Giáo sư Tom Plate là một tác gia nổi tiếng trong lĩnh vực Địa chính trị và Quan hệ Quốc tế. Gần đây, ông đã có bài bình luận về thái độ của truyền thông Mỹ với cuộc khủng hoảng ở Ukraine trên tờ The Independent.
Cuối tuần qua, truyền thông khu bờ Đông nước Mỹ, bao gồm Họ làm ra vẻ sợ hãi Putin như thể Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ là một Hitler mới và họ chỉ trích Tổng thống Mỹ Barrack Obama như thể Obama đang hành xử giống như Thủ tướng Anh Neville Chamberlain trong Thế chiến thứ II vậy.
Trong quan điểm của truyền thông vùng bờ Tây Mỹ , Ukraine là một quốc gia nhỏ bé, quá xa cách với “giá trị lợi ích cốt lõi” của Mỹ.
Người Mỹ không nên quên rằng đối với rất nhiều người Nga, Tổng thống Putin là thần tượng của họ và dù trong quá khứ hay hiện tại, Crimea vẫn luôn là nơi sinh sống của rất nhiều người Nga.
Việc Crimea gần gũi với Nga hay thậm chí có sáp nhập vào Nga cũng là lẽ “tự nhiên” như thể Sevastopol vẫn luôn là “sân nhà” của hạm đội Biển Đen.
Trên thực tế, nếu Washington cứ muốn “có ảnh hưởng” ở khu vực này, người Mỹ sẽ lại phải chuẩn bị lực lượng cho một cuộc chiến tranh lớn và vô nghĩa ở Đông Âu.
Trong trường hợp không có sự can thiệp “điên rồ” nào của phương Tây, cuộc khủng hoảng Ukraine cũng chỉ là một sự kiện “tầm tầm” như nhiều sự kiện khác trên sân khấu chính trị thế giới. Điều đó chẳng ảnh hưởng gì nhiều đến “lợi ích cốt lõi” của Mỹ.
Người Mỹ nên hiểu rằng, trong xu thế phát triển địa-chính trị của thế kỷ XXI, Đông Âu gần như còn không cả quan trọng bằng Đông Á.
Nói chung, tôi cho rằng các phương tiện truyền thông Mỹ đang đi lệch trọng tâm. Thậm chí theo tôi, đối với Mỹ những dịch chuyển của Indonesia còn đáng quan tâm hơn nhiều so với những biến động ở Ukraine .
Gần đây, tờ báo Global Asia đã đặt một cái tít rất lớn về Indonesia trên trang bìa của mình. Có thể bạn sẽ cười nhạo và nghĩ thầm “ai thèm quan tâm đến Indonesia khi cả thế giới đang sục sôi vì Kiev ”.
Nhưng theo tôi, đó là một người khôn ngoan, có tầm nhìn xa, biết hướng tới thực tế tương lai và vượt khỏi cái bóng của quá khứ.
Truyền thông Mỹ phản ánh những nét cơ bản đường lối ngoại giao nước Mỹ, chúng đôi khi giống như một cái cây bị trồng trong lớp bùn địa-chính trị đọng lại từ thế kỷ trước.
Thứ truyền thông Mỹ thường nhồi cho công chúng không phải là tin tức, cách nhìn nhận mới (news) mà là những tin tức bị ảnh hưởng bởi “bóng ma quá khứ”. Truyền thông Mỹ vốn được ca ngợi là “tự do”, thực chất lại là thứ thường bị giam hãm trong những lề thói tư duy cũ kỹ.
Thế kỷ XXI là thế kỷ của Châu Á, cũng giống như thế kỷ XIV từng là thế kỷ của Châu Âu. Để chạm được vào tương lai chúng ta cần bước qua quá khứ. Hay nói một cách khác, hãy cứ mặc kệ Ukraine và mối quan hệ “thấp tha thấp thỏm” của họ với Nga.
Lê Hương (lược dịch) /Infonet
----------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét