... Dương Chí Dũng khai: “Anh Ngọ trả lời để anh lo. Anh còn cho tôi số điện thoại mới và dặn tôi dùng sim rác để gọi vào số này chứ không nên gọi vào số cũ. Tại đó, tôi đã biếu anh ấy phong bì 10.000 USD…. tối 2/5/2012, ông tiếp tục mang theo túi xách đựng 500.000 USD để biếu ông Phạm Quý Ngọ tại nhà riêng”…
Hơn một tuần trước, trong phiên tòa sơ thẩm TAND TP.Hà Nội xét xử ông Dương Tự Trọng và các đồng phạm can tội tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài, diễn ra vào ngày 7 và 8/1, Dương Chí Dũng đã khai rành mạch toàn bộ quá trình từ lúc nhận được tin báo sẽ bị khởi tố cho tới lúc bị bắt.Theo lời ông Dũng, khi cơ quan điều tra triệu tập ông đến để làm rõ những sai phạm trong quá trình mua ụ nổi 83M, ông rất lo lắng nên đã chi nhiều tiền cho các cán bộ cấp cao của Bộ Công an nhằm thoát tội.
Ông Dũng khai:"Trưa 17/5/2012, tôi điện thoại cho anh Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an, hỏi xem anh đi công tác về chưa, anh nói anh trên đường về Hà Nội. Anh thông báo luôn với tôi là tối nay Thủ tướng sẽ nghe báo cáo về việc của tôi.
Tối hôm đó, tôi loanh quanh gần nhà anh ở đường Lý Thường Kiệt, đường Hai Bà Trưng để chờ anh về. Tối đến, anh ấy gọi cho tôi thông báo Thủ tướng đã chấp thuận khởi tố và bắt tạm giam chú. Khi nghe tin anh báo, tôi rất bàng hoàng, tôi không ngờ mình lại bị bắt và tôi bỏ trốn ngay tối hôm đó”.
Ông Dũng khai trước đó, khi nhận được giấy triệu tập của cơ quan điều tra để làm rõ những sai phạm quanh việc mua ụ nổi 83M ông rất lo lắng.
Chiều 29/4/2012, ông Dũng cùng vợ đến thăm gia đình ông Phạm Quý Ngọ đang nghỉ mát tại Tuần Châu, Quảng Ninh. Tại đây, ông Dũng đã trình bày với ông Ngọ về việc bị cơ quan điều tra triệu tập và mong ông xem xét giúp đỡ.
Tràn lan sim rác |
Ông Dũng khai tiếp: tối 2/5/2012, ông tiếp tục mang theo túi xách đựng 500.000 USD để biếu ông Phạm Quý Ngọ tại nhà riêng.
Khi được tòa hỏi số tiền này là của ai, ông Dương Chí Dũng cho biết đây là tiền vay của bạn bè, anh em người 100.000 USD, người 1 tỉ đồng và tiền dự phòng của gia đình cho con gái đi du học ở Mỹ.
Trước tòa, bà Phạm Thị Mai Phương khai việc ông Dũng đưa tiền cho ông Phạm Quý Ngọ ở Tuần Châu, bà có chứng kiến. Bà còn vay bạn bè ở cơ quan 3 tỉ đồng đưa cho chồng gom đủ 500.000 USD để đưa cho ông Ngọ.
Theo ông Dũng, để lo lót về việc ụ nổi 83M, thông qua sự giới thiệu của ông Phạm Quý Ngọ, ông Dũng quen biết ông Thanh là cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (C48).
Ông Dũng đã gặp ông Thanh và đưa cho ông Thanh 20.000 USD và một chai rượu quý. Trả lời tòa về mục đích của việc đưa tiền, ông Dũng khai biếu tiền ông Thanh với mục đích liên quan đến việc bị cơ quan điều tra triệu tập.
Theo lời khai của ông Dũng tại tòa, sáng 7/5/2012 ông đến C48 làm việc với một cán bộ tên Sơn xoay quanh việc mua ụ nổi 83M. Sau đó ông Dũng đã xin số điện thoại và đến nhà thăm ông Sơn. Tại đây, ông Dũng đã biếu ông Sơn phong bì 10.000 USD.
“Tối 17/5/2012, anh Phạm Quý Ngọ gọi cho tôi nói tình hình họp trung ương căng thẳng. C48 đề nghị khởi tố ba người và chú đứng đầu danh sách
Khi đó tôi rất bàng hoàng nên đã theo lời anh Ngọ mà tắt máy và tạm lánh đi một thời gian” - ông Dũng trình bày.
Theo lời ông Dũng, sau khi xử xong vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Vinalines, ông đã viết đơn gửi đến Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Trưởng Ban Nội chính trung ương, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao... để tố cáo và kêu oan.
Theo ông Dũng, việc ông bị kết tội nhận 1,666 triệu USD tiền “lại quả” từ việc mua ụ nổi 83M là oan và có nguyên nhân sâu xa từ ông Phạm Quý Ngọ.
Xuất phát từ những lời khai trên, HĐXX đã ra quyết định khởi tố vụ án Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước.
TAND TP Hà Nội đã chuyển quyết định khởi tố vụ án hình sự cố ý làm lộ bí mật nhà nước sang Viện KSND TP Hà Nội.
Rối bời với bãi rác nghìn tỉ trên Biển Đông
Trong khi chốn công đường đau đầu xử án hành vi gây thất thoát, lãng phí hàng nghìn tỉ đồng của nhà nước thì dân tình lại bối rối với bãi rác hàng nghìn tỉ trên Biển Đông, trong đó có những con tàu của Vinalines.
Hiện chỉ tính riêng Vinalines, giai đoạn 2005-2010, Vinalines đầu tư mua 73 tàu, đa số các tàu mua là của nước ngoài, đã qua sử dụng, với năng lực vận tải 2.005 DWT với tổng số vốn đầu tư là 22.853 tỷ đồng.
Số tàu mua của Vinalines có tuổi tàu cao, thậm chí có tàu 33 tuổi, 17/73 tàu (chiếm 23,3%) quá tuổi quy định, không được phép đăng ký tại Việt Nam. Thậm chí tàu Lively Falcon 30 tuổi vẫn mua, được Bộ Giao thông vận tải cho phép đăng ký và treo cờ nước ngoài.
Đầu năm 2013, Cục Hàng hải Việt Nam đã đề xuất với Bộ Giao thông vận tải, Thủ tướng cho phép phá dỡ những con tàu thuộc sở hữu Việt Nam mang quốc tịch nước ngoài nhưng không còn khả năng khai thác, xuống cấp và nằm ụ quá lâu tại các cảng.
Trước đề xuất này có ý kiến cho rằng việc phá dỡ cũng khá tốn kém.
Không ít nhà khoa học, người dân đã nghĩ cách hiến kế để cơ quan quản lý có giải pháp tốt nhất cho những con tàu “đã chết” hoặc “nằm chờ chết” và thành rác trên biển.
Nhiều giải pháp đã được đưa ra song đến giờ phút này thì câu chuyện thất thoát hàng nghìn tỉ cùng với bãi rác khổng lồ vẫn chưa đi đến hồi kết và đang nóng trên các diễn đàn.
Phương Nguyên (Tổng hợp)
--------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét