Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2014

'Tiếng nói' EMAIL - 70


From: Tô Văn Trườngtovantruong1948@yahoo.com
Dear All
          Quê tôi (Thái Bình) truyền thống cách mạng trong kháng chiến , thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, nông dân chân chất, yêu nước nhưng khi cần thiết họ biết nổi dậy chống quan chức tham nhũng như vụ Quỳnh Phụ năm 1997 làm rung động cả xã hội.
             Nhiều vị Danh tướng nổi tiếng làm rạng danh quê hương như Trần Độ, Hoàng Văn Thái, Đào Đình Luyện, Vũ Ngọc  Nhạ, Tô Thuận  vv…Trớ trêu, bây giờ lại “ló ra” vị thượng tướng tai tiếng Phạm Quý Ngọ! Khi tòa chưa xử , chưa có thể nói là có tội nhưng với người dân dù có biện minh thế nào đi nữa thì cũng “thân bại, danh liệt”!
Ung nhọt chín thì vỡ,  đâu chỉ mình Phạm Quý Ngọ! Đất nước ta đang lặn ngụp xuống đáy giếng hẹp, không biết rồi sẽ ra sao giữa “NÓI VÀ LÀM” của những ông “đồ rau”!
             Trầm ngâm , nhớ lại những lần gặp mặt trực tiếp  thảo luận với Thủ tướng Võ Văn Kiệt nghe ông cay đắng tâm sự về thất bại đau đớn của mình (suy nghĩ đúng nhưng cách làm chưa thích hợp) điển hình như bức thư gửi Bộ Chính trị ngày 9/8/1995 lại thấy đau nhói! Ông kể thảo luận, nhiều lần, rồi giao cho trợ lý Nguyễn Trung chấp bút bức thư lịch sử nói trên…Một số người chuyển nhau đọc cũng bị vào tù vì tội đọc thư “Mật”!?  Chủ nhân và người chấp bút bị phiền toái, phản đòn của lực lượng bảo thủ “ý thức hệ” là điều dễ hiểu. Ông Sáu Dân thương và quý trọng người trợ lý ông coi như sỹ phu Bắc Hà có tư tưởng đi trước thời đại nhưng cũng đành bất lực! Nghe ông Sáu kể , Anh Nguyễn Trung chủ động viết đơn từ chức, không cần Thủ tướng phê duyệt, dọn đồ về nhà đúng là hành động của kẻ sỹ.   
             Nhìn về lãnh đạo thời nay, chuyên gia Vũ Quang Việt đánh giá rất thẳng thắn:
        /On Thursday, 9 January 2014, 6:00, Viet vu quang <viet.vuquang@gmail.com> wrote:
“Cần phải tích cực là điều tôi đồng ý với anh. Tôi không thích chỉ phê bình. Trong phê bình của tôi là những đề nghị hết sức cụ thể, có thể thực hiện. Tôi nghĩ anh cũng vậy. Thật ra những người lãnh đạo hiện nay hoặc quá tự tin, mà lại ngu nên không dám dùng người (như NTD) hoặc quá bảo thủ vô tích sự (như ông Tổng) nên cũng không  dám dùng đám chuyên gia có khả năng. Chính vì vậy mà nhiều người đã bị gạt ra bên lề, không chỉ ngoài nước mà cả trong nước. Họ còn góp ý cũng là vì họ còn có lòng.” 
Việt./
 ------------------/
Hôm nay, lại mới nhận được mail của anh Trần Đức Nguyên (cựụ Trưởng ban nghiên cứu của Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải) . Mạn phép Anh Nguyên xin chuyển tiếp để anh chị và các bạn tham khảo
Tô Văn Trường
On Saturday, 11 January 2014, 9:48, Nguyen Tran Duc <nguyen4gai@gmail.com> wrote:
Tôi mới nhận được bài này,  xin  chuyển ngay tới anh . (Trần Đức Nguyên)
2014: CẶP “SONG SINH” CỦA THỦ TƯỚNG CHÀO ĐỜI?
Đinh Minh Đạo
            Đọc “Thông điệp năm mới của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”, thật khó có thể tin được ông là người đã ký các văn bản :
– Quyết định 97/2009- QĐ- Ttg, (*) trong đó quy định không được công bố các phản biện công khai với danh nghĩa hoặc gắn với danh nghĩa của tổ chức khoa học và công nghệ. Quy định này đã buộc Viện nghiên cứu phát triển IDS, một tổ chức thinh – tank đầu tiên ở Việt Nam tự giải thể để phản đối.
– Nghị định 136/2006/NĐ-CP, ký ngày 14-11-2006, cấm khiếu nại tập thể. Thực chất là tạo điều kiện, bảo vệ các quan chức bất lương, các nhóm lợi ích cướp đất đai, nhà cửa…. của người dân ở những khu vực đông dân, vô niệu hóa truyền thống đoàn kết giúp đỡ nhau, đấu tranh chống lại những sai trái của các quan chức và hệ thống luật pháp của nhân dân.
– Nghị định 72/2013/ND-CP, trong đó cấm các hành vi lưu truyền thông tin trên mạng. Đây là một quy định quá sai ngược với thế giới văn minh trong thời đại thông tin toàn cầu. …….
Không phải tôi không có lòng tin vào sự thay đổi quan điểm chính trị hay chuẩn mực đạo đức của  con người. Thế giới có những thí dụ thật sống động về sự thay đổi này. Ông Thein Sein, người đứng đầu một thể chế độc tài quân sự khét tiếng Miến Điện, nay đã chấp nhận sự tồn tại hợp pháp của các đảng đối lập, cho báo chí tự do, thả hết tù nhân chính trị. Ông Mikhail Gorbachev tổng bí thư Đảng Cộng Sản Liên Xô, bỏ „nửa đời người cho lý tưởng cộng sản”, sau thấy Đảng toàn „tuyên truyền và dối trá” đã dũng cảm cải tổ Đảng, hủy bỏ sự kìm giữ đối vớí các quốc gia cộng sản „anh em”, tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc cách mạng dân chủ ở đông Âu thành công. Ông Aleksandr Kwasniewski, ủy viên bộ chính trị Đảng Công Nhân Thống Nhất (đảng cộng sản) Ba Lan, đã thuyết phục các đồng chí của mình ngồi vào bàn thương lượng với Công Đoàn Đoàn Kết trong Hội Nghị Bàn Tròn. Sau khi giải thể đảng cộng sản, đã đứng ra thành lập đảng mới theo tiêu chí dân chủ, làm chủ tịch đảng. Ông đã ra ứng cử tổng thống, đối đầu và chiến thắng đối thủ  là tổng thống đương nhiệm, người thợ điện huyền thoại của Công Đoàn Đoàn Kết Lech Walesa. Ông đã thắng qua bầu cử trực tiếp của cử tri toàn quốc, làm tổng thống hai nhiệm kỳ liên tiếp.
Còn ông thủ tướng của chúng ta cho đến nay vẫn là một ẩn số. Ngoài những quyết định phản dân chủ mà ông đã ký trên đây, ông cũng đã có những phát biểu thu hút sự chú ý của dư luận. Trong kỳ họp quốc hội cuối năm 2011, ông đã tuyên bố về chủ quyền biển đảo của Việt Nam và công khai tuyên bố cần sớm có luật biểu tình. Cho đền nay, những người yêu nước, phản đối hành động xâm lược của Trung Quốc vẫn bị đàn áp, còn luật biểu tình thì lặn mất tăm.
Trong thông điệp đầu năm lần này, ông đã làm nhiều người bất ngờ. Ngoài một  phần nội dung giống như thường thấy ở các nghị quyết của Đảng, ông đã giành phần đáng kể nói về dân chủ. Ông nhắc lại lời cụ Hồ: „Nước ta là một nước dân chủ, mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân”, rồi „dân chủ cũng là xu thế khách quan trong tiến trình phát triển của xã   hội loài người”. Ông đã không nói một càch trơ trẽn, điêu ngoa như các đồng chí của ông, rằng „ chế độ XHCN dân chủ gấp vạn lần chế độ tư bản chủ nghĩa”, ông nói: „ chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng phải ưu việt hơn về dân chủ và Đảng ta phải nắm chắc ngọn cờ dân chủ”. Sắp tới,Đảng ta, trong đó ông là người đề xướng sẽ phất ngọn cờ dân chủ như thế nào? Thả các tù nhân chính trị hay bắt bỏ tù thêm những người chỉ phát biểu những quan điểm của mình một cách ôn hòa? Thực hiện bầu cử tự do hay tiếp tục „Đảng cử dân bầu”? Báo chí được tự do hay hơn 600 tờ báo vẫn chỉ có một tổng biên tập? Công dân được lập hội, đoàn độc lập hay vẫn bị cấm đoán, bắt bớ, tù đầy?
 Thật quá ấn tượng khi đọc đến đoạn: „Dân chủ và nhà nước pháp quyền là cặp „song sinh” trong một thể chế chính trị hiện đại.” Tôi chưa thấy ai có được cách ví von sinh động và đầy biểu tượng đến vậy. Phải là một tín đồ kỳ  cựu của dân chủ và nhà nước pháp quyền, phải là người biết rõ xã hội đang mong mỏi đến cháy bỏng có một nhà nước pháp quyền, mới có được sự đúc kết đến hoàn chỉnh như vậy(!)
Vẫn biết, thông điệp đầu năm của các nhà chính trị, nhất là những nhà chính trị cộng sản chỉ như  „tát nước theo mưa”. Trong cái hương vị ngây ngất của rượu champagnes và màu sắc lung linh của pháo hoa đón mừng năm mới, có ai đó đọc hoặc nghe họ nói cũng dễ dàng gật gù phụ họa với họ. Họ có thể thực lòng, họ có thể chỉ để mị dân, họ có thể muốn  gây thanh thế để tranh chấp quyền lực trong nội bộ.
Nhưng dù sao cũng hy vọng, ngài thủ tướng với diện mạo còn rất trẻ trung, khỏe mạnh sẽ cho chào đời cặp „song sinh” khỏe mạnh, lành lặn, chứ không phải cặp „song sinh” quái thai   trong năm nay 2014.
Warszawa 07-01-2014
--------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét