Luật sư BÙI QUANG NGHIÊM, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP HCM:
- Theo luật tố tụng của Việt Nam thì có dấu hiệu, tức là có lời khai của một nhân chứng có dấu hiệu làm lộ bí mật nhà nước và có hướng đến một người cụ thể thì trước hết tòa án ra quyết định khởi tố vụ án làm lộ bí mật nhà nước.
Sau đó theo luật tố tụng của Việt Nam sẽ phân công cho các điều tra viên xác minh lời khai đó, và nếu như xác định được từ lời khai đó và từ các chứng cứ khác mà có một người cụ thể làm lộ bí mật của nhà nước thì lúc bấy giờ khởi tố bị can.Nhưng trong trường hợp này theo báo chí vừa qua tôi theo dõi liên quan đến vụ Dương Tự Trọng có hướng đến một người cụ thể tức là có khả năng người đó trở thành bị can và chúng ta sẽ chờ cơ quan tố tụng khởi tố bị can.
BBC: Thưa ông, khi thông tin về việc khởi tố vụ án đưa ra như vậy, thì liệu có khả năng người có thể trở thành bị can biết được thông tin và bỏ trốn không?
- Tôi nghĩ là phải tin tưởng vào cơ quan công an Việt Nam. Khi có nguồn thông tin mà người đó có dấu hiệu đã thực hiện hành vi phạm tội, thì rất khó để bỏ trốn nếu như không có sự cấu kết với những người có quyền trong ngành công an, cụ thể là cơ quan cảnh sát điều tra. Không thể trốn thoát được.
BBC: Các tình tiết báo chí đưa ra về phiên tòa rằng tội danh để tòa ra quyết định khởi tố vụ án đã chuyển từ lộ bí mật công tác sang làm lộ bí mật nhà nước. Ông có thể giải thích hai tội danh đó khác nhau ở chỗ nào?
- Đơn giản là thế này. Hành vi đều là tiết lộ các thông tin có được do công tác, công việc của mình, tức là liên quan tới công chức nhà nước.
Nhưng mức độ lộ bí mật nhà nước thì tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với lộ bí mật công tác.
Bởi vì những thông tin thế nào là bí mật của nhà nước đã được quy định trong luật rất cụ thể. Nhưng bí mật công tác thì chưa cụ thể hóa, nhưng người ta có thể hiểu chung chung là những thông tin quan trọng liên quan đến công việc của mình mà theo luật báo chí không được tiết lộ cho báo chí là bí mật công tác.
BBC: Báo Tuổi Trẻ dẫn lời một đại diện của Viện Kiểm sát là họ đã nhận được hồ sơ khởi tố vụ án từ tòa án đưa xuống nhưng sau đó phải chuyển lên cấp trên để xem xét và quyết định, thì điều đó có thể hiểu như thế nào thưa ông, ai là cấp trên và họ sẽ quyết định thế nào?
Tại sao chưa khởi tố bị can?
- Theo luật tố tụng không có nêu rõ cấp trên. Trong luật tố tụng hình sự nói rõ về phân cấp thẩm quyền điều tra ở cấp sơ thẩm rất rõ là những hành vi nào, tính chất và mức độ xã hội mức độ nguy hiểm như thế nào và khung hình phạt của tội đó tới mức nào thì cấp quận, cấp huyện điều tra xử lý; mức độ nguy hiểm như thế nào và khung hình phạt ra sao thì cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xử lý.
Điều này quy định rất rõ trong luật tố tụng, cho nên Viện Kiểm sát Nhân dân Hà Nội nói cấp trên là không đúng vì đấy là người ta cẩn trọng trong trường hợp cụ thể này thôi. Còn theo luật, đã là cảnh sát điều tra công an Hà Nội hoặc là cơ quan điều tra của viện Kiểm sát Nhân dân Hà Nội theo luật là hoàn toàn có thẩm quyền để điều tra xác minh vụ này.
Nếu có một cá nhân nào đó có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội thì theo luật có thể khởi tố bị can ngay chứ không cần ý kiến cấp trên nữa.
Trong vụ án này thì có thể người thực hiện hành vi phạm tội đó là cán bộ cấp cao thì Viện Kiểm sát Nhân dân Hà Nội cẩn trọng đưa ra chi tiết là xin ý kiến cấp trên.
BBC: Trong phiên tòa xử ông Dương Tự Trọng thì ông Dương Chí Dũng với tư cách nhân chứng khai ra rất nhiều điều chấn dộng dư luận. Dựa trên những lời khai đó người ta đã khởi tố vụ lộ bí mật nhà nước nhưng những thông tin về việc đưa hối lộ, nhận hối lộ thì chưa thấy có quyết định gì. Vậy quy trình như thế nào để đưa đến kết luận khởi tố vụ án, ví dụ như về đưa và nhận hối lộ?
- Vấn đề vừa đề cập phải kiểm tra rất kỹ nguồn chứng cứ có dấu hiệu đưa và nhận hối lộ hay không. Còn nếu chỉ có ông Dương Chí Dũng khai như vậy thôi và các cơ quan điều tra chưa kiểm chứng nguồn thông tin đó thì chưa thể khởi tố vụ án hoặc khởi tố bị can ngay được.
BBC: Như vậy cũng có khả năng sẽ không khởi tố?
Đúng. Nếu như sau khi xác minh sự việc mà không có gì để cho rằng có thể là chứng cứ theo luật thì không thể khởi tố vụ án hay khởi tố bị can về hành vi đưa hối lộ.
BBC: Họ có quy định là mất bao lâu thì phải kết thúc điều tra, phải khởi tố bị can không?
- Có. Có thời hạn điều tra chung. Chẳng hạn như trong bốn tháng điều tra rồi ra hạn thêm ba tháng nữa, và nếu có tình tiết phức tạp thì có thể gia hạn thêm ba tháng nữa.
Thời hạn điều tra theo luật tố tụng của Việt Nam cũng chặt chẽ, không thể kéo dài vô tận được.
----------------/
* Luật sư TRẦN ĐÌNH TRIẺN phân tích về lời khai của Dương Chí Dũng tố cáo Tướng Phạm Quý Ngọ
Ông Trần Đình Triển, luật sư bào chữa cho ông Dương Chí Dũng, cựu tổng giám đốc Vinalines, nói rằ̀ng thân chủ của ông không có động cơ để khai man cho Thượng tướng Phạm Quý Ngọ là người đã mật báo cho ông bỏ trốn.
Ông cũng nói rằ̀ng lời khai của ông Dương Chí Dũng có nhiều chi tiết để cơ quan điều tra xem xét.
“Chẳng hạn tình tiết ông Dũng khai gặp ông Ngọ ở Quảng Ninh (để đưa 10.000 đô la) thì cũng cần xác minh vợ chồng ông Ngọ tại thời điểm đó có mặt ở Quảng Ninh hay không,” ông dẫn chứng.
“Hay việc liên quan nhà ông Ngọ (ông Dũng khai đến căn hộ của ông Ngọ ở tòa nhà Pacific trên đường Lý Thường Kiệt để đưa 500.000 đô la) thì thường những khu chung cư có vị trí như vậy đều có camera (quay lại),” ông nói thêm.
“Vấn đề điện thoại liên lạc với nhau nữa, và còn chi tiết (ông Dũng khai) có người con trai ông Ngọ là Hùng tại thời điểm đó có đi dự sinh nhật của một gia đình – điều này có không?”
Ngoài ra, ông Triển cũng đưa ra hai lập luận để chứng minh rằng việc cho rằng ông Dũng khai man là 'không chuẩn xác'.
Ông dẫn quy trình tố tụng có hai nguyên tắc là 'bị cáo không được quyền vu khống người khác' nhưng đồng thời 'cũng không được che giấu'.
“Những vấn đề có căn cứ thì khai, nhưng không được lợi dụng yếu tố nào đó để có lợi cho bản thân mình,” ông giải thích.
Thứ hai, tình tiết có liên quan ông Ngọ cũng đã được 'ông Dũng khai trong giai đoạn điều tra' chứ không phải chờ đến sau khi biết có án tử hình mới khai, ông Triển cho biết.
Luật sư Triển cũng xác nhận với BBC rằng chính ông đã khuyên thân chủ của ông không nên khai chi tiết về ông Ngọ trong phiên tòa xử ông mà đợi đến phiên tòa xử em trai của ông thì mới khai.
“Khi xét xử vụ án Dương Chí Dũng về tội 'Cố ý làm trái' và 'Tham ô tài sản', tình tiết báo tin không gắn với vụ việc nên nếu khai ra thì người ta sẽ hiểu nhầm mình đưa sự việc không liên quan,” ông giải thích và nói thêm rằng trong phiên tòa xử tội 'Tổ chức trốn ra nước ngoài' thì đưa ra lời khai về ông Ngọ sẽ phù hợp hơn.
Ông Triển cũng nói rằng vớ tư cách luật sư, ông đã khuyên thân ông Dũng rằng: “Cái gì có bằng chứng thì khai. Không có thì không khai và nên khai ở thời điểm nào.”
“Nếu anh không có bằng chứng mà khai ra làm mất uy tín người khác thì có thể bị xử lý tội vu khống,” ông nói.
---------------/
Giáo sư NGUYỄN MINH THUYẾT bình về lời khai ông Ngọ:
Cựu Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nói Việt Nam đã chứng tỏ quyết tâm chống tham nhũng hơn và niềm tin của người dân đang "bắt đầu" được khôi phục từ những vụ xử án gần đây.
Đề cập tới một loạt các vụ xử án gần đây trong đó có vụ xét xử hai anh em Dương Chí Dũng và Dương Tự Trọng ông Thuyết bình luận:
"Tôi thấy trước đây vào những năm 2007, 2008 cũng có một loạt những vụ được gọi là vụ án trọng điểm mà đã được xử.
"Nhưng so với những vụ án hiện nay thì những vụ án trước đây được gọi là trọng điểm thì nó quá bé.
"Tôi lấy ví dụ như vụ lắp điện kế điện tử giả ở công ty điện lực thành phố Hồ Chí Minh phải nói số tiền tham nhũng rất là bé so với số tiền nhận một lần của người mà ông Dũng đã tố ra...
"So sánh như thế để thấy rằng là quả thực theo dư luận thì từ khi Ban Nội chính trung ương được tái lập và từ khi ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng được chuyển sang trực thuộc Bộ Chính trị thì công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng được đẩy lên một bước mới, khám phá ra nhiều vụ việc rất lớn và những vụ việc này cũng liên quan đến những nhân vật khá cao chứ không phải là như những trường hợp trước đây nữa, chỉ là cấp sở, cấp tỉnh, cấp công ty nhỏ."
Mặc dù vậy ông Thuyết cũng nói thêm:
"Nhưng người dân vẫn đang chờ đợi bởi vì nếu như lại tiếp tục tắm từ vai giở xuống thì người ta cũng sẽ cảm thấy chán nản và hoài nghi đối với cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng này."
---------------/* NĂM NGỰA NÓI CHUYỆN NGỌ
DL - Phát huy tinh thần Thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Ba Ếch về nhu cầu “đổi mới thể chế”, hắn thề với vợ phen này quyết đổi mới tư duy, bỏ đi cái truyền thống cực kỳ cố cựu có từ khi Mười hai Con Giáp chào đời, bẻ một bước ngoặt hoành tráng để vươn lên tầm cao mới: thay vì Năm Ngọ nói chuyện Ngựa, hắn Năm Ngựa nói chuyện Ngọ.
Năm Ngựa đi qua đời hắn tính đến nay cũng đã đếm được quá phân nửa mười đầu ngón tay, nhưng người (mang tên) Ngọ gây “ấn tượng” nơi hắn, chỉ có hai nhân vật.
Ngọ thứ nhất là Hoàng Thị Ngọ mà chưa “giải trình” ra đây người đọc thấy tên đã biết tỏng đó là nàng Hoàng Thị ngày xưa của “sư thầy” Phạm Thiên Thư, qua bài hát Ngày Xưa Hoàng Thị do Phạm Duy phổ nhạc. Ngọ Hoàng Thị “ấn tượng” hắn thế nào, vì cái gì, hắn nghĩ nguồn cơn cũng na ná/ xêm xêm với những ai từng đồng tâm, đồng tình và đồng hứng với “hồn sư mơ bướm”** Hoàng Thị Ngọ mà hắn nhớ được lõm bõm, khúc được khúc mất:
“Em tan trường về
Đường mưa nho nhỏ
Chim non giấu mỏ
Dưới cội hoa vàng
Bước em thênh thang
Áo tà nguyệt bạch
Ôm nghiêng cặp sách
Vai nhỏ tóc dài”...
vân vân... khiến:
“Anh đi theo hoài
Gót giầy thầm lặng
Đường chiều úa nắng
Mưa nhẹ bâng khuâng”
Để rồi...
“Ai mang bụi đỏ
Dáng ai nho nhỏ
Trong cõi xa vời.
Tình ơi! Tình ơi!
“Tình ơi! T ơi!” Sư thầy mà cũng phải thốt lên tình ơi tình ơi như vậy, huống chi người phàm nam nhân như hắn mấy ai lại chẳng nghe (thơ thầy) mà “ham”... Ngọ Hoàng thị ngày xưa.
Hình ảnh Ngọ “em tan trường về… anh theo Ngọ về” tưởng sẽ sống mãi trong lòng hắn, như bác Hồ sống mãi trong sự nghiệp giàu nứt đố đổ vách của các cháu ngoan đi theo kách mạng vô sản hôm nay, không ai thay thế được. Ngờ đâu một Ngọ mới xuất hiện sáng ngời như sao chỗi McNaught, sao chỗi sáng nhất trong vòng 30 năm qua, làm lu mờ hẳn đi Ngọ Hoàng Thị ngày xưa.
Đó là Phạm Quý Ngọ. Ngọ Phạm này Quý như tên lót của “người”. Ngọ không quí mà lại “lót” toàn bằng Đô La Mỹ. “Lót” bằng Đô la Mỹ anh sui của Ba Ếch đàng hoàng, chứ chẳng phải bằng đồng Rúp Liên Xô đã rúc mất tiêu; còn nói chi đến tiền Hồ cái thứ đồ bỏ.
Tiền ơi! Tiền ơi là tiền: 10.000 USD rồi 500.000 USD của Dương Chí Dũng rồi 1.000.000 USD của của bà Lan chủ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, TP. HCM). Một triệu 510 ngàn USD vô cổng Ngọ ngon cái ọt chỉ trong khoản thời gian ngắn ngủn. So với số năm Ngọ làm quan đầy quyền uy, con số ấy (1.510.000 USD) chắc chắn chỉ là chuyện “nhỏ như con thỏ” trong thời đại Hồ Chí Minh quang vinh, Xuân về mừng đảng trước mừng nước sau.
Lỡ nhắc đến bác Hồ là hắn lại nhớ đến “thơ” của bác. Cái gì bác cũng làm được thơ, từ việc bác ra lệnh tàn sát đồng bào Miền Nam trong đêm giao thừa đón Xuân Mậu Thân 1968 cho đến “sự cố” bác đi ẻ trong nhà tù thực dân:
“Đau khổ chi bằng mất tự do
Đến buồn đi ỉa cũng không cho
Cửa tù khi mở không đau bụng
Đau bụng thì không mở cửa tù”
Đúng là nhà văn hóa thế giới. Ấy vậy mà bọn phản động và thế lực thù địch cứ một hai khư khư rằng, chúng lục lọi khắp văn khô thế giới mà không tìm ra một mãnh giấy nào chứng nhận điều đó cả.
Hắn đang Năm Ngựa nằm ngửa nói chuyện Ngọ mà lại ngáp quàng sang bác Hồ cũng vì cái tội sính làm thơ. Bị vợ chê “có” chửi (“khen có thưởng”) hoài, nhưng hắn vẫn chứng nào tật nấy.Hắn bèn học đòi, bắt chước Phạm Thiên Thư, nhà sư kiêm nhà thơ si tình Hoàng Thị Ngọ; hắn là cũng là một nhà, nhà... si tiền Phạm Quý Ngọ. Thơ hắn “nhả” ra có lạc vần lạc vận gì đi nữa thì hắn vẫn cứ xưng đó là thơ. Ai thắc mắc thì hắn càu nhàu trả lời ” chứ Việt Nam ta có cả hàng vạn giáo sư tiến sĩ mà có ai chưng ra được cái luận án nào đâu; lại không ít ngài gs/ts phát ngôn chả khác gì bọn du thủ du thực, đầu đường xó chợ. “Hắn “nhập” hồn tử tội Dương Chí Dũng, mần thơ:
Em bị bắt về***
Phạm Ngọ lo lo
Vội vàng quẹt mỏ
Dưới cội công an
Mới nói oang oang
Ngọ khai trọng bệnh
Ai hỏi, Ngọ thách
Bằng chứng nơi đâu
Em bị bắt về,
Em khai Ngọ nè
Ngọ chối bai bải
"Tin gì Dũng khai"
Em khai thật nè
Em kể tòa nghe
Em mang nạp Ngọ
Toàn là tiền Đô
Dạo đầu dâng Ngọ
Dọ dẫm mười ngàn
Tiếp năm mươi vạn
Được đà chị Lan
Gửi nạp triệu Đô
Nay Ngọ bị tố
Đừng hòng chối nữa
Mai tòa hỏi nữa
Em vẫn cứ khai, cứ khai
Xúi em đi trốn
Chính Ngọ, còn ai, còn ai
Em bị bắt về
Ngọ lo thốn dái
Ngọ xoay chưa kịp, đã bị em khai
Giờ biết ôm ai, Ngọ ơi, Ngọ ơi.
Ai che cho Ngọ
Đâu phải chừng đó
Chừng đó thấm đâu
Biệt thự nhà lầu
Còn vô số kể
Giấu đâu giấu đâu
Tiền ơi! Ngọ ơi!
“Năm Ngựa nói chuyện Ngọ”! Vì cảm khái tiếng Ếch Đồng ộp oạp “đổi mới thể chế”, hắn hứng chí đề ra chỉ tiêu “đổi mới tư duy” như vậy, nhưng kết cục chỉ đạt được kết quả “đầu voi đuôi chuột”. Năm Ngựa nói chuyện Ngọ Phạm kiểu này thì cũng như không nói gì hết vì mọi người đã biết chuyện này vào cuối năm con Rắn rồi.
Đó mới chỉ là “khúc dạo đầu” ven bờ dái Ngựa, nghe qua hồ hởi, nhưng “khúc ” bóp dế Ngọ, chưa biết có cất lên nổi hay không; nếu cất lên được thì liệu sẽ kéo dài được mấy hơi, hay lại chìm nghỉm theo “vinashink”?
“Coi chừng!”, hắn tự cảnh giác. Bóp dế Ngọ mà bóp theo định hướng XHCN thì nó đá cho bể mặt bể mày, thân tàn ma dại. Vì ngọn cờ Dân chủ, đảng vẫn nắm độc quyền phất phơ, như Ba Ếch khẳng định trong thông điệp đầu năm đề cao dân chủ, nhưng phải là “dân chủ xhcn.” Thành thử, một con Ngọ bị bóp dế, cả tàu đang dáo dác. Hắn nghe nháo nhác:
Ngọ ơi! Tiền ơi! Tiền ơi!
Ô hô! Ô hô! Còn đảng còn mình;
Ngọ ơi! Tiền đâu? Tiền đâu?
'Lo gì! Lo gì! Còn đảng còn tiền”.
Bổng dưng hắn so sánh: cùng là Ngọ cả, nhưng Ngọ “ngày xưa Hoàng Thị “thơm” bao nhiêu thì Ngọ Phạm ngày nay thúi bấy nhiêu. Tuy nhiên Ngọ này chỉ mới là ngõ mở ra cả hũ mắm khổng lồ made in Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Chấm chấm.
Bổng dưng nhớ tới... hang Pắc Bó, hắn rùng mình.
(TL- tổng hợp)
---------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét