* BÙI VĂN BỒNG
(tiếp theo – Kỳ 11)
… Giai đoạn sau này đánh dấu bằng một số mốc sau:
- Hiệp định Biên giới trên Bộ Việt Trung
- Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ…
Các vấn đề còn nổi cộm trong quan hệ giữa hai nước bao gồm:
- Phân chia biên giới trên biển: Đường Lưỡi Bò của Trung Quốc trên vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền
- Chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tháng 1/1974, hải quân Trung Quốc đụng độ với hải quân VNCH tại Hoàng Sa và chiếm đóng các đảo này. Năm 1988, Trung Quốc đưa quân chiếm một số đảo tại quần đảo Trường Sa. Năm 2009, Trung Quốc tuyên bố lãnh thổ của họ tại biển Đông (hay Nam Trung Hoa) kéo dài toàn bộ vùng biển này, theo hình lưỡi bò. Ngược lại, chính phủ Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền với 2 quần đảo, bác bỏ những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và gọi đó là những tuyên bố vô căn cứ.
Ảnh hưởng về Văn hóa
Trung Quốc tiếp tục có những ảnh hưởng về Văn hóa tới Việt Nam kể từ sau khi bình thường hóa quan hệ, cho phép các loại hình văn hóa của Trung Quốc được xuất bản rộng rãi tại Việt Nam . Rất nhiều các loại phim Trung Quốc được dịch và trình chiếu tại các đài truyền hình Trung Ương và địa phương.
Quan hệ kinh tế và thương mại
Từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ kinh tế thương mại Trung Quốc – Việt Nam được khôi phục và phát triển nhanh chóng. Kim ngạch thương mại giữa hai nước từ hơn 30 triệu USD năm 1991 lên 22,5 tỷ USD năm 2009, tăng gấp gần 700 lần. Trung Quốc đã trở thành bạn hàng lớn nhất của Việt Nam . Lợi ích thương mại song phương mang lại cho hai nước là điều dễ dàng nhìn thấy. Nhưng cùng với thương mại song phương liên tục tăng trưởng, vấn đề mất cân bằng trong thương mại giữa hai nước đã ngày càng bộc lộ. Việt Nam hết sức coi trọng vấn đề nhập siêu trong thương mại với Trung Quốc.
Hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc của Việt Nam chủ yếu gồm dầu thô, than đá và một số nông sản nhiệt đới, sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu có máy móc thiết bị, thép, sản phẩm hóa chất, thiết bị vận tải, nguyên phụ kiện dệt may, da giầy, phân bón và vật tư nông nghiệp, và hàng tiêu dùng. Có thể thấy, những năm gần đây, kết cấu hàng thương mại giữa hai nước thay đổi không lớn, Việt Nam vẫn dựa vào xuất khẩu nhiên liệu và nông sản phẩm là chủ yếu, còn nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là hàng công nghiệp và hàng tuiêu dùng. Tuy nhiên, những năm gần đây, quan hệ kinh tế còn có những vấn đề nổi cộm. Trước hết là vấn đề mất cân bằng trong thương mại song phương. Năm 2009, riêng nhập siêu từ Trung Quốc chiếm tới 80% tổng lượng nhập siêu của Việt Nam .
Về chất lượng, Trung Quốc cũng xuất sang Việt Nam theo đường tiểu ngạch nhiều loại hàng hóa không đảm bảo chất lượng chỉ chạy theo mẫu mã, thị hiếu và giá rẻ, trong văn hoá bình dân của Việt Nam, hàng Trung Quốc hay hàng Tàu hay made in China nhiều khi dùng để ám chỉ các loại hàng hóa kém chất lượng nhưng giá rẻ mạt, nhiều mẫu mã, đa dạng, các loại hàng nhái, hàng giả từ đơn giản cho đến những hàng hóa trong lĩnh vực công nghệ cao như điện thoại, máy tính, xe cộ.... Chưa kể đến Trung Quốc còn xuất sang Việt Nam nhiều hàng hóa trong lĩnh vực thực phẩm, tiêu dùng với nhiều sản phẩm có tẩm, ướp, bảo quản, chế biến, sản xuất bằng các loại hóa chất độc hại, bằng công nghệ gây hại mà thị trường Trung Quốc đã tẩy chay khi phanh phui ra các vụ bê bối thực phẩm như các loại hoa quả, thực phẩm, xí muội, ô mai, nước tương, sữa, trứng gà..., ngoài ra còn có đồ chơi trẻ em có chứa chì, dày dép, đồ điện tử độc hại, bạo lực, kích dục, chứa chất nổ, dễ gây thương tích, ảnh hưởng đến nòi giống, sinh sản.... Trung Quốc cũng xuất sang Việt Nam các giống cây trồng, vật nuôi có nguy cơ gây hại đến các giống loài bản địa, gây hại đến nông nghiệp của nước sở tại như ốc bươu vàng, đỉa trâu, sâu, nhộng, trùng cho chim cảnh, rùa tai đỏ và một số giống vật nuôi nguy hiểm khác.... điều đáng lưu ý là những sản phẩm này tràn lan trên thị trường Việt Nam, không thể kiểm soát được và người tiêu dùng Việt Nam đang dùng hàng ngày do giá rẻ và không phân biệt được thật giả, chất lượng, xuất xứ.
Tiếp đó là vấn đề trúng thầu của các doanh nghiệp Trung Quốc trong các dự án trọng điểm của Việt Nam mà báo chí trong nước vẫn đưa lên gần đây. Đa số các dự án lớn đấu thầu công khai thì đều lọt vào tay nhà thầu Trung Quốc do giá chào thầu của họ rất rẻ. Vấn đề tham gia của Trung Quốc trong các dự án nhạy cảm, như trồng rừng ở biên giới, dự bán Bauxite Tây Nguyên, các dự án Nhiệt điện, cơ sở hạ tầng. Vốn cho vay của Trung Quốc ngày càng tăng trong tổng lượng vốn vay của Việt Nam , dự báo cho một sự lệ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc.
Quan hệ chính trị
Trước khi xảy ra những tranh chấp chủ quyền hải đảo do phía Trung Quốc đơn phương gây ra, hai nước đã từng nỗ lực đẩy mạnh quan hệ. Về mặt ngoại giao chính thức, Việt Nam luôn cam kết tuân theo "Phương châm 16 chữ, quan hệ 4 tốt” , là láng giềng tốt của Trung Quốc. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng họp báo (ngày 10.4.2007 tại Bắc Kinh) và tuyên bố: “Quan hệ Trung-Việt chưa lúc nào tốt đẹp như lúc này” (?!).
Người dân Trung Quốc luôn bị các phương tiên truyền thông tuyên truyền sai sự thật về Việt Nam, làm người dân Trung Quốc luôn nhầm lẫn rằng Việt Nam là kẻ thù của nước họ. Báo Trung Quốc xuyên tạc trắng trợn rằng Việt Nam chiếm đất của họ, rồi Việt Nam chiếm quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Trung Quốc (dù thực tế đây là các quần đảo của Việt Nam tuyên bố chủ quyền hợp với Luật quốc tế) nhằm chiếm nguồn dầu khí và hải sản của họ. Quan hệ kinh tế giữa hai nước thắt chặt với nhiều dự án lớn được các nhà thầu Trung Quốc thắng thầu và triển khai.[cần dẫn nguồn] Đặc biệt, dự án Bauxite thể hiện quan hệ mật thiết giữa hai Đảng lãnh đạo của hai nước. Bôxít Tây Nguyên này do Trung Quốc đề ra từ năm 2001 và được Đảng Cộng sản Việt Nam tuyệt đối thực hiện,
Trở lại kiểm nghiệm những ‘ẩn khuất’ quan hệ Viêt-Trung từ thừi kỳ chống Mỹ, nhất là từ năm 1972, khi Mỹ tự thấy khó trụ được ởViệt Nam và cả Đông Dường. Trước hết, đó là chuyến thăm Trung Quốc của Richard Nixon
Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ R. Nixon năm 1972 là 1 sự kiện quan trọng trong lịch sử ngành ngoại giao hiện đại. Chuyến thăm lịch sử đánh dấu sự thay đổi cục diện thế giới, biến "cái bắt tay lịch sử giữa lãnh đạo hai nước bên kia Thái Bình Dương " thành hiện thực và đánh dấu sự khởi đầu cho một kỉ nguyên mới.
Nhìn lại quan hệ Mỹ-Trung từ 1949 đến 1972
Mao Trạch Đông đọc tuyên bố thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1949
Trong nửa đầu thế kỷ 20, các nhà hoạch định chính sách Mỹ, từ Tổng thống Theodore Roosvelt trở đi, đều ủng hộ sự xuất hiện của một nước Trung Quốc hùng mạnh và thịnh vượng vì người Mỹ hy vọng rằng Trung Quốc sẽ thân thiện với Mỹ. Người Mỹ cũng đã từng giúp đỡ các nhóm Trung Hoa kháng Nhật (cả Cộng sản lẫn Quốc dân đảng) trong Thế chiến thứ hai. .
Sau Thế chiến, người Mỹ tiếp tục ủng hộ cho Tưởng Giới Thạch và Quốc Dân Đảng kiểm soát Trung Hoa hơn là lực lượng Cộng sản, do Mao Trạch Đông lãnh đạo, vốn gắn bó nhiều hơn với Liên Xô. Phản ứng trước hành động này của Mỹ, ngay từ tháng 6 năm 1946, Mao đã cho thực hiện chiến dịch bài Mỹ trong những vùng mà ông ta kiểm soát, dù trước đó, quan hệ giữa Mỹ và những người Cộng sản Trung Quốc khá là hữu hảo trong cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù chung là Nhật Bản.
Sau chiến thắng của những người Cộng sản Trung Quốc trên toàn bộ Hoa lục năm 1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Ho (PRC) được thành lập ngày 1 tháng 10 năm 1949. Thống chế Tưởng Giới Thạch và chính phủ Trung Ho Dân quốc của ông ta chỉ còn giữ lại được hòn đảo Đài Loan nhỏ bé và một số vùng phụ cận. Tuy nhiên, người Mỹ vẫn tiếp tục công nhận Trung Hoa DQ là chính phủ hợp pháp của Trung Quốc, còn Mao và những cộng sự của ông không ngừng lên án đế quốc Mỹ và từ chối thảo luận bất cứ vấn đề gì ngoại trừ việc Mỹ chấm dứt viện trợ cho Tưởng và thôi bảo vệ Đài Loan. Tất cả người Mỹ có mặt tại Trung Quốc nhất loạt đều bị Mao trục xuất, kể cả các nhân viên ngoại giao.
Mâu thuẫn này càng bùng nổ hơn khi vào năm 1950, khi các lực lượng đồng minh do Mỹ lãnh đạo, mang danh nghĩa của Liên hopwj quốc, trong Chiến tranh Triều Tiên, bị quyến rũ bởi sự thành công và viễn cảnh thống nhất Triều Tiên dưới tay chính phủ Nam Hàn do Lý Thừa Văn đứng đầu, đã đẩy lùi quân đội của Bắc Hàn, do Kim Nhật Thành chỉ huy, sát đến sông Áp Lục. Lo ngại trước khả năng bị mở rộng chiến tranh vào đất Trung Hoa, ngày 8 tháng 10 năm 1950, một ngày sau khi quân Liên Hiệp Quốc vượt vĩ tuyến 38, Mao đã ra lệnh thành lập lực lượng Chí nguyện quân Kháng Mỹ viện Triều, hỗ trợ cho Bắc Hàn, trực tiếp đối đầu với lực lượng Liên Hiệp Quốc.
Đến lúc này, quan hệ ngoại giao giữa 2 chính phủ hoàn toàn chấm dứt. Mâu thuẫn càng tăng cao khi Mỹ kết tội quân đội Mao đã sát hại nhiều tù binh Mỹ kể cả khi họ đã đầu hàng. Về phần mình, con trai của Mao, Mao Ngạn Anh cũng bị tử trận ở Triều Tiên.
Sau Chiến tranh Triều Tiên, ở Mỹ, sự thù địch của Trung Quốc kèm theo làn sóng chống Cộng trong nước gia tăng bởi Chiến tranh lạnh, ngoài ra sự vận động của Thống chế Tưởng lên những bạn bè người Mỹ của ông, tất cả đã ngăn không cho các nhà hoạch định chính sách trong những năm 1950 và 1960 tiếp cận Bắc Kinh. Washington đã dùng ảnh hưởng của mình để Trung Quốc không được vào Liên hợp quốc, ngay cả khi Tổng thống D. Esenhower thừa nhận rằng cô lập Trung Quốc là một sai lầm. Ghế của Trung Hoa dân quốc tại Hội đồng bảo an, tất nhiên vẫn được giữ nguyên.
Tuy nhiên, giữa những năm 1960, nhận thức được sự chia rẽ Xô-Trung và cường độ chống Cộng giảm do tan vỡ ảo tưởng về cuộc chiến tranh ở Việt Nam, dư luận Mỹ về quan hệ với Trung Quốc đã thay đổi. Các nhà lãnh đạo quan trọng của chính phủ và giới học thuật lập luận ủng hộ cái mà họ cho là một chính sách thực tế hơn nếu chấp nhận chế độ Bắc Kinh là chính phủ hợp pháp của Trung Quốc và tìm cách hợp tác với chính phủ đó. Họ nói về chính sách “ngăn chặn mà không cô lập”. Tuy nhiên, chính phủ của Tổng thống Lyndon Johnson đã bị sa lầy ở Việt Nam và người Trung Quốc thì bị cuốn theo cuộc Đại cách mạng Văn hoá Vô sản. Vì vậy không có mối quan hệ mới nào được xác lập.
(còn tiếp)
-----------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét