Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

LÁNG GIỀNG ĐIỂM TIN - Thứ Tư - 23/10/2013

1 -BA SÀM 

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Lạy mẹ con đi – Đinh Nhật Uy, Đinh Nguyên Kha (DLB). - Thư Mẹ Kim Liên viết cho con Đinh Nhật Uy (DLB). “Nhớ nhé con, con đã nói, 2 anh em con sẽ là những nấc thang đầu tiên cho mọi người bước lên.  Vì thế Mẹ sẽ không buồn nữa con à, nếu con không thấy Mẹ trong phiên tòa, thì con sẽ hiểu Mẹ đang ngồi đợi con ngoài cổng Tòa án, bên lề đường con nhé“.
- Huỳnh Thục Vy: Xã hội dân sự kiểu Việt Nam (DTD).
Anh Gấu Phạm – Hoàng tử và Đại tướng (5) (Dân Luận). “Tác giả cũng nhắc lời tướng Westmoreland về việc tướng Giáp là tay nướng quân không ngần ngại. Bằng chứng đưa ra là chính lời của Cụ Giáp được ghi lại nói rằng ‘hàng phút có hàng trăm, hàng ngàn người chết trên thế giới, thế thì nếu có 10 ngàn người hy sinh, dù họ có là đồng bào của chúng tôi đi nữa, thì cũng chưa phải là nhiều’.” - Làm rõ lại quan điểm của tôi về Tướng Giáp (Phạm Hồng Sơn). – Phỏng vấn ông Dương Trung Quốc: “Sự kiện Đại tướng qua đời làm sáng tỏ rất nhiều giá trị” (VnEco).
Cả nước đang lên đồng?” (xem phần 1phần 2phần 3). Nếu chỉ căn cứ vào số người đi viếng, đi … xem đám tang Tướng Giáp, trong cái im lặng khó lường, vào số lượng bài báo, rồi các chủ đề mà các bài viết đó đề cập, thì cũng vẫn chưa lột tả được nhiều bản chất thực, để phản bác hay tán đồng câu hỏi kia. Vậy hãy thử đi sâu tìm hiểu thêm.
Ai cũng biết, đã hàng chục năm nay, cố Chủ tịch Hồ Chí Minh là người VN duy nhất được mặc nhiên sở hữu đại từ “Bác”, “Người” viết hoa (nếu không viết hoa thì thành vô hiệu, thậm chí vô lễ), và cả mỹ từ “vĩ đại” nữa. Cụ Tôn Đức Thắng có được gọi là “Bác” thực tình cũng chỉ mang tính chất “đại đoàn kết Dân tộc” mà thôi. Chuyện “học tập và làm theo tấm gương”  của ông cũng là thứ đặc sản của VNCS thời buổi tham nhũng tràn lan tới hồi bất lực. Rồi danh hiệu “nhà” nào đó từ UNESCO cho một nhà chính trị, thì HCM cũng rất đặc biệt, đã được nhận, dù có những xì xào nghi vấn về thủ tục thiếu công minh trong thời buổi trắng đen lẫn lộn của Chiến tranh Lạnh.
Thế nhưng, xem ra Tướng Giáp đã trở thành ứng viên, không những đứng hàng thứ hai về các danh hiệu trên, mà còn có những dấu hiệu có thể soán ngôi đầu. Ví như dấu hiệu muốn đặt tên ông cho Quốc lộ 1A chẳng hạn, nó “ăn đứt” đường Hồ Chí Minh về mọi mặt rồi còn gì? Hay trong nhiều lý do khác nhau, có cả danh hiệu sẽ trở thành “bất tử”, “xuyên chủ thuyết”, “xuyên biên giới” mà người thầy HCM không thể có, là “Đại nguyên soái”, là “vĩ đại hơn” cả Napoleon, Alexander Đại đế. Rất có thể, người dân đã quá căm phẫn trước thực trạng đất nước, mà “Cha già Dân tộc” không thể không bị đổ vấy trách nhiệm; họ lại phải mệt mỏi, ngao ngán với những đợt “học tập và làm theo tấm gương” liên tu bất tận, trong khi “nghe lỏm”, “đọc lén” được bao nhiêu là thông tin trái chiều về “Người”, thành thử, như cơn đói khát bản năng vì “chán cơm thèm phở”, họ đi tìm “tấm gương” khác.
Có điều, câu chuyện đáng bàn ở đây là dường như, bằng quyết định bất ngờ ở “phút 89” từ BCT, là tổ chức Quốc tang, đã đem đến một cơn sóng dậy “hòa giải, hòa hợp dân tộc” giữa … những người còn tin yêu đảng, ngoài sức tưởng tượng của giới lãnh đạo?
Nghi vấn ở đây là, phải chăng ban đầu, người ta không muốn đề cao ông quá, một phần do những đòi hỏi, kiến nghị của ông mấy năm qua? Nhưng, để “vỗ yên thiên hạ”, họ đã ra một lúc 2 quyết định chưa từng có, không ngờ lại đem tới hiệu quả mà giờ đây, nếu không khéo tận dụng ngay, sẽ vuột khỏi tay: vừa được dân chúng ngợi khen vì tấm lòng bao dung rộng lượng, lại đem tới cho họ thêm một thần tượng nữa, cho cuộc ru ngủ tiếp toàn Dân tộc, hoặc chí ít thì cũng góp phần đắp điếm, chắp vá cho bức tượng đài đang bị “các thế lực thù địch” bôi bẩn? Còn những suy luận rằng đám đông dân chúng lặng lẽ kia là thể hiện thái độ phản ứng với những người lãnh đạo đang sống, thì thật chẳng bõ bèn gì, trước làn sóng ào ạt hàng ngàn bản tụng ca một chiều, có chăng một hai bài gợi lên thái độ phản kháng của ông thì liền được biến đi ngay tức khắc.
Thế thì sao lại không dám khẳng định, rằng “Chính quyền đang thắng lớn!”? Câu khẳng định này còn được nhiều bậc thức giả tinh hoa của đất nước bổ túc thêm, khi lẽ ra họ phải là những người tỉnh táo nhất trong cơn sướt mướt lâm ly này (để hạch hỏi tất cả những gì đã đổ lên đầu thần tượng của họ, liên tiếp trong suốt hàng chục năm), thì hóa ra ngược lại. (Hẹn tiếp phần sau).
Vừa viết xong liền hay tin Tướng Nguyễn Nam Khánh từ trần: Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh từ trần (TT). Sao lại có sự trùng hợp đến kỳ lạ, khi ông chính là người trong nhiều năm trước đã quyết liệt nhất bạch hóa và đòi phải giải quyết những oan khuất của Tướng Giáp. Có phải sự ra đi của Tướng Giáp vẫn chưa đủ để nhắc nhở những bậc thức giả tinh hoa sùng kính ông phải làm gì cho xứng với tấm lòng đó, thay vì mê mải tụng ca, nên mới cần có thêm một “lời nhắc nhở” nữa? Hai cái chết e là vẫn chưa đủ! Hay thậm chí gây hiệu ứng ngược?
Hà Nội lập mưu nhờ Đại tướng giải phóng mặt bằng (Cầu Nhật Tân). “Theo các chính trị gia tính toán, con đường một khi mang tên Đại tướng, đứa nào không dám cấp thêm kinh phí? Đứa nào dám chống các quan trong công tác giải phóng mặt bằng? Nhân dân xem tấn tuồng xong than thở, rồi đây không chừng sẽ có nhiều dự án đô thị mang tên Đại tướng để giải phóng mặt bằng cho dễ“. - Công dân xã Phương Tú, Ứng hoà Hà nội tố cáo quan xã ăn đất (Lê Hiền Đức).  - Phùng Khang – Nhân loại tiến đến Cộng Sản Chủ Nghĩa đã là lên đến tuyệt đỉnh chưa? (Dân Luận).
Vì sao nước Mỹ không có lấy một “lãnh tụ vĩ đại”? (FB Tin Không Lề). “Mặc dù dân Mỹ có được cuộc sống mà dân chúng ở nhiều nước khác mơ ước, nhưng họ không tôn thờ bất kỳ một nhân vật lãnh đạo nào, không coi một nhân vật nào là thánh sống, chưa từng nghe người nào nói ‘nhờ ơn Tổng thống George Washington’, hay ‘nhờ ơn Tổng thống Abraham Lincoln’ mà họ có được như ngày hôm nay“. Mời xem lại: Có mối liên hệ tỉ lệ thuận giữa “lãnh tụ vĩ đại” với đói nghèo và lạc hậu? (FB Tin Không Lề).  - HE HE, THẤY QUEN QUEN (Huỳnh Ngọc Chênh). - Nhà gì cũng có, chỉ thiếu “nhà vệ sinh”! (FB TKL).
- Bài tóm lược của bài viết gồm nhiều tác giả: Dwight Perkins, David O. Dapice, Phạm Duy Nghĩa, Nguyễn Xuân Thành, Huỳnh Thế Du, Đỗ Thiên Anh Tuấn, Benjamin H. Wilkinson, Vũ Thành Tự Anh: Thể chế yếu kém là nguyên nhân sâu xa dẫn tới bất ổn và nguy cơ suy thoái kinh tế hiện nay ở Việt Nam (1) (Dân Luận). - NGHỊCH CẢNH ! (Phương Bích).
- Phỏng vấn TS Vũ Minh Khương: VN và TQ: Một mô hình, hai tầm nhìn (BBC). “Năng lực học hỏi của Đảng Cộng sản Việt Nam rất hạn chế; từ việc thu hút nhân tài, đối sánh mình với thế giới ra sao, đến việc thử nghiệm những chính sách dũng cảm, liên tục đổi mới và cải tiến, lắng nghe nhân dân”.
- Nguyễn Hoàng Đức: NGƯỜI VIỆT NÔ LỆ MỚI VÀ CĂN TÍNH CŨ (Nguyễn Tường Thụy).
- Phỏng vấn Phạm Chí Dũng: Tám tỉ đô la cho sân bay Long Thành : Có nhóm lợi ích ODA? (RFI/DĐXHDS).
- MINH DIỆN: DANH GIA HAY TỔ QUỶ (Bùi Văn Bồng).
- PHÁP TRƯỜNG NGƯNG TIẾNG SÚNG: Hàng ngàn hài cốt vô danh (NLĐ).
- Quy hoạch Hà Nội: “Rách đâu vá đấy” (DĐDN). => 
KINH TẾ
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Băn khoăn Nhà văn hóa cộng đồng ở Tây Nguyên Bài 1: Xây xong “đóng cửa, bỏ hoang”! (QĐND).
TIỄN THU (Trịnh Xuân Báu).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Lê Hải: Giáo dục hay phản giáo dục? (Boxitvn).
Rắc rối chuyện trong ngoài (Nguyễn Vạn Phú).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Bác sĩ ném xác bệnh nhân, ngành y tế xin lỗi nhân dân (TT).  - Bác sỹ ‘vứt xác bệnh nhân xuống sông’ (BBC).  - Bác sĩ thú nhận vứt xác bệnh nhân xuống sông (VNN).  - Cuộc điện thoại cuối của người bị thẩm mỹ viện ném xác (Zing).  - Những “bất thường” tại thẩm mỹ viện trong buổi chiều chị Huyền tử vong qua lời nhân chứng (Kênh 14).  - Thẩm mỹ viện nghi làm chết người vứt xác xuống sông không có giấy phép hành nghề (TN).  - Gia đình thuê thuyền, mang đèn tìm xác nạn nhân trong đêm (TT).  - Tìm xác nạn nhân Thẩm mỹ viện Cát Tường hàng trăm km.  - Không phải thẩm mỹ viện “tử thần” đầu tiên ở Hà Nội (TT).
QUỐC TẾ 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét