Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

Hàng Tàu kém chất lượng “giăng lưới” khắp nơi


              * HẢI BĂNG
Tâm lý thận trọng, thậm chí tẩy chay hàng Tàu đang lan rộng trong xã hội sau hàng loạt những phát hiện độc hại từ quần áo, giày dép, thực phẩm, bột ngọt, đồ chơi xuất xứ Trung Quốc. Thế nhưng, với lợi thế giá rẻ, tuồn ồ ạt vào Việt Nam, mẫu mã lại bắt mắt khiến người dân cứ “ra ngõ là gặp hàng Tàu” bởi tuy đề phòng cẩn thận nhưng những loại hàng hóa này vẫn được “phù phép” để đội lốt hàng Việt và các nước khác.
Hàng Trung Quốc giống như một “ma trận” giăng lưới sẵn khiến người tiêu dùng khó mà thoát nổi.
Đã từ lâu, tại nhiều kiốt trong chợ hay nhiều cửa hàng bình dân, người tiêu dùng dễ dàng mua được sản phẩm giày dép “made in China” giá rẻ, giá từ vài chục nghìn đến 200.000 đồng/đôi. Tuy nhiên “tiền nào của ấy”, hầu hết những sản phẩm này đều là hàng gia công, không nhãn mác, thương hiệu, đi rất cứng vì thường không có đệm lót, đế không chắc chắn…; dùng không bao lâu thì đã hỏng. Chưa kể, trước đây với loại dép xỏ ngón đã có người bị loét chân. Nhưng với những người có thu nhập thấp và trung bình như học sinh, sinh viên…giá sản phẩm rẻ và mẫu mã đẹp, phục vụ được nhu cầu trước mắt nên dù biết là hàng Trung Quốc cũng vẫn chi tiền “rước” về dùng. 
Sau nhiều bê bối liên quan đến chất lượng các mặt hàng có xuất xứ Trung Quốc, trong đó có giày dép, một bộ phận không nhỏ người dân đã có tâm lý tẩy chay hàng Tàu và tìm đến hàng Việt Nam vì chất lượng đảm bảo mà giá cả hợp lý. Thế nhưng giờ đây, nhiều cửa hàng nắm bắt được tâm lý này nên đã đánh lừa khách hàng bằng “mánh khóe”, khéo léo “phù phép” hàng Trung Quốc thành hàng Việt khi dán tem mác “Made in Việt Nam”
Anh Nguyễn Trung Thành, một đầu mối chuyển hàng từ Trung Quốc cho giới bán buôn Việt Namcho biết trên Lao động “Gần đây, hàng Việt Nam đang chiếm được cảm tình của người tiêu dùng, ngay đến cả giày dép cũng không ngoại lệ. Do đó, những mặt hàng sản xuất tại các xưởng thủ công Trung Quốc nhưng lại gắn mác Made in Vietnam đang cực kỳ “hot”. Khách hàng không phải ai cũng sành nên hàng dễ bán và lãi cao”.
            Với hàng quần áo, giày dép đôi khi còn dùng cảm quan bên ngoài để nhận biết đâu là hàng Tàu, còn với các loại bột ngọt thì có lẽ… vô phương định vị. Vì thế, khi Cục Hải quan thông báo mới 2 tháng đầu năm 2014 mà đã có 5.000 tấn bột ngọt bị phát hiện nhập khẩu vào Việt Nam khiến người tiêu dùng tá hỏa khi không hiểu chúng len lỏi thế nào vào cuộc sống, với một nỗi lo mơ hồ.
            Trong khi người tiêu dùng Việt chỉ biết hoảng hốt, lo lắng với sự xâm lấn ồ ạt của hàng Trung Quốc chất lượng kém thì mới đây, theo báo cáo của Ủy ban châu Âu (EC), các sản phẩm Trung Quốc tiếp tục đứng đầu danh sách hàng hóa nguy hiểm đối với người tiêu dùng tại đây. Vì vậy châu Âu cũng đang dùng nhiều biện pháp nhằm siết chặt kiểm soát chất lượng, nguồn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Họ đã và sẽ có nhiều động thái cứng rắn để ngăn chặn hàng Trung Quốc kém chất lượng, còn Việt Nam – một trong những thị trường tiêu thụ chính hàng Trung Quốc vẫn đang “bất lực” trước tình trạng này. 
*        *        *
   >* Nếu chỉ nhìn sơ qua thì khó có thể nhận biết hàng Trung Quốc với hàng Việt nhưng người tiêu dùng nên lưu ý một vài điểm sau: Đối với hàng Trung Quốc, phần form giầy không được mượt, hơn nữa keo dán dởm nên nhìn không được chắc chắn, đi sẽ bị đau chân, lâu ngày bợt da, gót giầy lung lay và bị hỏng rất nhanh, không được bền và chắc như hàng Việt. Còn những hàng nhái tinh vi, người tiêu dùng nên chú ý kỹ đến nhãn mác sẽ thấy thông tin thường bị thiếu, sai lỗi chính tả…
>** Hiện nay, ở nhiều thành phố xuất hiện nhiều cửa hàng đồng giá  10.000-20.000 đồng/sản phẩm với nhiều mặt hàng từ đồ trang sức, đến đồ trang trí hay gia dụng… Sản phẩm đa dạng, giá lại rẻ nên thường được những khách hàng hiếu kỳ và người có thu nhập thấp ưa chuộng. Tuy nhiên, những sản phẩm này hầu hết đều không có nhãn mác rõ ràng, 95% là các mặt hàng có chữ Trung Quốc trên bao bì không có nhãn phụ tiếng Việt, có hình dáng na ná giống hàng công ty nhưng kém bền và độc hại vì sử dụng nguyên liệu rẻ tiền tiềm ẩn nhiều nguy hại tới sức khỏe người tiêu dùng. Bên cạnh đó, sự phổ cập, tràn lan của các loại hàng này trên thị trường đang khiến nhiều doanh nghiệp Việt Namgặp không ít khó khăn. 
H.B  (Tổng hợp)/ LĐO
         => Ngành công thương phủ nhận việc thương lái Trung Quốc thu mua nông sản bất thường: >> Thế thì cái ông Cong Thương này có lẽ ăn lương ngầm của Tàu rồi?!   
---------------    

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét