Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

JTC ĐÃ 'LẠI QUẢ'...

1.Nghi án nhận hối lộ
Những thông tin về mà báo Nhật Bản đăng tải về việc Tập đoàn JTC thừa nhận đã hối lộ cho một vài lãnh đạo ngành đường sắt Việt Nam hơn 16 tỷ đồng để trúng thầu tư vấn dự án đường sắt nội đô Yên Viên- Ngọc Hồi khiến dư luận đặc biệt quan tâm.
Danh sách cán bộ từng tham gia vào quá trình thực hiện dự án phải giải trình ngày thêm dài. Trong đó có vị nguyên là Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và nhiều người hiện đang giữ vị trí trọng trách trong Bộ. 
Liên quan đến vụ việc này, Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo các bộ/ngành liên quan rốt ráo làm rõ sự vụ. Một đường dây nóng tiếp nhận tin tố giác cũng đã được lập. Đích thân một Thứ trưởng của ngành giao thông sang làm việc với phía Nhật Bản để làm rõ hơn thông tin.
Bộ Công an đã xác nhận sẽ vào cuộc điều tra nghi án này.
2. Tiếp viên VNA chuyển hàng lậu
Một tiếp viên của Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa bị cơ quan Cảnh sát điều tra Nhật Bản tạm giữ vì tình nghi mang hàng xách tay có nguồn gốc trộm cắp tại đất nước này.
Liên quan đến nghi vấn chuyển hàng trộm cắp từ Nhật Bản tuồn về Việt Nam, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines - VNA) đã yêu cầu Đoàn bay, Đoàn tiếp viên ra quyết định đình chỉ bay thêm đối với 1 cơ phó và 4 nữ tiếp viên hàng không để làm rõ.
3.  Năm mươi nghìn tỷ đồng hỗ trợ BĐS
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) giới thiệu gói tín dụng hỗ trợ phát triển thị trường bất động sản trị giá 50.000 tỷ đồng.
Gói tín dụng 50.000 tỷ đồng sẽ được các ngân hàng triển khai thông qua chuỗi liên kết xây dựng 4 nhà: ngân hàng  người mua – chủ đầu tư – nhà thầu cung ứng và sản xuất vật liệu xây dựng – ngân hàng người bán.
Sẽ có 10 ngân hàng góp vốn vào gói tín dụng này: VNCB, Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank, Sacombank, ACB, MD Bank, LienVietPostBank, Oceanbank.
Gói tín dụng này được kỳ vọng sẽ là giải pháp chuyên nghiệp cho việc khơi thông hàng hóa và kích cầu sản xuất ngành xây dựng, là cơ sở để tín dụng và các công cụ tài chính được sử dụng tối ưu.
Trong tuần, cơ quan chức năng cũng công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 giảm 0,44% so với tháng trước. Tính chung, CPI quí 1 năm nay tăng 4,83% so với cùng kỳ năm 2013.
Cho dù phù hợp với quy luật CPI thường giảm vào tháng sau Tết nhưng các chuyên gia cũng bày tỏ lo ngại về một nguyên nhân quan trọng khác làm CPI tăng thấp là do nhu cầu tiêu dùng tăng không cao như năm trước, người dân chi tiêu ngày càng tính toán, tiết kiệm. Hơn nữa, mức tăng thu nhập năm nay không cao như mọi năm nên người dân cân nhắc hơn.
BBT/ Tổ quốc

-----------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét