Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

Từ tầm vóc Đại tướng, Ta đi tới


* JONATHAN LONDON *
Tiêu đề các báo cho chúng ta biết rằng cả hơn tuần qua,  Việt Nam  thương tiếc cái chết của Tướng Võ Nguyên Giáp. Thực tế, có gì đó phức tạp và thú vị hơn đang diễn ra.
Tướng Giáp, tất nhiên, là một nhân vật quan trọng trong lịch sử quân sự và chính trị Việt Nam và thực sự là một nhân vật lịch sử quan trọng của thế giới. Thông tin về cái chết của ông, được lan truyền đầu tiên qua Facebook hơn là truyền thông nhà nước, và được quốc tế đón nhận với kí ức ca ngợi từ mọi nơi, sự tôn trọng miễn cưỡng từ những người khác và sự khinh thường không khoan nhượng từ những người vẫn tranh cãi về cuộc chiến ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, cái chết của Tướng Giáp đã gợi mở một quá trình cực kì thú vị mà có lẽ về vài khía cạnh được hiểu như một dạng hòa giải. Hòa giải ở Việt Nam, cho đến ngày nay, là một khái niệm vô cùng nhạy cảm ám chỉ một quá trình chấp nhận quá khứ – đáng buồn là điều này chưa diễn ra. Và tôi không có ý định đề xuất rằng việc Đại tướng qua đời sẽ bắt đầu một quá trình hòa giải to lớn hơn những người Việt Namcó đầu óc cải cách mong muốn.
                          >> Việt Nam đứng ở đâu?  
Điều đang diễn ra giống như một dạng hòa giải nguyên tử hơn, mà trong đó những cá nhân, gia đình, và cộng đồng sẽ chấp nhận một con người mà tên tuổi luôn được gắn liền với những hy sinh to lớn mà Việt Nam phải chịu đựng trên con đường đầy hãnh diện và đau thương cho đến hiện tại.

Đến tận những giờ phút cuối cùng, Tướng Giáp và tinh hoa của ông vô cùng phức tạp. Được những người ngưỡng mộ khen ngợi như một chiến lược gia tài giỏi, chiến thuật quân sự của Tướng Giáp lại bị chất vấn thẳng thừng và thậm chí mạt sát bởi những ai lo rằng ông ta coi sự mất mát nhân mạng quá nhẹ nhàng. Vì tôi không phải là sử gia, tôi sẽ không cố gắng đánh giá ông Giáp như những người khác đã làm.
Điều làm tôi chú ý, hiện tại, là cảnh tượng đang diễn ra trong tuần này ở Việt Nam. Một phần nhỏ của những gì thú vị đang diễn ra trong giới lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà những người lãnh đạo sẽ đánh dấu một cách trọng thể sự ra đi của một nhân vật mà tầm vóc đã làm lu mờ họ, và là người trong nhiều năm trước khi qua đời đã quan ngại về sự phát triển bừa bãi và lợi ích vốn có của nền chính trị. Chẳng có ích gì cả khi đơn giản hóa các vấn đề, di sản của tướng Giáp thậm chí được tranh cãi ngay cả trong nội bộ Đảng.
Điều thú vị nhất có lẽ là những gì đang diễn ra trên đường phố Hà Nội và thực sự là trên “đường phố Việt Nam” khắp mọi nơi, từ quê hương của Tướng Giáp ở tỉnh Quảng Bình cho tới nhiều địa phương ở miền Nam và trải khắp cộng đồng người Việt hải ngoại. Ở đó, các cá nhân, gia đình và cộng đồng sẽ chấp nhận cái chết của Đại tướng theo cách của riêng họ.
Ở Hà Nội, nơi hàng ngàn người xếp hàng trên phố để tỏ lòng kính trọng lần cuối cùng, tâm trạng rất u sầu, căng thẳng và không được chuẩn bị trước. Phụ huynh đem theo con cái, vì ngày nay họ và con cái họ biết về Đại tướng chủ yếu qua sách giáo khoa. Những người nhiều tuổi hơn xuất hiện rất đông, đi cùng bạn bè và trong vài trường hợp đi cùng con cháu họ. Một ngôi sao nhạc pop lố bịch bị mắng vì đã chen ngang cũng cảm thấy có nhu cầu xuất hiện. Trong khi đó, một người nông dân trong độ tuổi 70 lái xe máy từ tỉnh Sơn La cách Hà Nội hàng trăm cây số, để xác nhận sự ngưỡng mộ với ngài đại tướng và cũng để quần chúng biết nhà nước đã hứa bồi thường cho ông hơn 20 năm về trước và đến giờ ông vẫn chưa nhận được một khoản nào.
Tâm trạng được ghi nhận là sự kính trọng và ngưỡng mộ. Nhưng mỗi người đang hiểu nhiều ý nghĩa của Tướng Giáp theo cách riêng của mình.
Cuộc đời và di sản của Đại tướng sẽ được vinh danh trong Lễ quốc tang, được cho là cao hơn một bậc so với lễ tang cấp nhà nước, và có lẽ được dùng để trốn tránh nền chính trị không thể lờ đi được vào lúc này. Tướng Giáp là một nhân vật nổi bật, người đang và sẽ tiếp tục có ý nghĩa khác nhau với nhiều người khác. Chắc chắn rằng sự ra đi của ông đánh dấu sự ra đi của một nhân vật chủ chốt. Một người mà sự ra đi sẽ buộc người Việt Nam phải suy ngẫm về quá khứ đổ vỡ của mình và hướng đến một tương lai chung.

                                     *          *        *
Trong đầu tháng 10 năm 2013 toàn dân Việt Nam đã có một cơ hội để cùng một lúc suy ngẫm về vai trò quyết định của một nhân vật có tầm quan trọng đặc biệt trong lịch sử hiện đại của đất nước. Và trong hai tuần còn lại, toàn dân sẽ có một cơ hội nữa để cùng một lúc suy ngẫm về định hướng tương lai đất nước.
Dù nghĩ gì về Đại tướng Giáp, thì tôi cũng nhìn thấy nhiều tác động khá tích cực sau sự khuất núi của ông. Chính sự ra đi của Ông đã khuyến khích một cuộc thảo luận khá công khai trong xã hội. Dư luận bàn không chỉ là về ý nghĩa và vai trò lịch sử của Ông mà còn là những câu hỏi sâu nữa …
Cơ bản nhất là sự nhận xét của nhiều người là sự ra đi của Tướng Giáp là sự kết thúc của một thời đại và, vì thế cũng là sự mở đầu của một thời đại mới; cái mà người Pháp quen gọi là ‘Fin de siècle.‘

Câu hỏi đạt ra là sẽ là một Fin de siècle như thế nào?! Hoặc Việt Nam sẽ bước vào một thời đại mới một cách ngày càng cởi mở và tự tin; hoặc Việt Nam sẽ vấp phải vào thời đại mới một cách vụng về. Không ai biết trước được câu trả lời. Tuy nhiên, sau cùng, sẽ phụ thuộc vào khả năng của cả người dân lẫn chính quyền để nắm bắt và xử lý những hạn chế trong nền chính trị của đất nước hiện nay.
Vấn đề là làm sao bước vào tương lai chung đó khi nền văn hóa chính trị của Việt Nam(kể cả nhiều người đang sống ở ngoài nước) vẫn tiến triển quá chậm vì những hạn chế về mặt thể chế và những “bệnh lý dư luận”.
Trong tuần vừa rồi, ta có nghe thấy quá ít phát biểu hay và chân thật. Thay vì nói một cách thẳng thắn về những đóng góp của Đại tướng trong cả cuộc đời của Ông, chúng ta đã nghe quá nhiều phát biểu bảo thủ, nhàm chán, với nội dung nghèo nàn, mang tính tuyên giáo và tôn giáo.
Đối với một “sinh viên” ngành lịch sử xã hội và chính trị, những lễ nghi chính trị xoay quanh Quốc Tang của Đại tướng Giáp là hết sức lôi cuốn. Nhưng, sau khi tôi quan sát những lễ nghi này tôi tự suy nghĩ bao giờ Việt Nam sẽ chuyển từ “những tôn giáo chính trị” của hôm nay?  
Và dù đã có nhiều thảo luận sâu sắc trên mạng, cũng đã có quá nhiều trận “ném đá” giữa những “tù nhân của lịch sử”, những người đặt niềm tin trên lý trí.
Nhưng, trước khi buồn các bạn cũng cần phải đồng ý với tôi rằng dư luận mạng đã có rất nhiều bài hay và sâu sắc từ mọi phía. Những bài đó là một hiên tượng tích cực, hàm ý nhiều người Việt cả trong lẫn ngoài bộ máy càng nhìn rõ hơn những hạn chế của thể chế, những bệnh lý mà Việt Nam phải khắc phục nếu muốn có một nền chính trị hiệu quả hơn.
Rõ rằng những người khẳng định mọi thứ ở Việt Nam đều tốt đẹp và đúng đắn ắt có một tầm nhìn hạn chế, chính họ phải suy nghĩ lại về những giả định của mình, cũng như những người chỉ muốn nói xấu đến chính quyền một cách bừa bãi.
Nếu nói về giới lãnh đạo thì sự khằng định cho rằng Việt Nam đã đến một Fin de siècle là đúng. Nhưng việc đó sẽ chẳng có ý nghĩ gì thực tiễn cả nếu không có những thay đổi cơ bản từ trong những thể chế xã hội chính trị của đất nước.
Nói tháng 10 này là một tháng có ý nghĩa lớn là đúng. Đầu tháng đã có một cơ hội hiếm có để suy ngẫm về quá khứ. Và cuối tháng sẽ có những quyết định to lớn ở Quốc hội. Ở Việt Nam,  hai vấn đề lấn nhất là mất tự do và mất đất. Riêng tôi hy vọng cuối tháng 10 này Việt Nam sẽ không mất một cơ hội nữa để có một Hiến Pháp mà toàn dân Việt Nam đều có thể ủng hộ được và trong đó đồng thời đề cập đến vấn đề đất. Kể cả tôi, là một người không hâm mộ tư bản nhận rõ những quyền sở hữu phải rõ ràng nếu muốn Việt Nam phát triển một cách bền vững, minh bạch, và văn minh.
Chúng ta (là người Việt và là những bạn của đất nước) phải chấp nhận, muốn bước vào một thời đại mới, một thời đại được kỳ vọng hơn phải xóa bỏ những hạn chế về cả thẻ chế lẫn bệnh lý. Muốn nó, nhiều dân Việt Nam cả ở trong lẫn ngoài bộ máy, phải nỗ lực hơn nữa để tiến lên một nền văn hóa chính trị thực sự cởi mở, tự do.
Sáng nay tôi đã thảo luận với một người bạn lâu năm về những vấn đề của đất nước. Chị ấy có nhận xét rằng nhiều người ngoài bộ máy đang đòi cải cách không có đủ kinh nghiệm và vị trí để làm, trong khi đó những người trong bộ máy vẫn hạn chế hay sợ để làm những gì cần làm.
Tinh trạng này thật khó xử.
Thế thì làm gì? Cách tốt nhất để ban vinh dự cho những người đã hy sinh cho nền độc lập của Việt Nam là chấm dứt những hanh vì bảo thủ và đi thẳng vào giải quyết những vấn đề của đất nước.
Rõ ràng, nói dễ hơn là làm.
J.N.Th. ( Đầu đề của BVB)
-------------
> Jonathan London tự bạch:
"... Tôi là Jonathan London, người Mỹ, sinh ra và lớn lên tại Boston, cụ thể hơn là Central Square, Cambridge. Tôi là nhà xã hội học, nhà kinh tế chính trị học, chuyên về Việt Nam từ 1975 đến nay. Tôi đã bắt đầu nghiên cứu về VN từ năm 1992 và lần đầu tiên đặt chân đến Việt Nam là tháng 1 năm 1990. Dịp đó tôi mới 20 tuổi, dốt quá, được có cơ hội gặp Đại Tướng Giáp, bắt tay mà thật sự lúc đó chẳng biết ông ta là ai cả. Thời gian sống hoàn toàn ở VN là từ 1997 đến 2001 và sau đó đi lại tiên tục cho đến bây giờ. Tôi hoàn thành tiến sĩ năm 2004 ở trường ĐH Wisconsin và sau đó sống và làm việc ở Đông Á. Trước đây tôi là Assistant Professor tại Singapore và đã sang TĐH Thành Thị Hong Kong từ năm 2008….
Năm 1991 tôi tốt nghiệp với đề tài nghiên cứu hòa bình tại Đại học Oslo và sau đó tôi đi xe lửa qua Đông Âu và Liên Xô trước đây và vào Trung Quốc , nơi tôi ở trong vài tháng. Tôi trở lại Mỹ vào cuối năm 1991 để nghiền ngẫm những lựa chon các đề tại nghiên cứu của mình.
Năm 1992, tôi bắt đầu học đại học huyên ngành xã hội học tại Đại học Wisconsin- Madison . Xã hội học đến nay là lan tỏa nhất của tất cả các ngành khoa học xã hội và đó là mảng nghiên cứu khá linh hoạt với những nguwòi như tôi. Về cơ bản , tôi muốn tìm hiểu thêm về các động thái toàn cầu và địa phương trong suốt những quá trình dài, để xác định hoặc ảnh hưởng rộng rãi hơn sinh kế của người dân , điều kiện vật chất , vv
Nghiên cứu sau đại học mất 12 năm, một phần vì tôi đã không biết gì về thế nào để ' làm ' trường đại học và một phần vì lý do khác, tôi sẽ không đi sâu vào đây . Một lý do khác là các nghiên cứu sau đại học của tôi đã được nhấn mạnh bởi 4 năm ở Việt Nam và một năm tại Úc. Năm 2004 tôi chuyển đến Singapore , nơi tôi đã sống ba năm trước khi chuyển đến Hồng Kông vào năm 2007 , nơi tôi đang cư trú. Tạm xa  gia đình tuyệt vời của tôi với những ngừoi thân ( họ là trung tâm của cuộc sống của tôi ! ), tôi làm một công việc thú vị và muốn am tường về các loiạ hình xã hội trong một thế giới đầy biến doọng và phat striển rất khó khăn" ...
--------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét