Thứ Năm, 9 tháng 1, 2014

Phạm Sĩ Chiến như thế, nhưng tướng Ngọ…thì sao?

Phạm Sĩ Chiến thừa nhận những si phạm,
tại phiên tòa ngày 3-10-2003
BVB - Chắc ai cùng còn nhớ, hơn 10 năm trước có vụ ông Phạm Sĩ Chiến, (nguyên Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao) đã phạm tội ăn hối lộ rồi ra sức cứu Năm Cam. Lúc đầu ông ta cùng chối đây đẩy. Khi đó, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nói, đại ý là cứ xem nhà cửa, tài sản bất minh thì đó là chứng cứ.
Khi phạm tội, Phạm Sĩ Chiến đang giữ cương vị Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. Tháng 6 năm 1995, được Nguyễn Thập Nhất dẫn đường, Trần Văn Thuyết cùng Dương Ngọc Hiệp, Tôn Vĩnh Đắc đã đến nhà Phạm sỹ Chiến (phụ trách kiểm sát hình sự) ở số 3, ngõ 25 An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội; Phạm Sỹ Chiến đã dùng nhiều thủ đoạn nhằm gỡ tội cho Năm Cam và ký kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Nội vụ yêu cầu hủy bỏ việc tập trung cải tạo của Năm Cam. Phạm Sỹ Chiến đã nhận quà biếu trả công cho việc giúp Năm Cam tương đương 3.000 USD.
Trong vụ này, con rể Năm Cam, Hiệp "phò mã" khai với cơ quan công an rằng, gia đình y đã giao cho Thuyết “buôn vua” 6.000 USD để đưa cho ông viện phó VKSND Tối cao nhằm chạy tội cho Năm Cam hồi năm 1996. Còn theo lời khai của Thuyết, y đã biếu ông Chiến dàn VCD trị giá 3.000 USD cùng số tiền 10 triệu đồng.
Nguyễn Thập Nhất (trưởng Phòng Kiểm sát giam giữ, VKSND Hà Nội, đã bị bắt) khai, riêng số tiền mà ông ta nhận của gia đình Năm Cam (thông qua Thuyết) để biếu xén một số quan chức của VKSND Tối cao lúc đó là 10.000 USD.
Chưa có thông tin chính xác ông Chiến nhận bao nhiêu trong những khoản tiền trên. Nhưng VKSND Tối cao lúc đó đã không đồng ý khởi tố Năm Cam, và còn ra văn bản cho rằng, việc tập trung cải tạo với “ông trùm” là không đúng pháp luật... Việc này trùng khớp với các công văn do ông Trần Mai Hạnh (phó chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, đã bị cách chức, kỷ luật Đảng). Các văn bản ông Hạnh ký gửi VKSND Tối cao đề nghị trả tự do cho Năm Cam đều ghi thẳng tên ông Chiến.
Diễn biến việc chạy tội cho “ông trùm” thời gian đó cho thấy tất cả được “lập trình” chặt chẽ. Năm 1995, biết trước sẽ bị bắt, Năm Cam ra Hà Nội và được Thắng “tài dậu” dẫn đến gặp Thuyết “buôn vua” (Trần Văn Thuyết). Thuyết hướng dẫn Trương Văn Cam làm đơn “kêu oan” gửi đi nhiều nơi và nhận 10.000 USD để “lo công việc”. Lần này không thành công, Năm Cam vẫn bị bắt, ngày 22/5/1995.
Sau đó, gia đình “ông trùm” đem 1,3 tỷ đồng (lúc đó tương đương 118.000 USD) giao cho Hiệp “phò mã” để tiếp tục ra Hà Nội cùng Thuyết chạy án. Mục đích là không để Năm Cam bị khởi tố và sớm được trả tự do. Thuyết và Thập Nhất đã giúp gia đình Năm Cam làm đơn khiếu nại gửi nhiều nơi, đồng thời nhận tiền “phân bổ” cho một số quan chức, trong đó có ông Trần Mai Hạnh và Phạm Sĩ Chiến...
Từ sau khi ra khỏi trại cải tạo, băng xã hội đen của Năm Cam phát triển mạnh, kiếm được rất nhiều tiền từ các hoạt động phạm pháp. Ước tính, số thu nhập mỗi ngày của băng này tới hàng tỷ đồng, bởi có chủ sòng bài nhỏ đã nộp cho Ban chuyên án 79 triệu đồng tiền bảo kê của một ngày mà họ chưa thanh toán cho Năm Cam. Khoản tiền khổng lồ có được, Năm Cam và đồng bọn đưa đi đâu, sử dụng vào việc gì, hiện vẫn còn là ẩn số.
Báo Người Lao dộng dạo đó cùng đưa tin: Ông Lê Thanh Đạo, Phó trưởng Ban Dân vận trung ương, nguyên Viện trưởng VKSND Tối cao thời điểm ông Chiến ký văn bản 1333, phát biểu với báo chí như vậy. Theo ông, vụ Năm Cam bị bắt năm 1995, cấp cao nhất của VKSND Tối cao và Bộ Công an không trao đổi với nhau, còn cấp dưới thì cãi nhau.
- Là Viện trưởng VKSND Tối cao lúc đó, ông có trực tiếp chỉ đạo việc giải quyết vụ việc này không?
- Tôi không trực tiếp, vì lúc đó có mấy phó viện trưởng, phân công mỗi người một việc, một lĩnh vực. Anh Phạm Sĩ Chiến là người trực tiếp chỉ đạo giải quyết.
- Lúc đó, ông được báo cáo như thế nào?
- Công văn 1333 ký tháng 9/1996 là thời điểm tôi đang làm thủ tục chuyển công tác sau khi xin rút khỏi Ủy viên Trung ương và tôi chuyển công tác sau đó một tháng, tháng 10/1996. Tuy nhiên, trước đó lãnh đạo viện có trao đổi, anh Chiến có báo cáo tôi. Tôi xem rồi trao đổi và có ý kiến là xem bên công an thế nào, nếu có đầy đủ hồ sơ, có căn cứ thì truy tố.
- Việc sau đó diễn ra thế nào?
- Anh Trần Phong Thanh (lúc đó là Vụ trưởng Vụ Kiểm sát điều tra án trị an – xã hội) nói là không thể truy tố được nếu chỉ căn cứ vào tài liệu trước năm 1975. Còn Bộ Nội vụ nói là chuyển tài liệu sang VKSND Tối cao là nói vậy, chứ chỉ là gặp nhau, trao đổi giữa các điều tra viên và kiểm sát viên thôi, chưa có công văn chính thức, báo cáo chưa rõ. Tôi cũng nói thẳng là ngay lúc đó trong Bộ Nội vụ ý kiến cũng không thống nhất.
- Lúc đó Thủ tướng Võ Văn Kiệt có ý kiến gì với VKSND Tối cao không?
- Thủ tướng không chỉ đạo gì. Sau này tôi mới biết là Thủ tướng nhận được báo cáo của tình báo quân đội, và Thủ tướng đã chuyển hồ sơ, cùng ý kiến chỉ đạo cho Bộ Nội vụ làm. Tôi cũng không hiểu sao văn bản của Bộ Nội vụ báo cáo mà Thủ tướng không nhận được.
- Ông có tin ông Chiến không khi giao công việc này?
- Bên tôi lúc đó có mấy phó. Tin anh em chứ và không nghi ngờ gì cả. Lúc đó anh Chiến mới về và để chứng tỏ thì phải làm việc hết mình chứ.
- Thế bây giờ ông nghĩ sao về ông Chiến?
- Tôi bất ngờ nhất về chuyện tài sản. Anh Chiến có mấy chục ha ở Quảng Ninh tôi không biết. Còn chuyện mua đất ở An Dương, anh ấy có nói với tôi tiền mua là do bán nhà cũ.
- Lúc đó ông có quen biết Thuyết “buôn vua” không?
- Tôi có biết nhưng chỉ là giao tiếp bình thường ngoài xã hội. Anh là người lúc nào cũng bóng mượt. Tôi không hiểu lắm về con người này.
- Ông có biết ông Chiến có quan hệ với Thuyết không?
- Tôi có biết anh Chiến và Thuyết có quan hệ với nhau qua một người bên VKSND Hà Nội.
- Ông nghĩ sao về dư luận là Thuyết chạy án cho Năm Cam?
- Tôi không biết và cũng không nghi ngờ gì. Nếu biết chuyện chạy án thì tôi ngăn chặn ngay. Còn quan hệ giữa anh Chiến, Thuyết và Năm Cam thế nào tôi không rõ. Ông Chiến có ăn tiền không, có chạy án không, lấy tiền ở đâu để mua đất, mua nhà tôi không biết. Cứ để cơ quan điều tra làm việc. Tôi nghĩ cứ đưa vụ án ra xử đi, ai sai người đó phải chịu trách nhiệm, dù ở bất cứ cấp nào.
- Ông nghĩ sao về quan hệ giữa Bộ Nội vụ và VKSND Tối cao hồi đó?
- Thường thì các vụ án lớn, hai bên đều có trao đổi, và tôi nghĩ không có gì “vênh” nhau cả. Tôi nói thậm chí là thống nhất, bởi hai cơ quan này đều chung sự lãnh đạo của Đảng. Tất nhiên ở mỗi trường hợp cụ thể, mỗi cơ quan đều có quan điểm riêng của mình, và đều phải tuân theo pháp
              Phạm Sĩ Chiến trong vụ Năm Cam, là vâyh; còn hiên nay, trong vụ Dương Chí Dũng, tướng Ngọ sẽ đối phó, sẽ được điều tra, xác minh, xử lý ra sao? Luật sư Trương Sỏi có bàiddawng tren quechoa: “Dễ mà khó, khó mà dễ!”, như sau:
.           Phiên tòa 7/1/2014, Dương Chí Dũng khai Phạm Quý Ngọ là người đã mật báo cho Dũng bỏ trốn và Dũng đã đưa cho Ngọ hơn 500 ngàn USD ….Trả lời các báo Ngọ phủ nhận tất cả, đại ý “Dũng khai là chuyện của Dũng, vấn đề là phải có chứng cứ chứng minh về việc này. Tôi không biết, không liên quan. Chấm hết”. Sau đó Tòa đã khởi tố vụ án này để tiếp tục xử lý. Dư luân sướng rêm nhưng ….không dễ à nha (?)
“Không dễ” là vì  ngay khi bị bắt,  Dũng đã khai ra Ngọ. Nhưng sau đó, Dũng được hướng dẫn phải đổi lời khai, thậm chí có đơn xin lỗi Ngọ. Theo Dũng, Dũng buộc phải làm như vậy vì lời hứa sẽ được “ giải cứu thần chết” nhưng  kết quả vẫn bị tử hình. Nay đành phải huỵch toẹt .
Với diễn biến này, dễ dàng suy ra ván cờ “Dũng - Ngọ”đang ở thế giằng co. Nếu Dũng thắng thế ( lời tố cáo là đúng) , thì cơ quan chức năng đã “bóp mũi” Ngọ lâu rồi. Đâu cần chờ đến hôm nay ? Rất có thể thời điểm đó, thế cờ Ngọ đang thắng nên ….Nay mượn dư luận ồn ào, “gió sẽ đổi chiều” chăng?  Kết quả đành phải chờ, nhưng khả năng thế cờ tàn ….và tỉ số hòa cả làng là rất cao. ( Trong thực tế, khởi tố và sau đó “đình chỉ” là chuyện thường ngày ở huyện của VN).
Trở lại câu chuyện “phủ nhận” của Ngọ. OK, quả không sai, vậy mới xứng là “thứ trưởng”, bởi hơn ai hết Ngọ hiểu rằng “làm quái gì có chứng cứ, phen này thì đã làm gì được nhau ? Không biên nhận giao tiền, không nhân chứng? Không hình ảnh, không video, không ghi âm? Không danh sách  điện thoại thể hiện hai người gọi cho nhau?....Tất cả đều không .Botay.com thôi ?!
Xin thưa, vẫn có cách, cuộc đời không thể giản đơn như thế. Vấn đề là các “sếp trên”có quyết liệt hay không?
 Hãy truy lùng ngay về tất cả số tài sản của Ngọ và người thân  đang có (vợ , con, cha, mẹ, anh chị em, bà con thân thích, bạn bè tâm giao…. ) Sau khi xác minh được số tài sản đó do ai đang nắm giữ, buộc họ chứng minh nguồn gốc số tiền ở đâu ra ? Nếu Ngọ đứng tên số tài sản đó ( không lẻ ngu đến thế sao? ) thì sau khi “cân – đo- đong –đếm” mức lương của thứ trưởng thì đến vài kiếp sau Ngọ mới đủ số tiền đó. Nếu người thân đứng tên thì cũng phương pháp tương tự, đặc biết chú ý thời điểm  phát sinh số tiền khổng lồ đó có trùng với thời điểm Dũng đưa cho Ngọ ? 
Giả sử, những người đang giữ giùm số tiền trên ngoan cố không khai của Ngọ. Họ nói rằng, do trúng số , hoặc lượm được. OK, cũng có thể, nhưng nếu trúng số thì phải có chứng từ của công ty trả thưởng, làm sao có ? Còn lượm được thì theo luật, buộc họ phải thông báo với chính quyền địa phương, để trả lại cho người mất, họ có làm động thái này không ? Nếu không thì xử lý hình sự luôn về tội “chiếm giữ tài sản trái phép” ( Điều 141 Bộ luật hình sự) Truy một hồi thì sẽ ra hết thôi.
Chuyện khó mà dễ, dễ mà khó. Phải vậy không ?
BVB-TS
------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét