nghị Quân ủy Trung ương, Chủ tịch Mao Trạch Đông nói: “Chúng ta phải chinh phục trái đất, đó là mục tiêu của chúng ta”. Trong cuộc hội đàm với đại biểu Đảng Lao động Việt Namở Vũ Hán năm 1963, ông Mao nói : “Tôi sẽ làm Chủ tịch 500 triệu bần nông đưa quân xuống Đông Namchâu Á”. Tại cuộc họp BCH TƯ Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 8-1965, Chủ tịch Mao Trạch Đông khẳng định: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Á, bao gồm cả miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapo… một vùng như Đông Nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản… xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy…”. Trong cuộc họp giữa 4 đảng cộng sản Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia, Lào tại Quảng Đông tháng 4-1963, Thủ tướng Chu Ân Lai nói: “Nước chúng tôi lớn, nhưng không có đường ra, nên rất mong Đảng Lao động Việt Nam mở cho con đường xuống Đông Nam châu Á”. Trung Quốc im cách thu  phục Việt Nambằng tư tưởng Mao Trạch Đông Muốn xuống Đông Nam Á, trước hết và tất yếu cần qua Việt Nam. Ngay từ năm 1950, sau khi nước CHND Trung Hoa ra đời, những nhà lãnh đạo Trung Quốc đã cử cố vấn Trung Quốc sang và viện trợ cho Việt Nam vũ khí, xe vận tải giúp Việt Nam đánh Pháp. Đoàn cố vấn còn có nhiệm vụ truyên truyền tư tưởng Mao Trạch Đông. Họ đã đề nghị cho dạy tư tưởng Mao Trạch Đông trong trường đảng Việt Nam, lãnh đạo ta đã chấp nhận. Lúc chúng ta tiến hành cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức theo kinh nghiệm các vị cố vấn giới thiệu cho ta, ta phạm sai lầm nghiêm trọng: đấu tố tràn lan, quy kết sai lầm làm nhiều cán bộ bị bắt, nhiều người chết oan. Khi phát hiện, Hồ Chủ tịch phải đứng ra nhận trách nhiệm và xin lỗi đồng bào. Từ đó ta tỉnh ngộ không dạy tư tưởng Mao Trạch Đông và không làm theo kinh nghiệm Trung Quốc nữa.
Theo các tư liệu lịch sử còn lưu giữ: Quan hệ Việt-Trung trong gần 2200 năm tồn tại từ thế kỷ 2 trước Tây lịch đến nay có thể chia ra bốn thời kỳ cơ bản. Thời kỳ thứ nhất quen gọi là “thời kỳ Bắc thuộc”, dài khoảng một ngàn năm, từ lúc nước Âu Lạc của An Dương Vương thuộc về nước Nam Việt của Triệu Đà (năm 179 tr. TL), khi mối liên hệ địa chính trị đầu tiên giữa miền châu thổ sông Hồng với miền Trung nguyên Trung Quốc được thiết lập thông qua quan hệ Hán-Nam Việt, cho đến thời điểm Ngô Quyền thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng (năm 938 sau TL). Thời kỳ thứ hai gọi chung là “thời kỳ Đại Việt”, dài tương đương, từ khi Ngô Quyền xưng vương (939) đến khi Pháp đặt nền bảo hộ ở Việt Nam và nhà Thanh công nhận chủ quyền của Pháp ở đây (1883). Thời kỳ thứ ba quen gọi là “thời kỳ Pháp thuộc”, kéo dài khoảng 6 thập niên, từ 1883 đến 1945, khi Việt Nam tuyên bố độc lập. Thời kỳ thứ tư từ 1945 đến nay. Thời kỳ này gồm 3 giai đoạn: (1) từ cuối thập niên 40 đến cuối thập niên 60, (2) từ đầu thập niên 70 đến cuối thập niên 80, (3) từ đầu thập niên 90 đến nay.
Ngô Sĩ Liên, người biên soạn Đại Việt sử ký toàn thư đã than về việc Lý Phật Tử (Lý Phật Tử lên ngôi sau cái chết của Lý Nam Đế, người đã gây dựng cuộc khởi nghĩa năm 541 chống lại sự chi phối của Trung Quốc) hàng phục nhà Tuỳ  như sau: “Sự cường nhược của Nam Bắc đều có lúc. Nếu phương Bắc yếu thì ta mạnh, nếu phương Bắc mạnh thì ta yếu, ấy là đại thế thiên hạ.”[3]. Trung Quốc luôn luôn thể hiện 'Chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc', luôn luôn nhòm ngó lãnh thổ Việt Nam và muốn Việt Nam lệ thuộc hoàn toàn vào mình.
           Trước thế kỷ 20
Lịch sử Việt Nam trong giai đoạn hai nghìn năm trước cận đại không thể lí giải chính xác nếu không gắn với quan hệ về mặt chính trị với Trung Quốc.
Từ cuối thế kỷ thứ II trước Công nguyên đến nửa đầu thế kỷ thứ X sau CN, Việt Nam chịu sự thống trị trực tiếp của Trung Quốc trong một nghìn năm cho đến khi giành được độc lập. Một nghìn năm này trong lịch sử Việt Namthường được gọi là "thời kỳ Bắc thuộc". Từ sau khi thoát khỏi ách thống trị của Trung Quốc giành độc lập vào nửa đầu thế kỷ thứ X đến trước khi rơi vào ách thống trị của thực dân Pháp vào nửa sau thế kỷ XIX, trong một nghìn năm, Việt Nam đã thiết lập quan hệ trièu cống, vừa duy trì quan hệ thân thiện về chính trị vừa đồng thời tiếp nhận văn hóa Trung Quốc trong “trật tự thế giới kiểu Trung Hoa”, theo cách nói của người Trung Quốc.
Đây là lúc Việt Nam không còn chấp nhận tư cách quận huyện trong đế quốc Trung Hoa nữa, và Trung Hoa cũng phải chấp nhận cho Việt Nam nằm ngoài cương vực của mình. Lịch sử quan hệ Việt-Trung trong thời kỳ này là lịch sử sự xung đột và thỏa hiệp, lịch sử sự thể chế hóa các xung đột và thỏa hiệp ấy giữa hai viễn tượng về trật tự thế giới.
Trung Hoa áp đặt trật tự thế giới của mình thông qua “lễ”. Để khẳng định vị trí của mình trong trật tự thế giới của Trung Hoa, Việt Nam phải nộp cống, kẻ cầm quyền mới lên ngôi phải cầu phong, nhận sắc chỉ của hoàng đế Trung Hoa phải khấu đầu, nếu không làm tròn phận sự sẽ bị cất quân hỏi tội.
          Việt Namthực hiện một chính sách hai mặt. Một mặt vẫn thực hiện đủ lễ với Trung Hoa, nghĩa là về hình thức công nhận trật tự thế giới của Trung Quốc. Mặt khác cứ thực hiện trật tự thế giới của riêng mình. Phương thức đại chiến lược của Việt Nam đối với Trung Quốc có sự giống và khác giữa hai giai đoạn. Giai đoạn đầu, thời Lý-Trần, là kháng cự và không chối từ. Giai đoạn sau, thời Lê-Nguyễn, là kháng cự và bắt chước.
 Đầu thế kỷ 20 - 1945
Thời Pháp thuộc, Việt Nam bị chia làm ba kỳ, nằm trong Liên bang Đông Dương thuộc Pháp: Bắc kỳ và Trung kỳ là xứ bảo hộ, Namkỳ là thuộc địa. Với Hiệp ước Pháp-Thanh năm 1885, Trung Quốc từ bỏ bá quyền của mình và thừa nhận sự bảo hộ của Pháp đối với Việt Nam. Quan hệ giữa Việt Namvà Trung Quốc do Pháp đảm nhiệm và trở thành một bộ phận của quan hệ Pháp-Trung. Thời kỳ này cũng là thời kỳ mà Trung Hoa phải từ bỏ mô hình thế giới truyền thống của mình và áp dụng mô hình thế giới kiểu Âu, một kiểu trật tự thế giới được công nhận ở châu Âu từ sau Hòa ước Westphalia (1648). Sự khác biệt lớn nhất giữa hai mô hình Trung Hoa và Tây phương là trật tự thế giới kiểu Tàu đòi hỏi phải có một trung tâm thiên hạ, đại diện là hoàng đế Trung Quốc với tư cách “con trời”, dưới ông là một hệ thống các “phiên bang”, “chư hầu”, “thuộc quốc”, tức là một sự phân biệt trên dưới rất rõ ràng; trong khi trật tự thế giới kiểu Westphalia không công nhận một trung tâm quyền lực tối thượng đứng trên các nước khác, cai quản cả thế giới dù chỉ trên danh nghĩa, các nước có chủ quyền tối cao trong vùng lãnh thổ của mình, và do đó là ngang nhau trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, hành xử của các nước Tây phương phải chia làm hai lớp. Ở phần nghi lễ ngoại giao là mô hình Westphalia, còn trong thực tế là chính trị dựa trên sức mạnh (power politics). Chẳng hạn ở Việt Nam, Pháp chiếm Nam kỳ lục tỉnh làm thuộc địa, có giao kèo đàng hoàng. Nghĩa là quyền chiếm đất của Pháp không phải tự nhiên mà có. Pháp đặt vòng bảo hộ lên Bắc và Trung kỳ, giữ nguyên ngai vàng Hoàng đế Đại Nam, chỉ đặt “công sứ” cai trị. Nghĩa là vẫn công nhận vua An Nam là chủ nước An Nam. Tuy rằng tất cả phải chịu sự điều động của Toàn quyền Đông Dương và chính phủ Pháp. Riêng đối với Trung Hoa, do nước này quá lớn, phương Tây bắt Trung Hoa phải tô nhượng cho họ một số khu vực đầu mối giao thương, phải thừa nhận cho họ có khu vực ảnh hưởng trên lãnh thổ mình. Chẳng hạn Pháp bắt nhà Thanh phải thừa nhận các tỉnh Lưỡng Quảng và Vân Nam nằm trong khu vực ảnh hưởng của Pháp….
                 (còn tiếp)
------------------




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét