=>From: Vũ Trọng Khải - khai.hendainhan@gmail.com ; Chuyển tiếp From: Nguyen Phuong Vy [mailto:nguyenphuongvy1942@ yahoo.com.vn]
Sent: Sunday, March 30, 2014 11:13 AM
To: Vũ Trọng Khải
Subject: thơ
To: Vũ Trọng Khải
Subject: thơ
Gửi Khải tiếp mấy bài
Ngày xưa, sung sức thì nghèo,
Bây giờ, sung túc thì teo mất rồi.
Ngày xưa, “ nó” khỏe tuyệt vời,
Bây giờ già yếu đàn hồi được đâu.
Ngày xưa sức lực như trâu,
Bây giờ “ công cụ” nát nhầu như dưa.
Ngày xưa chẳng kể sớm trưa,
Bây giờ loáng thoáng, lưa thưa lấy lòng.
Ngày xưa như sắt, như đồng,
Như đinh đóng cột, như rồng phun mưa.
Bây giờ như cải muối dưa,
Mười thang Minh Mạng cũng chưa ngẩng đầu.
Trải qua một cuộc bể dâu,
Ôi thời oanh liệt còn đâu nữa mà.
Ngày mai về với ông bà,
Nấp sau nải chuối, ngắm gà khỏa thân.
Đấy là nói chuyện trong nhà,
Còn sang hàng xóm vẫn là ngày xưa .,.
Ngày xưa ơi
Ngày xưa mái tóc buông lơi
Bây giờ sợi rụng, sợi rơi đầy nhà
Ngày xưa da trắng nõn nà
Bây giờ da đã trổ hoa đồi mồi
Ngày xưa miệng cười thật tươi
Bây giờ móm xọm, rụng mười cái răng
Ngày xưa mặt sáng như trăng
Bây giờ xám xịt như vầng mây den
Ngày xưa yểu điệu như tiên
Bây giờ lẹt đẹt còn trên vịt bầu
Ngày xưa chúm chím núm cau
Bây giờ lõng thong như bầu trên dây
Ngày xưa nhựa sống căng đầy
Bây giờ vắt mãi bẩy ngày cũng không
Ngày xưa thắt đáy lưng ong
Bây giờ to bụng, còn mông phẳng lì
Ngày xưa rậm rạp cỏ mơ
Bây giờ thưa cứng tựa hồ rễ tre
Ngày xưa “ hang động “” khó chen
Bây giờ toang hoác, toang hoang thè lè
Ngày xưa ăn nói dễ nghe
Bây giờ cắm cẳn chua lè khó ưa
Ngày xưa thích được mây mưa
Bây giờ hạn hán hết ưa tù tì .,.
to�X1.`?� `� n style='font-size:16.0pt'> Bây giờ già yếu đàn hồi được đâu.
Ngày xưa sức lực như trâu,
Bây giờ “ công cụ” nát nhầu như dưa.
Ngày xưa chẳng kể sớm trưa,
Bây giờ loáng thoáng, lưa thưa lấy lòng.
Ngày xưa như sắt, như đồng,
Như đinh đóng cột, như rồng phun mưa.
Bây giờ như cải muối dưa,
Mười thang Minh Mạng cũng chưa ngẩng đầu.
Trải qua một cuộc bể dâu,
Ôi thời oanh liệt còn đâu nữa mà.
Ngày mai về với ông bà,
Nấp sau nải chuối, ngắm gà khỏa thân.
Đấy là nói chuyện trong nhà,
Còn sang hàng xóm vẫn là ngày xưa .,.
Ngày xưa ơi
Ngày xưa mái tóc buông lơi
Bây giờ sợi rụng, sợi rơi đầy nhà
Ngày xưa da trắng nõn nà
Bây giờ da đã trổ hoa đồi mồi
Ngày xưa miệng cười thật tươi
Bây giờ móm xọm, rụng mười cái răng
Ngày xưa mặt sáng như trăng
Bây giờ xám xịt như vầng mây den
Ngày xưa yểu điệu như tiên
Bây giờ lẹt đẹt còn trên vịt bầu
Ngày xưa chúm chím núm cau
Bây giờ lõng thong như bầu trên dây
Ngày xưa nhựa sống căng đầy
Bây giờ vắt mãi bẩy ngày cũng không
Ngày xưa thắt đáy lưng ong
Bây giờ to bụng, còn mông phẳng lì
Ngày xưa rậm rạp cỏ mơ
Bây giờ thưa cứng tựa hồ rễ tre
Ngày xưa “ hang động “” khó chen
Bây giờ toang hoác, toang hoang thè lè
Ngày xưa ăn nói dễ nghe
Bây giờ cắm cẳn chua lè khó ưa
Ngày xưa thích được mây mưa
Bây giờ hạn hán hết ưa tù tì .,.
--------------------------------------------------------------
Sent: Monday, March 31, 2014 9:56 AMTo: GS. Khải
Subject: FYI
Phát hiện thêm nhiều bê bối tại Cục Trồng trọt
Duy Phong 0 thảo luận 31/03/14 06:00
(GDVN) - Với lý do nhập khẩu phân bón về khảo nghiệm, Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) đã cho phép một doanh nghiệp nhập với số lượng lớn bất thường..
2 văn bản “trùng số”
Ngày 30/11/2011, Cục trưởng Cục Trồng trọt Nguyễn Trí Ngọc ký Văn bản số 2096/TT-ĐPBgửi Công ty TNHH Nông nghiệp xanh Prathista Trâm (2695/14/3/6 Phạm Thế Hiển, phường 7, quận 8, TP.Hồ Chí Minh) có nội dung: Phúc đáp Văn bản ngày 24/11/2011 của Công ty về việc đăng ký nhập khẩu 7 loại phân bón có xuất xứ từ Ấn Độ để phục vụ công tác khảo nghiệm. Theo đó, Cục Trồng trọt có ý kiến đồng ý cho Công ty được nhập khẩu 7 loại phân bón nói trên.
Tuy nhiên, ít ngày sau (08/12/2011), Cục trưởng Cục Trồng trọt Nguyễn Trí Ngọc lại ký tiếp Văn bản số 2096/TT-ĐPB gửi Công ty TNHH MTV Thanh Khải với nội dung: Phúc đáp văn bản ngày 30/11/2011 của Công ty vào việc đăng ký vào danh mục phân bón NPK. Theo đó, Cục Trồng trọt có ý kiến loại phân bón sản xuất của Công ty có thành phần, hàm lượng chất dinh dưỡng thuộc nhóm phân bón NPK bón rễ…
Như vậy, chỉ sau ít ngày Cục Trồng trọt đã ban hành 2 văn bản có số trùng nhau. Điều khó hiểu là theo quy chế làm việc, công văn được các phòng ban trong Cục Trồng trọt soạn thảo sẽ phải qua các khâu rà soát như: chuyên viên soạn thảo công văn, lãnh đạo phòng ký trình lãnh đạo Cục, Văn phòng rà soát kiểm tra và ký, lãnh đạo Cục Trồng trọt ký, văn thư lấy số, lấy ngày và đóng dấu cho công văn… Với các công đoạn chặt chẽ như vậy khó có thể xảy ra sự nhầm lẫn. Nhiều người cho rằng, có thể 1 trong hai công văn đã được làm giả để trục lợi.
35.000 lít phân bón đã đi đâu?
Tất cả các phân bón lá của Công ty TNHH Nông nghiệp Xanh Prathista Trâm đều là những phân bón chưa hề có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam. Như vậy, những phân bón này muốn nhập khẩu và kinh doanh tại Việt Nam phải tiến hành khảo nghiệm (theo các quy định về khảo nghiệm phân bón tại Điều 4, Thông tư số 52/2010/TT-BNNPTNT ngày 09/9/2010 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT).
Trong đó, Thông tư quy định rõ phải tiến hành khảo nghiệm diện rộng và diện hẹp với các loại cây trồng, loại đất, thời gian khảo nghiệm, địa điểm khảo nghiệm khác nhau. Tuy nhiên, trong Văn bản số 2096/TT-ĐPB gửi Công ty TNHH Nông nghiệp xanh Prathista Trâm, Cục Trồng trọt chỉ yêu cầu Công ty khảo nghiệm diện rộng.
Với 3 loại cây trồng (lúa, cây rau và cây ăn quả), trên 3 loại đất (đất đỏ, đất phù sa và đất xám) tại 3 tỉnh (TP Hồ Chí Minh, Long An và Đồng Nai), thông thường lượng phân bón nhập khẩu cho phân bón lá chỉ xấp xỉ 50 lít/loại, tương đương với 350 lít cho 7 loại phân bón. Tuy nhiên, trong Công văn số 2096/TT-ĐPB ngày 30/11/2011, Cục Trồng trọt lại cho phép Công ty nhập khẩu với lượng phân bón “cực khủng”: 35.000 lít.
Như vậy, Cục Trồng trọt đã cho phép doanh nghiệp nhập khẩu một lượng lớn phân bón về khảo nghiệm liệu có xảy ra tiêu cực? Lượng phân bón lá khổng lồ được nhập khẩu về đã đi đâu hay đã được bán ra thị trường?
Báo Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.
---------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét