Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014

LÁNG GIỀNG ĐIỂM TIN - Thứ Hai - 3-3-2014

1 - BA SÀM 

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Một Quốc Gia Tình Nghĩa (Alan Phan). “Vì sự tôn trọng ‘tình nghĩa’ bàng bạc khắp lịch sử, một giáo sư tuyên giáo trung ương phải phẫn nộ mà kết tội bọn đế quốc Mỹ là tội ác của họ ‘trời không dung, đất không tha’. Chứ tình nghĩa như người anh kết nghĩa Trung Quốc thì em Việt Nam phải nghìn đời nhớ ơn, năm nào cũng sẵn sàng đem khoáng sản, mỏ dầu ngoài khơi, đi kiếm tiền bọn tư bản, nhập siêu đem về tặng anh kết nghĩa. Còn chuyện chiến tranh biên giới năm 1978 chỉ là một hiểu lầm nhỏ nhặt trong gia đình“.
HẺM BUÔN CHUYỆN – KỲ 146: Dân ta phải biết sử ta (Nhật Tuấn). “Bởi vậy thằng Trung Quốc mới ép ta đặt tên Phạm Văn Đồng cho nhiều đại lộ vào để nhắc nhở công hàm nhượng Hoàng Sa…”
Theo tôi, Trương Duy Nhất vô tội. Tha bổng Trương Duy nhất sẽ là phán quyết có lợi cho đảng và nhà nước Việt Nam (Nguyễn Đăng Hưng). “Nếu Trương Duy Nhất nói không đúng sự thật, gây hoang mang trong dân chúng, làm ảnh hưởng đến lòng tin ở lãnh đạo đảng và nhà nước thì các cơ quan truyền thông đại chúng trong tay nhà nước đã hay sẽ cải chính, thảo luận, trao đổi công khai để sự thật được sáng tỏ, lòng tin của nhân dân được củng cố, chứ sao lại đi vùi dập, bỏ tù tác giả? Chính quyền đã bao lần khuyến khích công dân tham gia phản biện, góp ý kiến cho nhà nước mà“.  – Thử mổ xẻ phiên toà xét xử Trương Duy Nhất (Blog RFA).
Vụ án Ls. Lê Quốc Quân – Đâu mới là thắng lợi (FB Thanh Tran). “Thắng lợi của vụ án Ls. Lê Quốc Quân là  thắng lợi đích thực, đó là lần đầu tiên người dân đã giành được quyền bày tỏ ý kiến, tuyên truyền quảng bá cho tư tưởng đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền ngay trên đường phố. Đây là một thắng lợi mang bước ngoặt lịch sử, ngày 18/2/2014 người dân tham gia  biểu tình đòi tự do cho Ls. Lê Quốc Quân đã thực hiện được điều đó, sự kiện diễn ra ngay trên đường phố Hà Nội“.
Dương Hoài Linh – Nghề gia truyền của họ nhà ta (Dân Luận). “Đó là nghề ‘treo đầu dê, bán thịt chó’.  Dân gian ác mồm, ác miệng bảo vậy chứ cụ nhà ta anh minh hơn nhiều. Cụ bảo ‘Yêu nước tức là yêu chủ nghĩa xã hội’, bố đứa nào dám cãi. Mặc dù nhiều đứa nói ‘CNXH là cái gì, biết chết liền’.  Chả là ngày xưa cụ cũng lợi dụng cái này để nhập cái kia vào. Mới đầu tưởng đắt hàng, ai dè càng để lâu mới biết là hàng ‘dỏm’.”
- Vũ Quốc Túy viết về vụ bê bối của ông Trần Văn Truyền: Lý sự ngược (Trần Nhương).
“Thực sự báo chí là gì?” (FB Đặng Ngữ). “Hôm nay, SGTT đình bản. Tôi chẳng thấy chi buồn. Ngày mai, ngày kia thêm một tờ báo khác nữa bị đình bản. Tôi sẽ vui. Và sẽ vui hơn nếu tiếp tục có nhiều tờ báo khác bị đình bản. Bởi như thế, các nhà báo đã thực sự trở thành nhà báo chứ không phải là một lũ mếu máo nói láo ăn tiền“. – Báo Sài Gòn Tiếp Thị tái sinh với cái tên khác, số báo đầu tiên ra ngày hôm nay: Ra mắt ấn phẩm Thế Giới Tiếp Thị (MTG). Vậy là có 2 tờ báo Tiếp Thị: Thế Giới Tiếp Thịvới đội ngũ là tập thể các nhà báo đến từ báo SGTT cũ và tờ báo Sài Gòn Tiếp Thị bộ mới, do Thời báo Kinh tế Sài Gòn xuất bản, trong đó có 1 người đến từ báo SGTT cũ. – Sài Gòn Tiếp Thị “tố” Saigon Times “vượt quyền” trắng trợn (?) (CTL).

KINH TẾ

VĂN HÓA-THỂ THAO

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Đào Dục Tú: Tạp luận: Học nỏ hành thì học làm chi? (Bà Đầm Xòe).
- Bùi Bảo Trúc: Bỏ tập viết (Người Việt).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Nỗi lo mùa cúm (Tin nóng).

QUỐC TẾ
- Thủ tướng Đức thăm Anh: Bữa trưa ở phố Downing ít món hợp khẩu vị (ĐBND).
Câu chuyện nước Mỹ: Một giờ nghe Madeleine Albright (Hiệu Minh). “Công nghệ cũng giúp cho nhân loại ‘nhìn ra’ người lãnh đạo của họ, bởi internet, google, facebook, blog đã bạch hóa mọi việc trên đời, từ cái chết bí ẩn, đến ngôi biệt thự xa hoa hay nhà thờ hàng trăm tỷ của bất kỳ ai.  Bà giải thích tại sao người biểu tình trên quảng trường Tahrir (Cairo) lại phản đối chính phủ… – ‘Dân chúng đang bàn về chính quyền bằng công nghệ thế kỷ 21, chính quyền nghe họ bằng công nghệ thế kỷ 20 và trả lời dân chúng bằng ý tưởng của thế kỷ 19′.”
Lý Quang Diệu viết về Nhật Bản (NCQT). – Đoàn Thanh Liêm: Cuộc hội tụ lớn lao (ĐCV).
---------------
2 - Đttl - NLG
-----------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét