* * ĐÊM KINH HOÀNG
* MINH DIỆN
Anh Châu treo cổ tự tử lúc ba giờ chiều. Anh lừa vợ con về ngoại bên kia sông ăn giỗ, ở nhà thắt cổ chết.
Thận và Ruỹnh cùng mấy cựu chiến binh trong xóm có mặt đầu tiên khi biết Châu tự tử. Khi tôi tới, Châu đã được hạ xuống, nằm trên chiếc chõng tre ở góc nhà, mặt phủ một miếng vải trắng. Chị Châu phủ phục bên xác chồng . Ba đứa con ngồi trong góc nhà ngơ ngác như chưa hiểu chuyện gì xảy ra.
Họ mạc và hàng xóm tới mỗi lúc một đông. Ai cũng thương xót anh Châu. Anh mới 42 tuổi vội ra đi tức tưởỉ vì đường cùng, nghĩ quẩn. Thật đau đớn thân phận một người nghèo.
Mọi người bàn bạc việc trước mắt phải lo cho Châu cỗ áo quan. Một cỗ áo quan loại thường cũng phải 2.000. 000 đồng . Gia đình Châu không có đồng xu cắc bạc , một hạt thóc trong cót cũng không . Lấy đâu ra tiền ? Họ hàng anh Châu ít, lại cũng nghèo. Chỉ còn cách nhờ bà con hàng xóm. Thận nói thế. Tôi mót túi còn hơn 1. 000.000, đưa hết cho Thận. Thận đứng ra vận động mọi người. Hơn hai giờ đồng hồ quyên góp, người năm ngàn, người mười ngàn , thêm được hơn 400.000 đồng, tổng cộng được 1.500.000 đồng.
Ruỹnh nói :
- Để tôi nói với chủ hòm, xin khất 500.000 , có tiền phúng điếu thanh toán nốt.
-Chỉ còn cách ấy!
Thận nói với tôi:
-Ở làng bây giờ ít ai có trăm ngàn bạc!
Tôi nói:
-Khi mới về, nhìn toàn nhà hộp tôi lại tưởng...
Thân nhích mép cười buồn:
-Nợ như Chúa Chổn vì nhà hộp đấy! Không phài dư tiền đúc nhà, mà vạy nợ để đúc . Bây giờ cấy lúa lùn, không có rạ lợp nhà như ngày xưa, nên phải đúc một tấm. Nhìn bề ngoài tưởng giàu , trong rách như tổ đỉa!
-Qủa thật tôi vẫn không tin, một vựa lúa của miền Bắc mà đói. Chết không có hòm chôn!
-Hai năm rõ mười còn tin với chả tin?-Ông Sản, anh họ tôi đốp chát- Nhà văn nhà báo các chú cùng một duộc với quan ! Nói về nông thôn tìm hiểu đời sống nông dân, tìm hiểu chó gì? Gặp mấy thằng trên huyện , trên tỉnh, nó mời ăn nhà hàng, ngủ khách sạn, bê lên xe cho vài con gà trống thiến, vài chục kí gạo tám xoan, dúi cái phong bì, là tin chúng nó , chứ tin đếch gì bọn cổ cày vai bừa tụi này...
Ông Cửu ngồi bên cạnh ông Sản cười khành khạch , rồi tiếp lời ông Sản:
-Lại nhớ lần đoàn nhà báo Nhân Dân về xã ta. Bí thư huyện ủy chỉ đạo phải chuẩn bị: “Thóc đầy nhà, lợn gà chật chuồng!” Thế là xuất kho thóc giống đổ vào cót xã viên. Rồi mượn lợn thả vào chuồng hợp tác. Lợn lạ cắn nhau chí chóe. Trưởng phòng chăn nuôi huyện vội vàng chạy xuống , mang theo mấy hộp cao Sao Vàng, bảo: “ Nhét vào mũi lợn cho nó khỏi chí chóe!”...
Thận nói:
-Ở ta đã thâm canh tối đa . Năng xuất cũng đã đạt 10-15 tấn một héc-ta. Nhưng bình quân mỗi khẩu chưa đầy một sào rưỡi ruộng, mà cái gì cũng nhòm vào hạt thóc. Muốn mua một gói thuốc lào 200 đồng cũng phải bán thóc. Mà thóc lại rớt giá. Phải bán 5 kg thóc mới mua được một bao thuốc Vinataba ...
Ông Sản hút điếu thuốc lào, rồi cầm xe điếu vạch xuống mặt đất, nói bằng cái giọng khê thuốc lào nhưng rất rành rẽ:
-Cứ lấy trường hợp nhà Châu đây làm ví dụ. Hai vợ chồng ba đứa con , có 7 sào ruộng. Sản lượng 2 tạ rưỡi một sào là cao ngất rồi còn gì? Một năm được ba tấn rưỡi thóc hết đích. Gía một kí thóc 1.200 đồng, chả phải được 4.200.000 đồng là gì? Nhà Châu nuôi được tạ rưỡi lợn, bán 10.000 đồng một kí hơi, được 1.500.000 đồng. Tiền thóc, tiền lợn cộng vào, không phải 5.700.000 đồng là gì? Chi phí phân gio , thuốc trừ sâu , trừ cỏ , mỗi sào một tạ thóc. Bảy sào mất béng bảy tạ, quy ra tiền 840.000 đồng. Nuôi lợn, tiền cám bã, bình quân mỗi kí mất bố nó năm ngàn đồng rồi. Một tạ rưỡi mất 750.000 đồng. Lấy thu trừ chi , cả lúa lợn còn 4.110.000 đồng. Số tiền đó còn phải nôn ra gần một nửa đóng các khoản phí. Vụ đông bảy tạ mốt thóc, thành tiền 852.000 đồng. Vụ mùa năm tạ bảy, thành tiền 684.000 đồng. Rốt cuộc năm miệng ăn, một năm chỉ còn vẻn vẹn 2.574 000 đồng...
Ông anh họ tôi người to béo kềnh càng, mặt vuông trán hói, trước đã từng làm phó chủ nhiệm hợp tác xã mấy năm nên chuyện gì ở cái làng này cũng biết.
Nhưng nhiều khi ông hay phóng đại tô mầu, nên tôi hỏi:
-Phí quái gì mà lắm thế?
-Phí gì à? Tỉnh quy định 7 loại . Huyện tăng gấp đôi thành 14 loại. Xã tăng lên gấp năm thành 35 loại. Nuôi một con trâu cũng phải nộp phí bốn chục kí thóc một năm, bình quân mỗi cái chân 10 kí. Đấy , chú không tin thì đi mà hỏi! Trong quyển sổ “thiên tào” của trưởng xóm có hết. Nhưng nó đếch công khai. Cứ mịt mù như đêm ba mươi!
-Sao không đòi hỏi?
-Đòi lòi con mắt! Nói gạch mẹ các khoản thu, chi đi cho tha hồ mà dò. Đếch tìm ra chứng cứ lạm thu, bú cặc nó!
Tôi không kìm được phá lên cười. Thận bảo:
-Ông Sản nói thật đấy. Ấy là từ khi có nghị định 279 về giảm sản, chứ trước còn khốn khổ hơn.
Thận cho biết, bình quân thu nhập của xã hiện nay 1.000.000 đồng một năm, phải chi ăn, mặc, học hành của con cái, ma chay cưới hỏi và bao nhiêu thứ khác, dè xẻn lắm mới đủ sống. Chảng may ốm đau là chết! Trường hợp gia đình anh Châu không phải cá biệt...
Ruỹnh và mấy người đi mua hòm quay về cắt ngang câu chuyện. Nhìn mấy người vể tay không, Thận hỏi:
-Aó quan đâu?
Tóc Ruỹnh dựng đứng lên vì tức giận:
-Nó đòi trưởng xóm xác nhận mới cho nợ ! Nó sợ anh Châu nợ hợp tác, tiền phúng điếu hợp tác cướp tay trên hết!
Thận quay sang tôi:
-Ông thấy khốn nạn chưa?
Chúng tôi vội vã chạy sang nhà trưởng xóm. Trưởng xóm mở quyển sổ nợ ra, lật mấy trang, lẩm nhẩm tính, rồi nói :
-Nhà anh Châu còn nợ hơn tấn thóc. Nhưng thôi, tôi chứng. Nghĩa tử là nghĩa tận!
Ruynh và mấy người cầm tờ giấy lật đật chạy đi.
Bảy giờ tối mới mua được áo quan về. Thận trực liếp liệm cho anh Châu. Thận nói với em gái Châu:
-Cô lấy bảy hạt gạo, bảy hạt muối và một đồng xu , để tôi bỏ vào miệng cho anh ấy!
Luống cuống mãi mới tìm được mấy thứ đơn giản ấy.
Thận lật mảnh vải trắng ra cho mẹ con chị Châu và người thân nhìn mặt anh Châu lần cuối . Khuôn mặt Châu hốc hác,hai mắt vẫn mở, miệng vẫn há hốc như đang muốn trăn trối điều gì. Chị Châu gào lên:
-Sao anh bỏ vợ bỏ con chết khổ chết sở thế này anh ơi!
Thận bỏ gạo muối và đồng tiền vào miệng Châu, nhưng miệng anh ấy không mím lại và mắt vẫn mở. Thận nói với chị Châu:
-Cô vuốt mắt cho chú ấy đi!
Chị Châu xòe bàn tay run rẩy vuốt mắt chồng, ngẹn ngào:
-Em hứa với anh sẽ có ngày đạp vào mặt cái thằng giật bao thóc từ tay anh hôm qua!
Đôi mắt anh Châu khép lại. Khuôn mặt anh dịu đi.
Trăng non vừa nhú lên ở góc trời. Mảnh trăng như chiếc lưỡi liềm thấp thoáng giữa màu mây xám lạnh lẽo.
Hai đứa con gái anh châu quỳ bên mẹ , khóc sùi sụt, nước mắt lã chã. Đứa con trai út đứng tha thẩn ở góc nhà. Nó lạnh và đói, nhưng không ai để ý đến nó.
Anh Sản bảo :
-Thằng bé có hai tên, một tên bố mẹ đặt , một tên chính quyền đặt !
-Lại chuyện tiếu lâm à! Tôi nói
-Thật chứ tiếu lâm gỉ? Vẫn cái giọng đốp chát, khê khói thuốc,ông anh họ tôi kể:
-Vợ chồng nhà này đã có hai con gái, muối có đứa chống gậy nên sinh con thứ ba. Đẻ được thằng cu , đặt tên là Phước . Xã nó không cho làm giấy khai sinh, phạt 80 ki thóc, rồi đặt tên cho thằng bé là Phạm, để cành cáo.
Qùa là bi hài. Có lẽ chẳng nơi nào tàn nhẫn như vậy.
Bà con đến viếng anh Châu . Tiếng kèn đám ma não cả ruột:
Ơi hỡi hồn ơi!
Oan hồn ơi hỡi!
Thôi đừng hờn dỗi
Tháo sợi dây oan
Đưa hồn qua đò qua sông
Qua đường cái quan
Thoát vòng ngục tối
Hồn nương theo gió theo mây
Theo cánh diều bay
Về miền cực lạc
Thôi hồn ơi đừng khóc
Thôi đừng luyến tiếc làm gì
Hồn ơi theo gió mà đi...
Châu sinh ra ở làng này. Năm 1976 đi bộ đội, năm 1977 chiến đấu ở Campuchia bốn năm. Ra quân về làng lấy vợ ,chăm chỉ làm ăn . Châu chỉ muốn ngày ba bữa cơm, quần áo lành, con cái được học hành tử tế. Nhưng, như ông anh họ tôi đã nói,với bảy sào ruộng năm miệng, thuế phí chồng chất , Châu không ngóc đầu lên được. Năm kia, Châu vay nóng 300.000 đồng, lên Cao Bằng đào vàng, thử vận may, thay đổi số phận. Nhưng vận may không đến , lại thêm họa. Mấy tháng trở về , không được chỉ vàng nào , mang theo căn bệnh sốt rét kinh niên , rồi chuyển sang viêm gan. Thuốc men cho Châu ngốn hết thóc trong nhà, còn nợ hợp tác hơn một tấn. Hôm kia, mẹ vợ cho mượn 20 kg , chưa kịp say cho con ăn , thì hợp tác vào bắt nợ. Không phải thằng Quản bắt nợ nhà ông Khánh bữa trước mà thằng khác. Còn hung hăng hơn thằng Quản, nó đạp Châu ngã dúi xuống nền nhà giật bao thóc đi. Cùng quẫn Châu tìm cái chết, để vợ con đỡ phài nuôi một người bệnh nan y trong nghèo đói...
Bà con làng xóm ngổi kín mảnh sân nhà Châu. Cái chết thương tâm của anh làm mọi người thêm ấm ức. Bao nhiêu chuyện sui sẻo buồn bực mang ra kể hết với nhau. Tôi nghe những chuyện chính quyền nhũng nhiễu dân mà cảm thấy buốt ruột. Từ xóm lên xã kéo bè kéo cánh bòn rút. Ăn từ mảnh ruộng 5% , đến hệ số đất thổ cư. Bán đất công chia nhau. Khai khống diện tích lúa bị lũ lụt lấy tiền hỗ trợ. Các công trình điện, đường , trường, trạm đội giá lên năm, sáu lần. Ăn chặn tiền tuất liệt sỹ . Làm giả thẻ thương binh hưởng chế độ. Một thôn có 5 thương binh thật nhưng có tới 12 thương binh giả. Không đi bộ đội ngày nào, uống rượu chém nhau đưt mấy ngón tay, giờ có thẻ thương binh. Đi bộ đội mấy năm , toàn đóng quân ở miền Bắc , lại được hưởng phụ cấp chất độc da cam... Bỏ tiền mua một lần để hưởng chế độ đến lúc chết. Thi nhau rút rỉa nhà nước. Vắt dân như vắt chanh bỏ vỏ. Cán bộ giàu rất nhanh, sống xa hoa kệch cỡm như địa chủ.
Ông Chín Cửu,một cán bộ nghỉ hưu đã lâu, từng vào Nam ra Bắc , nói với tôi:
- Một cái cống chính quyền xây hết 24 triệu. Vừa khánh thành xe công nông cán sập, lòi bên trong toàn cốt giây kẽm gai. Dân bỏ tiền xây lại, hết có 6 triệu, xe tải đi lại rầm rầm. Một đoạn đường liên thôn 1 km, dân làm hết 300 triệu, chính quyền làm mất 1,5 tỷ... Chúng nó cắm mày cắm mặt ăn tàn tệ như sâu đục gốc!
Ông Sản nói:
-Ở ta hiền, chứ các nơi họ đếch để yên! Tuần trước 300 thanh niên bên xã Thái Hà bắt trói bí thư, chủ tịch dong lên huyện. Mưa rét như cắt không cho đội nón , hai thằng run như cẩy sấy! Bọn trong xã sợ xón đái...
Phó chủ tịch xã Nguyễn Văn Thức cũng có mặt . Thức cho biết , từ cuộc họp đảng ủy mở rộng bàn việc bắt thầy giáo Quỳnh đến nay Thức không tham gia bất kỳ cuộc họp nào nữa. Công việc ở xã Thức cũng không làm. Thức đã viết đơn xin nghỉ công tác. Thức nói với tôi:
-Tôi đầu hàng rồi anh ạ! Theo gương anh Thận, anh Chiến...
Một sỹ quan từng chỉ huy đơn vị lăn lộn trên cánh đồng chết ở Campuchia hàng năm trời, không ngán bọn diệt chủng Pôn Pốt mà giờ phài đầu hàng những người đồng chí của mình!
-Kẻ thù trước mặt mình lộ nguyên hình! –Thức nói-Còn bây giờ chung quanh mình, đầy những kẻ vô luân nói chuyện đạo đức, thằng ăn cắp dạy bảo vệ của công, kẻ hống hách với dân là nịnh bợ cấp trên rất giỏi, kẻ đầu óc bã đậu làm ra vẻ thông thái... Rồi cái thói cơ hội, lựa gió bẻ măng. Quyền lực bây giờ không dùng để trấn áp kẻ thù, bảo vệ nhân dân mà để giành tiền bạc. Đồng tiền đang làm mất phẩm giá con người, phá vỡ nền tảng đạo đức, làm rối loạn các mối quan hệ xã hội...
Dừng lại, trầm ngâm một lúc, rồi Thức nói tiếp:
-Đảng từ dân mà ra ,nhưng giờ rất xa dân. Mấy chục năm qua, vai trò của đảng được tôn vinh tuyệt đối, bây giờ dân đã mất niềm tin. Ông biết không, bây giờ dân không đối thoại mà chuyển sang đối đầu. Đã có 5 trên 7 huyện và thị trấn trong tỉnh đưa đơn khiếu kiện , đòi thanh tra , công khai hóa việc chia ruộng , công khai hóa các khoản thu chính quyền xã huyện đã thu của dân trong những năm qua và công kai các khoản chi.Từ đầu năm đến giờ đã có 40 cuộc biểu tình rồi...
Có tiếng kêu giật giọng từ ngoài đường:
-Cháy, cháy !
Chúng tôi chạy ra thấy đỏ rực một góc.
-Cháy nhà bên Thái Ninh rồi!
-Đúng bên Thái Ninh!
Không ai bảo ai, mọi người bỏ đám tang, lũ lượt chạy về phía đám cháy. Từ làng tôi sang Thái Ninh khoảng hai cây số. Chúng tôi cắm đầu chạy trên con đường nhấp nhóa ánh lửa. Càng tới gần càng thấy lửa bốc cao. Tiếng kẻng , tiếng hò hét loạn xạ. Tiếng bước chân rầm rập trên các ngả đường. Lửa cháy ngùn ngụt. Bầu trời đỏ rực .
Tôi và Thận gặp thiếu tá cựu chiến binh Nguyễn Văn Huy ở đầu làng. Huy bị thương vào trán, máu ướt đẫm chiếc áo thu đông đang mặc.
-Loạn mất rồi các ông ơi!- Huy một tay ôm đầu, tay ôm ngực, bước thất thểu , nói như mê sảng - Loàn mất rồi...
-Sao ? Thận hỏi.
-Chúng nó đốt nhà!
Chúng tôi dìu Huy vào trụ sở ủy ban xã. Ngôi nhà trụ sở mới xây hơn hai tỷ đã bị đập phá hết cửa kính, bồn hoa, bàn ghế, tủ kệ. Khắp sân tung tóe bát đĩa, cốc chén và các món ăn.
Bí thư đảng ủy Xuẩn quần áo tơi tả, mặt mày xám ngoét vừa chui trong gầm cầu thang ra. Thấy chúng tôi , Xuẩn vội ngổi xuống chiếc ghế tựa, ưỡn người ra, hai chân dang rộng để lấy lại tư thế. Một phút trước run như con dẽ , giờ đã có vẻ hiên ngang hống hách:
-Bọn phản loạn không thể dung tha! Phải trấn áp ngay.
Bọn phản loạn mà bí thư đảng ủy xã Thái Ninh nói không phải xa lạ, mà chính là hàng trăm người dân trong xã. Họ lùng bắt chủ tịch xã Hạo, trưởng công an xã Đô, trưởng ban tài chính Hỉ và những quan chức nổi tiếng tham nhũng khác. Nhưng tất cả đã trốn chạy hết. Uất ức , họ nổi lừa đốt 8 ngôi nhà to đẹp , thiêu rụi tài sản của bọn tham nhũng...
Xã Thái Ninh là một điển hình tiên tiến liên tục của huyện, của tỉnh. Các công trình điện, đường, trường, trạm đã hoàn thiện. Đường làng lát gạch hoặc trải nhựa phẳng lì. Hệ thống kinh mương cứng thẳng tắp. Trụ sở ủy ban nhân dân xã mới xây nguy nga... Đời sống nhân dân thuộc loại nhất huyện. Nhưng ở đây lại nổi côm vấn để vi phạm quyền tự do dân chủ. Hợp tác xã giải thể, trả ruộng cho dân tự quản, nhưng người dân không biết chính xác số ruộng của mình được bao nhiêu? Không biết thuế phí những khoản gì, theo văn bản nào? Hàng chục khoản dân phải đóng góp chỉ được ghi trong một quyển sổ do trường xóm giữ, không bao giờ công khai. Nhà nước thu sản ruộng loại A là 19 kg thóc một sào, xã thu 33 kg, dân cứ phải nộp. Cái chức trưởng xóm dân bầu lên, xã bắt bầu người khác. Chừng nào bầu đúng người xã lựa chọn , vừa dễ sai, vừa ít mồm ít miệng để bảo vệ lãnh đạo mới được chấp nhận.
Bức xúc trước những tiêu cực của chính quyền, dân tự thành lập “Hội đồng chống tham những”. Dân gọi bọn tham những là chuột và gọi Hội chống tham những là “ Hội đồng mèo”. Toàn loại mèo dữ, chuột rất ngán!
Chiểu nay xã Thái Ninh tổ chức liên hoan . Cán bộ từ xóm trở lên ăn uống linh đình.
Đã hẹn trước, ông chủ tịch hội chống tham nhũng tìm gặp một trưởng xóm yêu cầu đưa quyển sổ ghi chép thu chi. Trưởng xóm không đưa, lại hót với chủ tịch xã. Chủ tịch xã đang nhậu, chỉ tay vào mặt chủ tịch hội chống tham nhũng :
-Tao ra lệnh cho trưởng xóm không giao sổ đấy! Thách cái lũ mèo hoang chúng mày làm gì tao!
Lời thách thức như đổ dầu vào ngọn lửa đã âm ỉ cháy. Sau những hồi kẻng của xóm I, là những hồi kẻng xóm II. Xóm III đến xóm IX. Trong chốc lát gần 2000 người dân đã kéo đến trụ sở ủy ban. Những bàn tiệc bị lật nhào , bọn quan tham từ bí thư đảng ủy trở xuống chạy như...chuột!
-Dân chủ kiểu Chí Phèo! Phải dẹp ngay và trùng trị đích đáng!
Chúng tôi không muốn nghe tay bí thư đảng ủy xã gào thét bỏ về đi đưa tang anh Châu. Khi rắc nắm đất lên náp quan tải cho Châu, tôi nói với anh:
-Không cần phải đợi vợ anh đạp vào mặt kẻ giật miếng ăn trong tay anh. Nhân dân xã Thái Ninh đã làm việc đó rồi, anh Châu ạ!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét