* GS. JONATHAN LONDON
An khang thịnh vượng là những từ có giá trị đặc biệt trong nền văn hóa của Việt Nam . Ở Việt Nam , ta thường nghe cụm từ này vào dịp Tết cổ truyền và đôi khi vào dịp Tết dương lịch. Khi ta nói những từ này, chúng ta thường có ý mong muốn gửi một lời thân thiết đến người nhận, ít khi chúng ta nghĩ đến ý nghĩa sâu sắc của thành ngữ này và nội dung chính trị của nó.Trong học kỳ sắp tới ở City University of Hong Kong, tôi sẽ giảng dạy ba môn, một khối lượng việc làm rất lớn (vì học kỳ qua tôi không dạy một môn nào).
Trong đó hai môn – (A) Những chế độ phúc lợi xã hội và chính sách xã hội ở Đông Á và (B) Chính trị và những Phong Trào Xã Hội ở các Nước đang Phát triển – sẽ dạy cho cái gọi là Masters of Social Sciences in Development Studies (Chương Trình Thạc Sĩ về Sự Phát Triển Học), một chương trình mà tôi đã và đang phụ trách. Môn thứ ba (gọi là C), mang tên “Những truyền thống nghiên cứu trong các khoa học xã hội” nó dành cho những sinh viên chưa tốt nghiệp, nhưng có nhiều nội dung quan trọng về triết học của khoa học xã hội đáng lưu ý.Trong những tháng tới, ngoài việc bình luận về những vấn đề quan trọng ở Việt Nam đương đại, và lên tiếng khi cần, tôi sẽ chia sẻ và suy ngẫm những ý tưởng, những tranh luận, những cái hay mà tôi đã đề cập trong ba môn này và khi có cơ hội sẽ làm rõ và tìm hiểu sự liên quan của nó đối với Việt Nam. Như thường lệ, tôi sẽ phấn đấu viết hay, để mọi người không chán. Coi thử nhiệm này như một MOOC (Massive Open Online Course) phi chính thức dành cho những người Việt Nam có quan tâm. Xin bắt đầu với chủ đề ‘an khang thịnh vượng,’ một khái niệm có liên quan trực tiếp đến môn A (nêu trên).
Mục đích ở đây không phải là viết một bản luận án về “an khang thịnh vượng”, hay tìm hiểu về những cụm từ tương đồng hoặc sự khác nhau của nó qua các nền ‘văn hóa phương Đông’ và các nền văn hóa khác trên thế giới. Thay vì vậy, tôi chỉ muốn bắt đầu suy ngẫm về ý nghĩa của nó. Trong những tháng tới chúng ta có thể cùng tìm hiểu về các tranh luận xung quanh những chính sách kinh tế xã hội của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong tình hình hiện nay; những chính sách mà tôi đã và đang nhiên cứu cho Liên Hợp Quốc để phục vụ cho người dân Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hãy bắt đầu với cụm từ ‘an khang’. Từ trước đến nay cụm từ này có ý nghĩa liên quan đến tình hình vật chất và tinh thần của một “tập thể xã hội” nhất định. Nó có ý nghĩa gần với phúc lợi xã hội, qua những cụm từ như “an sinh xã hội” hay “an sinh kinh tế xã hội” theo nghĩa đen của những từ đó. Bên cạnh đó, ‘an khang’ cũng có yếu tố liên quan đến sức khỏe, hơn nữa, ‘an khang’ (theo nghĩa đen) hàm ý một số điều kiện cần thiết đã được đảm bảo. Chẳng hạn, có đầy đủ các nguồn hỗ trợ (tư liệu tự tạo ra hay từ bên ngoài) để tái sản xuất sức lao động và sống trên chân giá trị lao động của mình.
Vâng, ‘an khang’ luôn có những nguyên nhân cá nhân, xã hội, và môi trường. Song, ta phải luôn luôn nhớ, nhiều yếu tố quyết định của tình hình kinh tế xã hội của mọi cá nhân thuộc những nguyên nhân chính trị và thể chế.
“Thịnh vượng” cũng thế thôi. Muốn sống ở một nước “giàu mạnh” thì phải có một nền chính trị và những thể chế xã hội có thể tạo ra những điều kiện cần thiết để kích thích sự tích lũy vốn, tăng trưởng kinh tế, và nhiều cơ hội kinh tế cho người dân từ mọi thành phần. Vấn đề cơ bản ở đây là xác định và thực hiện những điều kiện về thể chế này như thế nào? Ở nước nào, làm thế thật không đơn giản và là đối tượng của nhiều tranh luận trong “cộng đồng” quốc tế và những nhà khoa học xã hội.
Viết những dòng này để chia sẻ ba cái. Một là trong thời gian tới tôi sẽ chia sẻ một số ý tưởng chủ yếu đã được đề cập trong 3 món (A, B, C), nói theo một cách nào đó nó sẽ có giá trị cho các bạn đọc. Hai là chúc mọi người Việt Nam an khang thịnh vượng vào mùa Tết. Và ba, đặc biệt liên quan đến cụm từ ‘an khang thịnh vượng’, chúng ta có thể ‘chúc’ nhau mãi mà chẳng có kết quả nào. Quan trọng hơn là chúng ta phải tìm hiểu những nguyên nhân và kết quả của sự an khang và sự thịnh vượng để nhìn rõ hơn là chúng ta phải làm gì và làm như thế nào để đẩy mạnh những cải cách cần thiết ở Việt Nam .
Làm thế rõ ràng là khó. Ít nhất chúng ta phải tự tin bàn luận về những vấn đề kinh tế xã hội nổi bật một cách sôi nổi và tự do, như chính Nhà nước Việt Nam đã cam kết trong Tuyên ngôn Nhân Quyền và như trong Hiến pháp của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi rõ
JL (Theo XLO)
----------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét