* BÙI VĂN BỒNG
Bộ Thông tin truyền thông vừa thực thi phát kiến mới, được coi là “sáng tạo” và có lẽ cũng “vĩ đại” là phạt tiền các tờ báo nếu có sai phạm về nội dung, câu chữ, nhất là “sai phạm về chính trị”.
Theotin BBC cập nhật: 16:30 GMT - thứ năm, 20 tháng 3, 2014 : Một báo điện tử của Sở Tư pháp Hà Nội đã bị phạt 40 triệu đồng vì bài viết '10 nhà lãnh đạo độc tài khét tiếng nhất trong lịch sử'.
Theotin BBC cập nhật: 16:30 GMT - thứ năm, 20 tháng 3, 2014 : Một báo điện tử của Sở Tư pháp Hà Nội đã bị phạt 40 triệu đồng vì bài viết '10 nhà lãnh đạo độc tài khét tiếng nhất trong lịch sử'.
Trang tin Pháp luật & Xã hội bị cáo buộc đã đăng bài viết hôm 11/1/2014 và bị phạt theo quyết định hôm 20/2/2014. Tuy nhiên thông tin này chỉ được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố trong họp báo thường kỳ hôm 18/3 đăng trên Nhà báo và công luận, dẫn kết luận dẫn quyết định của Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông nói báo của Sở Tư pháp Hà Nội bị phạt vì "thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong bài viết "10 nhà lãnh đạo độc tài khét tiếng nhất trong lịch sử". Được biết đây là một bài dịch các thông tin trên mạng internet mà theo đó Mao Trạch Đông, Stalin và Lenin là những nhà độc tài giết người khét tiếng…
Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông cũng được dẫn lời nói ba báo khác cũng bị xử phạt trong thời gian gần đây.
Báo mạng Người đưa tin bị phạt 36 triệu vì "đăng tin, bài có nội dung không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam và đăng tải tin, bài có nội dung mê tín, dị đoan".
Báo điện tử Đời sống và Pháp luật bị phạt 7,5 triệu đồng vì "tự ý sửa chữa, thay đổi tên, nội dung một bài viết của báo Năng lượng mới trên mạng thông tin điện tử của báo và trích dẫn khi chưa có sự đồng ý của báo Năng lượng mới."
Trong khi đó trang tin Dân Việt bị phạt bốn triệu đồng vì "đăng nhiều tin, bài có nội dung chưa phù hợp với tôn chỉ, mục đích" và "một số tin, bài sử dụng câu từ phản cảm."
Bình luận về các mức phạt tiền khác nhau này, một nhà báo ở Hà Nội nói:
"Tội về chính trị bị phạt nặng hơn, những 40 triệu. Đó là một thông điệp - viết bậy, copy còn có thể được xử nhẹ nhưng sai lạc về tư tưởng thì không".
*> Trong Luật báo chí cũng như các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo hầu như chưa có các quy định cụ thể và rõ ràng về những vi phạm phải xử phạt, hình thức và mức xử phạt với báo chí áp dụng cho những vi phạm (như và tương tự) của các báo “gặp nạn’ như đã nêu trên đây. Nếu như sau này có sửa đổi, bổ sung Luật báo chí, có lẽ “sáng kiến vĩ đại “ này sẽ được áp dụng, rất tiện lợi và quả là dễ dàng, nhẹ gánh cho cơ quan chức năng và cá nhân được phân công chuyên trách theo dõi, rà soát, kiểm tra báo chí. Và cũng tin rằng, qua đây, các báo phải chú ý tỉa tót thật kỹ từng câu chữ, sẽ phải rất thận trọng kẻo bị bắt bẻ 'câu từ phản cảm, nhạy cảm' khi đưa tin để…cố mà tránh để khỏi bị phạt oan...! Tuy nhiên, xem ra dù có cẩn thận đến mấy chăng nữa chắc cũng khó tránh nguy cơ phập phù bị phạt, vì người rà soát, kiểm tra sẽ có đủ lý do soi mói, tìm ra những chỗ mà họ chưa vừa lòng, không hợp ý, áp đặt sự ‘ám chỉ’ hoặc ‘nâng quan điểm’ để phạt một cách không mấy khó khăn, nếu như (họ) muốn phạt hay đơn thuần chỉ là sự cao hứng. Ôi, qua đây càng thấu hiểu sức mạnh và tính đa năng dễ sợ của đồng tiền! Cái Luật ở nước ta và nhiều kiẻu "sáng kiến" lâu nay nó vốn đã thế!
BVB
--------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét