Hơn 14 năm đã trôi qua kể từ khi chế độ Trung Quốc bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công. Những báo cáo bức hại thật sự đáng lo ngại. Tuy nhiên, vì sự phong tỏa thông tin kết hợp với những tuyên truyền áp đảo của chế độ, một số người vẫn nhầm lẫn và không nhận ra được mức độ tàn bạo của cuộc đàn áp và rằng cuộc đàn áp này là hoàn toàn phi pháp.
Gần đây một tấm ảnh trên Internet nhạo báng rằng Hiến pháp Trung Quốc chỉ đáng giá 8 nhân dân tệ cho 500 gram giấy. Thực tế là các quan chức chính quyền không tuân theo luật pháp trong cuộc bức hại Pháp Luân Công nghĩ rằng hiến pháp chỉ là một công cụng cho họ bẻ cong theo ý thích để hành ác. Nó đã trở thành một vũ khí cho các quan chức dùng để bức hại người vô tội.Một ví dụ là Tòa án quận Vọng Hoa ở Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh, đã xét xử các học viên Pháp Luân Công là Trương Đức Diễm, Tôn Hải Phong, Mục Quốc Đống, Vương Ngọc Mai và Uông Quế Hoa vào ngày 09 tháng 07 năm 2013. Gia đình bà Trương Đức Diễm đã thuê một luật sư để biện hộ cho bà.
Trước khi phiên xử bắt đầu, chủ thẩm phán đã nói với luật sư: “Đừng nói luật với tôi.” Bị sốc bởi lời tuyên bố này, luật sư của bà Trương phản ứng: “Nếu không nói luật, thì chúng ta nên kể chuyện cười chăng?”
Câu nói của vị thẩm phán này là một ví dụ điển hình cho thái độ của những quan chức làm việc trong chế độ Trung Quốc. Một trường hợp khác là phó bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật ở Tây Xương, tỉnh Tứ Xuyên, người đã nói với luật sư biện hộ của các học viên: “Đừng nói luật với tôi, chúng tôi không theo luật.”
Khi bị người nhà của học viên chất vấn, Phùng Tiểu Lâm, chánh án Tòa án Thiên An, tỉnh Hà Bắc, đã nói rằng họ không tuân theo luật trong các trường hợp của học viên Pháp Luân Công.
Mã, trưởng Phòng 610 Nông An, tỉnh Cát Lâm nói: “Chúng tôi có quyền quyết định ở đây. Chúng tôi chỉ nói về chính trị, không nói luật. Các người có thể kiện tôi ở bất kỳ nơi nào các người muốn.”
Chính quyền Trung Quốc không bao giờ tuân theo luật khi nói đến Pháp Luân Công.
Theo Hiến pháp, công dân Trung Quốc có quyền tự do tín ngưỡng và ngôn luận. Tuy nhiên, khi Giang Trạch Dân, nguyên lãnh đạo cộng sản, lạm dụng quyền lực và thân phận của ông ta để tiến hành cuộc bức hại Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 07 năm 1999, Hiến pháp Trung Quốc đã trở thành một đống giấy lộn, và chỉ trong một đêm hàng triệu công dân đã bị tước đoạt quyền tự do tập luyện Pháp Luân Công.
Khi được một phóng viên của Le Figaro ở Pháp phỏng vấn vào ngày 25 tháng 10 năm 1999, Giang Trạch Dân đã vi phạm Hiến pháp khi nói Pháp Luân Công là một “tà giáo.” Tiếp theo lời Giang, tờ Nhân dân Nhật báo ngay lập tức làm riêng một bài xã luận đặc biệt, cũng gọi Pháp Luân Công là “tà giáo.”
Tuy nhiên, lời nói của Giang không phải là luật, và bài xã luận trên tờ Nhân dân Nhật báo cũng không phải luật. Để tạo một “cơ sở pháp lý” cho việc bức hại Pháp Luân Công, Giang đã buộc Quốc hội Nhân dân thông qua “luật chống tà giáo” vào ngày 30 tháng 10 năm 1999, vốn đầy những điều khoản không rõ ràng và định nghĩa mơ hồ. Hơn nữa, điều luật này không đề cập đến Pháp Luân Công.
Pháp Luân Công là một môn thực hành khí công, dựa trên các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Đã được công nhận rộng rãi trên khắp Trung Quốc trước khi bị bức hại vì khả năng cải thiện tích cực sức khỏe và đạo đức của con người
Năm 2000, Bộ Công an đã ban hành một thông báo (Tài liệu [2000] Số 39) liệt kê 14 tổ chức tà giáo, nhưng Pháp Luân Công không có trong danh sách đó.
Một số nói rằng chế độ cộng sản Trung Quốc, với quyền lực dựa trên những lời dối trá và bạo ngược, mới là tà giáo thực sự. Trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công, Giang Trạch Dân đã đặt ý muốn cá nhân của ông ta trên cả luật pháp.
Có một công trình kỷ niệm đặt tại lối vào của Đại học Luật và Chính trị Tây Bắc ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, (xem hình bên dưới) ngụ ý rằng Hiến pháp Trung Quốc là vô dụng. Vì hàm ý mỉa mai, sau này nó đã bị gỡ xuống.
Theo luật pháp Trung Quốc, tu luyện Pháp Luân Công chưa bao giờ vi phạm bất kỳ luật lệ nào. Chưa bao giờ có bất kỳ “cơ sở pháp lý” thật sự nào cho cuộc đàn áp. Bản thân các quan chức chính quyền cũng không tuân theo luật, chỉ có chính trị, chính xác như ngụ ý của công trình kỷ niệm ở bên trên: “Hiến pháp Trung Quốc là vô dụng.”
Thời điểm ban đầu của cuộc bức hại, chính quyền đã giam giữ hàng trăm ngàn học viên Pháp Luân Công trong trại lao động. Bản thân cưỡng bức người lao động đã là phi pháp, và quy trình kết án thậm chí còn vô lý hơn vì công an điều khiển mọi thứ. Công an không chỉ bắt giữ các học viên, mà còn quyết định kết quả xét xử thay cho chính quyền địa phương. Không được bảo vệ bởi bất kỳ quy trình pháp lý thật sự nào, một học viên có thể bị kết án ba năm. Công an có thể kéo dài bản án theo ý họ.
Kết quả là, nhiều học viên đã bị giam trong các trại lao động nhiều lần. Lao động cưỡng bức trở thành một trong những công cụ chính để chế độ bức hại các học viên Pháp Luân Công. Hàng triệu học viên đã bị tra tấn cả thể xác lẫn tinh thần trong các trại này. Hơn 100 phương thức tra tấn được áp dụng cho các học viên, và hàng ngàn học viên đã bị tra tấn đến chết.
Những năm gần đây, cộng đồng quốc tế bắt đầu lên án hệ thống trại lao động ở Trung Quốc. Để lừa dối Thế giới bên ngoài và tiếp tục cuộc bức hại, các tòa án Trung Quốc đã bắt đầu kết án Pháp Luân Công dài hạn. Bản thân các phiên xử chỉ là diễn kịch.
Các thẩm phán không tuân theo luật mà là theo lệnh của Phòng 610 hay Ủy ban Chính trị và Pháp luật. Một số thẩm phán nói: “Chúng tôi chỉ theo chính trị, không theo luật.” Một số thẩm phán nói rằng họ đang làm theo “chỉ thị nội bộ” từ Phòng 610 hay Ủy ban Chính trị và Pháp luật, và họ không dám đưa những tài liệu này ra công chúng.
Cuộc bức hại tàn bạo đối với Pháp Luân Công của chính quyền Trung Quốc không chỉ phá hoại việc thực thi pháp luật ở Trung Quốc, mà còn phá hoại đạo đức nhân loại. Trung Quốc có thể đang đứng trên bờ vực của một thảm họa chưa từng có.
(Theo Minh Hue blog)
--------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét