Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

LỜI CUỐI VÀ 4 CÂU THƠ của Dương Chí Dũng


(ĐTCK) Sau 3 ngày xét xử, chiều 14/12, lúc 17h, các bị cáo đã nói lời cuối cùng trước khi HĐXX vào nghị án.
            Ngày xét xử thứ 3 kết thúc vào lúc 17h30 và HĐXX sẽ tuyên án vào lúc 14 ngày 16/12 tới đây.
Bị cáo Dương Chí Dũng: “Do nhận thức là việc đầu tư đã được Bộ (Bộ Giao thông và Vận tải - PV) và Chính phủ đồng ý đầu tư và ụ nổi không phải tàu dẫn đến phê duyệt đầu tư như vậy. Quá trình làm việc có sai sót, bị cáo cũng thấy có phần trách nhiệm ở đây. Mặc dù giao cấp dưới, nhưng không kiểm tra đôn đốc sát sao
Về tham ô, thực sự không thỏa thuận, không biết khoản tiền đó, không chỉ đạo, không nhận đồng nào từ anh Sơn. Đây là oan cho bị cáo. Mong ĐHXX xem xét kỹ lưỡng
Bị cáo sinh ra trong gia đình cách mạng, bị cáo cũng phấn đấu trong sự nghiệp của gia đình, có hai bằng đại học, là Tiến sỹ kinh tế, là đại biểu dự Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ 11...
Năm 2007, với cương vị Chủ tịch HĐQT để xảy ra vụ việc sai phạm, thật sự bị cáo hối hận. Không biết nói gì hơn, thật lòng xin lỗi Đảng, Nhà nước, Quốc hội và toàn thể nhân dân, cán bộ ngành hàng hải vì để xảy ra sai lầm này. Bị cáo hối hận.
Mong mọi người hiểu rằng, tấm lòng của bị cáo, không vì cái gì, mà vì năng nổ nhiệt huyết, vì nhu cầu sửa chữa lúc đó rất lớn, nên muốn làm dự án để mở rộng dịch vụ sửa chữa, có lợi hơn, vì Vinashin chỉ đóng mới mà không sửa chữa. Đáng tiếc là thị trường quốc tế khủng hoảng.
Trước năm 2008, lợi nhuận ngành hàng hải rất cao, nhưng sau đó giảm giá mạnh, cước vận chuyển thì từ 100 USD chỉ còn hơn 10 USD. Đầu tư lại kéo dài mất 2 năm rưỡi, đến khi xong thì đúng thời điểm kinh tế suy thoái. Là sai lầm khuyết điểm, nhưng tấm lòng không tham lam, không vì cá nhân đóng góp cho ngành hàng hải”.
Nói xong, ông Dũng tranh thủ đọc 4 câu thơ về ngành hàng hải Việt Nam:
"Hai tám năm qua lại trở về
Với người hàng hải nặng nề năm xưa
Dưới cờ Đảng nguyện cùng đưa
Con tàu hàng hải đến bờ vinh quang"
Cuối cùng, Dương Chí Dũng mong HĐXX minh xét tránh oan cho mình.
            Bị cáo Mai Văn Phúc: Đề nghị HĐXX xem xét các căn cứ mà kết tội bị cáo. Thanh toán 8,1 triệu USD, thì Ngân hàng Citibank đã giải thích rất rõ là đã làm đúng. Bị cáo dựa hoàn toàn vào văn bản cơ quan tham mưu.
Hai yếu tố kết tội tham ô là gặp anh Goh một lần duy nhất chỉ khoảng vài phút không bàn bạc gì. Từ khi tiếp nhận dự án đến khi kết thúc không có lần nào gặp ông Goh và không nhớ mặt ông ta.
Còn lời khai bị cáo Sơn và người thân của bị cáo Sơn thì luật sư đã nói, đề nghị HĐXX xem xét và xác minh ai là người tham gia hợp đồng 7/7/2007 thỏa thuận việc ăn chia. Việc xác minh rất dễ.  
Nếu bị cáo đúng là nhận tiền thì có xử nặng gấp 5 bị cáo cũng chịu
            Bị cáo Trần Hữu Sơn: Đề nghị xem xét giảm án vì thành khẩn khai báo.
Bị cáo Trần Hữu Chiều: Về việc Viện kiểm sát nói là ụ nổi hôi thối, tôi xin giải thích là ụ nổi dưới biển, hà bám vào, nên khi tàu nổi thì bốc mùi hôi thối, chứ không phải do ụ nổi gây ô nhiễm môi trường.
Về cố ý làm trái thì không ai muốn làm, để đến cuối đời rồi mà phải đứng trước vành móng ngựa, không còn cơ hội về với gia đình, sức khỏe thì kém. Khi thực hiện dự án không có động cơ vụ lợi gì, nhưng quá trình có ảnh hưởng chủ quan, khách quan cũng có. Mong xem xét mức án thấp nhất để có cơ hội về với gia đình.
Về hành vi tham ô, số tiền 340 triệu tôi nhận là sau khi mua bán ụ nổi đến 8 tháng, tôi có hỏi vay tiền 1 tỷ đồng và anh Sơn đưa tôi 340 triệu đồng tại nhà và bảo trước mắt có ngần này thôi. Sau chuyển tiếp 2 – 3 lần qua tài khoản được 1,34 tỷ đồng. Tôi bảo thôi đủ rồi, anh Sơn bảo là số tiền 340 triệu đồng đưa ở nhà là để bồi dưỡng.
Đề nghị xem xét miễn trách nhiệm hình sự với hành vi tham ô.
            Bị cáo Mai Văn Khang: Xin kêu oan với HĐXX chỉ vì chữ ký nháy vào báo cáo khảo sát mà báo cáo đó không phải căn cứ để mua ụ nổi để bây giờ bị truy tố với mức án không thể tưởng tượng được. Đề nghị HĐXX xem xét tách bạch việc ký nháy với các hành vi cáo trạng buộc tội...
Bị cáo Bùi Thị Bích Loan đã khóc và trình bày: Tôi có bệnh hiểm nghèo và chồng đã chết. Mong HĐXX xem xét được hưởng mức án thấp nhất để được trở về với con gái duy nhất.
Bị cáo Lê Văn Dương, nhân viên đăng kiểm, bị cáo Huỳnh Hữu Đức, Lê Ngọc Triện, Lê Văn Lừng đều đề nghị HĐXX xem xét các vấn đề mà luật
                                        *         *         *
Ụ nổi 83M tiêu tốn 525 tỷ đồng chứ không phải 366 tỷ đồng
Tiếp tục phần đối đáp, với hành vi của 3 bị cáo là công chức hải quan gồm Huỳnh Hữu Đức, Lê Ngọc Triện, Lê Văn Lừng, đại diện Viện Kiểm sát khẳng định 3 công chức hải quan không làm đúng chức trách nhiệm vụ của mình. Chức năng quan trọng nhất là lính canh ngăn cản các loại sản phẩm hàng hóa không đủ chất lượng không đảm bảo các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế xâm nhập vào Việt Nam. Chứ cứ để nhập những thứ không dùng được vào Việt Nam.
Các luật sư lập luận rằng máy tính ra kết quả chứ không phải do nhân viên hải quan. Nhưng các luật sư quên rằng để máy tính ra kết quả thì phải nhập thông tin như thế nào, cái này do con người nhập vào. Nhập dữ liệu sai thì kết quả sai, nhập đúng thông số thì sẽ khác.
Đại diện Viện Kiểm sát nhắc lại phần trả lời của đại diện Vinalines ngày hôm qua, vị đại diện này đã không dám trả lời tài sản ụ nổi đang ra làm sao, còn giá trị như thế nào, mất của Nhà nước bao nhiêu tiền ? Không dám trả lời.
"Từ năm 2008 đến nay là 5 năm, tính ra là tốn 525 tỷ đồng đến thời điểm khởi tố chứ không phải là 366 tỷ thiệt hại gây lên do hành vi phạm tội như trong cáo trạng. Đến giờ đương nhiên là còn phải tăng nữa. Cứ mỗi tháng đã mất 1 tỷ đồng để lưu giữ ụ. Vinalines bảo là không biết thiệt hại là bao nhiêu, không biết đang ở đâu, nơi đang giữ ụ nổi cũng nói không chính xác. Nếu cứ quản lý kiểu đó thì Nhà nước còn thiệt hại nữa".
Vị đại diện còn lại của cơ quan công tố khẳng định số tiền 1,666 triệu USD là của Vinalines. Tiền đó từ Vinalines qua Công ty AP, được Golden Sucess chỉ định chuyển về Công ty Phú Hà. Tiền đó từ Vinalines rồi lại quay lại Việt Nam, thế tại sao lại không biết tiền thuộc về ai? Hơn nữa, quá trình chuyển tiền và phù hợp lời khai của Trần Thị Hải Hà, Trần Hải Sơn, Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc… tại cơ quan điều tra.
Đại diện Viện Kiểm sát khẳng định, có đủ cơ sở lời khai của Sơn là đúng, trung thực, khách quan về việc có số tiền 28 tỷ của Nhà nước bị chiếm đoạt. Lời khai của người liên quan và tài liệu thu thập tại Công ty Phú Hà cho thấy có việc rút tiền. Dương Chí Dũng còn trình bày nhiều lý lẽ khác nhưng qua việc Dương Chí Dũng mua căn hộ ở 88 Láng Hạ 275.200 USD và căn hộ ở Pacific là 238.000 USD, đây là số tiền lớn quá mức bình thường so với công chức.

Có Cố ý làm trái và có Tham ô
Trước đó, đại diện cơ quan công tố cũng đã đưa ra quan điểm để phản bác lại luận cứ các luật sư đưa ra trong phần bào chữa cho bị cáo Dương Chí Dũng chiều hôm qua và các bị cáo khác vào sáng nay.
Các luật sư cho rằng tiền đầu tư không phải tiền của Nhà nước mà là vốn vay ngân hàng. Đại diện Viện kiểm sát lập luận Vinalines là đơn vị 100% vốn nhà nước, như vậy khi vay vốn của ngân hàng thì người chịu cuối cùng vẫn là Nhà nước. Đặt giả thiết Vinalintes vay mà không trả nợ được thì ai trả? Có phỉa là Nhà nước phải trả không? Nếu sử dụng không hiệu qủa thâm hụt thua lỗ thì đương nhiên Nhà nước phải gánh.
Bị cáo Dũng là Chủ tịch HĐQT thì phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng vốn Nhà nước tại Vinalines.
Nếu luật sư cho rằng vốn ngân sách chỉ là vốn quản lý qua Kho bạc là nhầm. Vị kiểm sát đã dẫn ra các quy định về vốn đầu tư Nhà nước, mà cụ thể là vốn ở các doanh nghiệp, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh và vốn đầu tư khác của Nhà nước…
“Tôi khẳng định khi Vinalines vay tiền, đã được ngân hàng giải ngân thì phải coi đó là tài sản của Nhà nước và có nghĩa vụ trách nhiệm quản lý như vốn Nhà nước”, đại diện viện kiểm sát nhấn mạnh.
Dương Chí Dũng là đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại Vinalines thì Dũng phải quản lý, giám sát hoạt động của Ban Giám đốc với mọi tài sản của Công ty không thể nói không phải là người quản lý trực tiếp quản lý tài sản của Công ty.
Dương Chí Dũng đã ký văn bản đề nghị Bộ Giao thông Vận tải cập nhật quy hoạch và trình Thủ tướng. Khi chưa có bổ sung, chưa có hồ sơ đầu tư theo quy định pháp luật, nhưng Dương Chí Dũng đã ký phê duyệt dự án và sau đó Mai Xuân Phúc đã ký quyết định triển khai. Trong khi đáng lẽ phải lập dự án đầu tư nhà máy, có kết luận thì mới được triển khai đầu tư.
Ngày 27/7/2007, Mai Văn Phúc ký quyết định thành lập đoàn khảo sát đi khảo sát và kết quả báo cáo là tình trạng ụ nổi xấu nhưng vẫn chỉ đạo lập báo cáo khảo sát sai sự thật và sau đó Phúc ký tiến hành giao dịch mua ụ nổi 83M.
Theo đại diện Viện Kiểm sát, hai ngày qua các luật sư nêu nhiều câu hỏi ụ nổi có phải là tàu? tàu biển và ụ nổi khác nhau thế nào? nhưng vấn đề ở đây là góc độ quản lý Nhà nước, Nhà nước qua cơ quan chuyên môn quản lý các tài sản trên đất nước bằng quy định. Không nên nói nhiều ụ nổi 83M là tàu biển hay ụ nổi, vấn đề là Nhà nước quy định quản lý như thế nào? một tài sản hàng triệu USD vào Việt Nammà không có quy định nào quản lý?

Đại diện Viện Kiểm sát cho biết: phải có các quy định quản lý, Nhà nước quản lý bằng hệ thống quy phạm pháp luật và cơ quan chuyên môn, bằng Luật Hàng hải, và văn bản dưới luật theo đó xác định ụ nổi đưa vào quản lý theo quy phạm tàu biển. Không chỉ thế, thực tế trên hồ sơ trình của bị cáo đến thủ tục thanh toán đều thể hiện ụ nổi là tàu biển. Cụ thể dòng chữ: “ụ nổi sau đây gọi là con tàu” xuất hiện trong rất nhiều văn bản trong quá trình giao dịch mua ụ nổi.
--------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét