Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

Trung Quốc - CON SỐ 5 GIỮA HÀ ĐỒ - Kỳ 12

* BÙI VĂN BỒNG 
(tiếp theo - Kỳ 12
... Rạn nứt Trung-Xô, Bắc Kinh xích lại nước Mỹ
Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất khiến Trung Hoa xích lại gần Hoa Kỳ là do những nguy cơ đe dọa từ Liên Xô láng giềng. Mâu thuẫn về quyền lãnh đạo phong trào Cộng sản Quốc tế giữa 2 đảng Cộng sản đã âm ỉ từ trước đó nhiều năm, dần bùng lên dẫn đến xung đột vũ trang. Lúc 8 giờ sáng ngày 13 tháng 8 năm 1969, lực lượng tuần tra biên phòng Trung Hoa gồm 37 người do một sỹ quan là Dương Chính Lâm chỉ huy, bị lực lượng Liên Xô có 6 xe tăng yểm trợ phục kích và hạ sát toàn bộ.
Trong khi chính phủ Mao đang gởi công hàm phản đối tới Đại sứ quán Liên Xô tại Bắc Kinh thì chính phủ Liên Xô cũng gửi một công hàm ngược lại nói rằng "các lực lượng vũ trang Trung Quốc ở Tân Cương đã vượt biên giới sang "khiêu khích quân sự" và đã bị Hồng quânđánh lui". Mâu thuẫn ngày càng dân cao đến mức ngày 15 tháng 8, nhà lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev đã thông báo cho phía Mỹ biết về quyết định Liên Xô chuẩn bị đánh đòn hạt nhân phủ đầu Bắc Kinh. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, quyết định này cuối cùng đã không được thực hiện. Nguy cơ chiến tranh đã được loại trừ, nhưng mâu thuẫn giữa 2 quốc gia Cộng sản là không thể hàn gắn được nữa.
Nền Ngoại giao Bóng bàn
Tháng 4 năm 1971, Đội tuyển Bóng bàn Trung Quốc tham gia thi đấu tại Giải Vô địch Bóng bàn Thế giới lần thứ 31 được tổ chức tại Nhật. Trước khi đi, dù đã được thủ tướng Chu Ân Lai chỉ thị"Hữu nghị đầu tiên, sau đó là thi đấu", nhưng theo quan điểm thù địch bấy giờ, đoàn đã được chỉ thị: "Không bắt tay, kéo tay vận động viên đội Mỹ; không chủ động nói chuyện với người Mỹ; ở nơi thi đấu không trao đổi quốc kỳ với đội Mỹ"[6]. Trong một dịp tình cờ, một vận động viên Mỹ là Glenn Cowan lên nhầm xe và được một vận động viên Trung Quốc là Trang Tác Đống tiếp đón thân mật. Trong dịp nàym Cowan đã ngỏ lời muốn sang Trung Quốc để thi đấu. Sự việc Trang Tác Đống tiếp xúc với Cowan lập tức được trưởng đoàn là Triệu Chính Hồng báo cáo về Bắc Kinh. Nhận định đây là một cơ hội mở cửa lại cho quan hệ 2 nước, ngày 7 tháng 4 năm 1971, Mao đã chỉ thị cho Triệu Chính Hồng nhân danh đội tuyển Trung Quốc chính thức phát đi lời mời Đội tuyển Bóng bàn Mỹsang thăm Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với toàn bộ chi phí được đài thọ.
Ngày 10 tháng 4 năm 1971, 9 tuyển thủ Bóng bàn Mỹ cùng bốn quan chức và hai người vợ và 10 nhà báo đi tháp tùng đã từ Hồng Kông tiến vào Trung Quốc đại lục, mở ra thời đại "Ngoại giao Bóng bàn”. Chuyến đi kéo dài 8 ngày này thể hiện mong muốn chung là giảm bớt căng thẳng trước đó giữa Washington và Bắc Kinh.
Từ ngày 11 đến ngày 17 tháng 4, đội tuyển Mỹ đã thi đấu nhiều trận giao hữu, thăm Vạn Lý Trường Thành và Cung điện Mùa hè tại Bắc Kinh, gặp gỡ với sinh viên và công nhân Trung Quốc, và tham dự các sự kiện xã hội ở các thành phố lớn của Trung Quốc.
Trong bữa tiệc chiêu đãi đoàn khách Mỹ đang ở thăm tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 14 tháng 4, Thủ tướng Chu Ân Lai nói:
- Quý vị đã mở ra một chương mới trong quan hệ giữa nhân dân Mỹ và Trung Quốc. Tôi tin tưởng rằng bước khởi đầu mối quan hệ hữu nghị này chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ của đa số nhân dân hai nước chúng ta.
Để đáp lại tín hiệu đó, cùng ngày, Chính phủ Mỹ cũng đã dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại kéo dài 20 năm chống Trung Hoa Cộng sản của Mao Trạch Đông. Một năm sau các tay vợt Trung Quốc cũng đã sang thăm Mỹ, chơi hàng loạt trận đấu giao hữu thể hiện "tình hữu nghị là trên hết".
Thực ra, Mỹ và Trung Quốc đã lặng lẽ tiến hành các cuộc đàm phán bí mật để cải thiện quan hệ giữa 2 nước, vì hai bên đều muốn cải thiện quan hệ trong bối cảnh Liên Xô có thái độ hiếu chiến. Năm 1971 Cố vấn An ninh Quốc gia của Mỹ là Henry Kissinger đã hai lần bí mật viếng thăm Trung Quốc để lập lại mối quan hệ hữu nghị và mùa hè năm đó, sau thiện chí được xây dựng nhờ ngoại giao bóng bàn, Tổng thống Richard M. Nixon cũng tuyên bố rằng ông sẽ tới thăm Trung Quốc năm sau để tiến hành các cuộc đàm phán chính thức nhằm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.
Vận động ngoại giao của Hoa Kỳ
Khi Richard Nixon trở thành Tổng thống của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, ông đã công khai và chính thức giữ 1 thái độ mập mờ đối với Trung Hoa. Ông đã tuyên bố trước khi ra tranh cử:
Có những mạo hiểm, vâng, nhưng những mạo hiểm của chờ đợi còn lớn hơn nhiều…nếu Nam Việt Nam mất, Đông Nam Á mất và Thái Bình Dương trở thành Biển đỏ (của Trung Quốc Cộng sản) thì chúng ta có thể đương đầu với 1 cuộc Thế chiến, ở đó những điều rắc rối chống lại chúng ta sẽ lớn hơn nhiều…
Nhà lãnh đạo Pakistan Yahya Khanvà Tổng thống Richard Nixon
Trong phát biểu nhậm chức, Tổng thống Nixon cho biết:
- Hãy để cho tất cả các nước biết rằng…các đường liên lạc của chúng ta sẽ rộng mở. Chúng ta tìm kiếm một ‘Thế giới rộng mở’, rộng mở cho cho các suy nghĩ, rộng mở cho sự trao đổi hàng hóa và con người, một Thế giới trong đó không có dân tộc nào, lớn hoặc nhỏ, sẽ phải sống trong sự cô lập giận dữ.
Ngày 26-6 năm 1969, Tổng thống Mỹ quyết định thay đổi một vài điều kiểm soát mậu dịch đối với nước Trung Hoa của Mao Trạch Đông. Ngay sau đó, ông cũng đề nghị Tổng thống Pakistan Agha Muhammad Yahya Khan và lãnh tụ Romania Ceaucescu chuyển cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa biết ý muốn nối lại Ngoại giao của mình.
Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai cũng đã phấn đấu để đạt mục tiêu tương tự. Ông đã mời đội tuyển bóng bàn Mỹ tới thăm Trung Quốc và liên lạc thông qua lãnh đạo của Pakistan. Dần dần ông đã thuyết phục được Mao Trạch Đông đa nghi thấy rằng Hoa Kỳ không còn là mối đe dọa đối với Trung Quốc và có thể có ích cho Bắc Kinh trong nỗ lực chống lại áp lực từ Liên Xô.
Trong Thông điệp Liên bang trước Quốc hội tháng 2/1971, Tổng thống Nixon đã nói về sự cần thiết phải thiết lập đối thoại với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông kêu gọi dành cho chính phủ Bắc Kinh một vị trí tại Liên Hợp Quốc mà không phải hy sinh vị trí của Trung Hoa Dân Quốc ở Đài Loan. Cả Mao Trạch Đông lẫn Tưởng Giới Thạch đều khẳng định chỉ có thể có một nước Trung Quốc và sẽ chống lại nỗ lực của Mỹ muốn có hai nước Trung Quốc, một trong đại lục và một ở Đài Loan. Trước kia, việc Mỹ công nhận và ủng hộ chế độ của Tưởng là một trở ngại lớn đối với việc lập lại mối quan hệ hữu nghị giữa Mỹ và Trung Quốc của Mao.
Tuy nhiên, tới năm 1971 với nhận thức về giá trị chiến lược của việc cải thiện quan hệ với Bắc Kinh, Nixon và cố vấn An ninh Quốc gia của ông là Henry Kissinger đã sẵn sàng đáp ứng Mao một nửa trên vấn đề này, vì tìm kiếm một đối tác trong cuộc đấu tranh chống Liên Xô còn quan trọng hơn nhiều. Nixon và Mao Trạch Đông nóng lòng muốn lợi dụng lẫn nhau và nhất trí với một phương thức thỏa hiệp "một Trung Quốc nhưng không phải bây giờ".
Ngày 20/1/1970 Đại sứ Hoa Kỳ tại Warsaw (Ba Lan) gặp gỡ đồng nhiệm phía Trung Quốc là Lôi Dương. Sau đó, Lôi Dương chính thức chấp thuận đề nghị của Tổng thống Nixon cử 1 phái viên sang Bắc Kinh. Thủ tướng Trung HoaChu Ân Lai cũng gởi lại thông điệp cho phía Mỹ thông qua Tổng thống Pakistan Yahya Khan. Chucũng cho rằng "một cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Mỹ là 1 điều rất xa xôi". Nhà Trắng sau đó đã tiếp tục nới rộng thêm các hạn chế về đi lại và mậu dịch.
Do Chiến dịch Campuchia năm 1970 mà quan hệ giữa 2 nước đột nhiên trở xấu. Phía Bắc Kinh bỏ các cuộc hội đàm ở Warsaw và cắt đứt Ngoại giao với WashingtonĐài phát thanh Bắc Kinh ra tuyên bố tố cáo Washington về 1 sự khiêu khích ở Đông Nam Á và Mao phát ra 1 thông điệp lấy tên là "nhân dân Thế giới, đoàn kết và đánh bại bọn xâm lược Mỹ và tất cả lũ chó săn của chúng".[11]
Ngày 5 tháng 10/1970, Tổng thống Nixon tuyên bố trên báo Times rằng:
Nếu có điều gì đó tôi muốn làm trước khi chết, đó là đi Trung Quốc. Nếu tôi không đi được tôi muốn các con tôi đi.
Nicolae Ceaucescu và Tổng thống Nixon tại Nhà Trắng năm 1973
Ba tuần sau tuyên bố đó, trong lễ kỷ niêm 25 năm ngày thành lập Liên Hợp Quốc, Tổng thống Mỹ đề nghị ông Yahya Khan-Tổng thống Pakistan tiếp xúc lại với chính quyền Mao. Song song đó, ngày 26/10, tại cuộc chiêu đãi nhà độc tài Romania Nicolae Ceaucescu, Nixon cũng chúc mừng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đây là lần đầu tiên 1 vị Tổng thống Mỹ gọi đất nước của Mao bằng cái tên chính thức của nó là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Mặc dù nỗ lực xích lại nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhưng người Mỹ vẫn từ chối việc gia nhập Liên Hợp Quốc của chính quyền Mao. Tuy nhiên, Nixon vẫn để ngỏ khả năng này. Ngày 22 tháng 11/1970, Tổng thống cho vị Cố vấn An ninh Quốc gia của mình là Henry Kissinger biết rằng cần phải nghiên cứu khả năng chấp nhận "Trung Cộng" vào Liên Hợp Quốc...và Nixon tự hỏi làm thế nào mà ông có thể giữ những cam kết với Đài Loan mà không bị những người tán thành thừa nhận "Trung Cộng" gây khó khăn.
Dù thất vọng tại Liên Hợp QuốcChu Ân Lai vẫn trả lời bức thông điệp của Yahya Khan. Ngày 9/12/1970, Đại sứ Pakista tại Washington chuyển cho Kissinger câu trả lời của Chu rằng phía Trung Quốc chấp nhận mời 1 phái viên đặc biệt của Tổng thống Nixon tới Bắc Kinh để thảo luận về Đài Loan. Nixon tán thành nhưng ông cũng đề nghị hội đàm cũng nên bao gồm cả những vấn đề khác.
Trong khi đó, Mao Trạch Đông đã nói với một ký giả Mỹ là Edgar Snow rằng ông ta sẽ "rất vui sướng nói chuyện với Nixon hoặc là với tư cách 1 nhà du lịch hoặc là với tư cách là Tổng thống". Đại sứ Romania tại Washingtoncũng cho biết Chu Ân Lai nói rằng Tổng thống sẽ được hoan nghênh ở Bắc Kinh.
Do chiến tranh Việt Nam ngày càng leo thang mà cụ thể là việc binh sĩ Việt Nam Cộng hòa mở cuộc hành quân vào lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam ở Nam Lào năm 1971 mà quân đội Trung Quốc ở Hoa Nam báo động và Nhân dân Nhật báo lớn tiếng tố cáo:
Bằng việc mở rộng ngọn lửa chiến tranh đến cửa ngõ Trung Quốc, chủ nghĩa Đế quốc Mỹ đi vào 1 tiến trình gây đe dọa nghiêm trọng cho Trung Quốc...Nixon thực vậy, đã hoàn toàn phơi bày bản chất hung bạo và đã đạt đỉnh cao của sự ngạo mạn.
Tuy nhiên, qua sự kiện này Nixon và cố vấn Henry Kissinger nhận thấy một cách đúng đắn rằng, phía Trung Hoa quan tâm tới nhiều vấn đề khác hơn là Chiến tranh Việt Nam. Họ có thể phản đối công khai nhưng các cuộc thảo luận thì vẫn cứ tiếp tục.
Ngày 25 tháng 2/1971, Tổng thống Nixon trình bày trước Quốc hội Hoa Kỳ về báo cáo đối ngoại hàng năm. Trong đó, ông nhắc lại ý muốn cải thiện quan hệ với chính quyền của Mao. Chưa đầy 1 tháng sau, Nhà Trắng chấm dứt tất cả các hạn chế đối với hộ chiếu Mỹ đi Trung Quốc. Kissinger cũng đề nghị 1 cuộc họp cấp Đại sứ nữa ở Warsaw.
Phần còn lại là của Chu Ân Lai. Vào tháng Tư, các quan chức Trung Hoa mời đoàn Bóng bàn Mỹ đang ở Nhật sang thăm Trung Quốc. Tổng thống Nixon sau đó đã thực hiện 1 nhượng bộ to lớn là ra lệnh chấm dứt cấm vận thương mại với Bắc Kinh vốn đã kéo dài 20 năm và tuyên bố rằng ông sẽ đi Trung Quốc.
Chuyến đi của Henry Kissinger
Ngày 27 tháng 4/1971, Đại sứ Pakistan chuyển cho Henry Kissinger 1 thông điệp của Chu cho biết "Chính phủ Trung Quốc xác nhận lại sự sẵn sàng đón tiếp công khai ở Bắc Kinh 1 phái viên đặc biệt của Tổng thống Mỹ hoặc Ngoại trưởng hoặc thậm chí bản thân Tổng thống Mỹ".
Cố vấn Mỹ-Tiến sĩ Henry Kissingergặp gỡ các nhà lãnh đạo Trung QuốcChu Ân Lai và Mao Trạch Đông
Để dọn đường cho chuyến thăm chính thừc của Tổng thống Nixon, Kissinger mau chóng thu xếp 1 chuyến đi tiền trạm bí mật sang Bắc Kinh nhằm chuẩn bị chương trình và trao đổi quan điểm về tất cả các vấn đề 2 bên quan tâm. Ngày 2 tháng 6, Chu Ân Lai chính thức chấp nhận đề xuất của Mỹ và không lâu sau đó, phi cơ chở Kissinger cất cánh ngày 1/7 năm 1971.
Trạm dừng đầu tiên của Kissinger là Nam Việt Nam và sau đó là Ấn Độ trước khi tới Pakistan ngày 8/7. Tại đây, ông cáo bệnh và lui về nơi nghỉ mát của Tổng thống Pakistan Yahya Khan rồi sau đó lại lén chuồn lên phi cơ của Pakistan và bay thẳng đi Bắc Kinh.
Trong hai ngày rưỡi, ông tiến hành các cuộc họp với Chu Ân Lai và các quan chức cao cấp khác của Trung Quốc. Kissinger cho rằng Chu là "một trong hai hay ba người đầy ấn tượng nhất mà tôi đã từng gặp. Lịch sựkiên nhẫn một cách dứt khoát, thông minh một cách khác thường, tế nhị, ông ta đã tiến hành các cuộc thảo luận với một vẻ uyển chuyển, nhẹ nhàng thấm sâu vào thực chất mối quan hệ mới của chúng tôi."
Cuối cùng, 2 bên trao đổi quan điểm về tất cả các vấn đề nổi bật và ấn định cho cuộc họp cấp cao giữa Nixon và bộ đôi Mao-Chu là năm 1972. Khi rời Bắc Kinh, đánh điện về Mỹ ông Kissinger chỉ ghi 1 chữ duy nhất "Eureka"...
(còn tiếp) 
----------------



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét