Sáng 27.12, giám đốc và kế toán Trung tâm Cứu trợ trẻ em khuyết tật tỉnh Hà Giang đã bị bắt giam liên quan vụ ăn chặn tiền của trẻ em khuyết tật.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Giang đã quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ba tháng đối với hai đối tượng Phạm Ngọc Thành (sinh năm 1966), Giám đốc và Nguyễn Thị Lan Anh (sinh năm 1976), Kế toán Trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật tỉnh Hà Giang (đơn vị trực thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Giang).Đồng thời, Cơ quan Cảnh sát điều tra cũng đã tiến hành khám xét khẩn cấp nơi ở của hai đối tượng Thành và Lan Anh; khám xét phòng làm việc tại cơ quan Trung tâm cứu trẻ em tàn tật tỉnh, trước sự chứng kiến của các cơ quan chức năng.
Trước đó, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Hà Giang đã tiến hành điều tra tại Trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật tỉnh Hà Giang.
Kết quả điều tra ban đầu, chỉ trong hai năm 2012 và 2013, đối tượng Phạm Ngọc Thành, Giám đốc Trung tâm; Nguyễn Thị Lan Anh, Kế toán và Trịnh Thu Hương, thủ quỹ đã ăn bớt tiền hỗ trợ trẻ khuyết tật trong quá trình khám sàng lọc tại các huyện trong tỉnh, từ vài chục nghìn đến 100.000 đồng/trẻ.
Cũng trong năm 2012, khi mua thiết bị, các đối tượng Phạm Ngọc Thành cùng Nguyễn Thị Lan Anh đã nâng khống giá trị các trang thiết bị y tế để chiếm hưởng số tiền 31.120.000 đồng.
Từ việc làm sai theo quy định, các đối tượng đã chiếm dụng số tiền 181.950.000 đồng.
Đáng lưu ý là trước đó, ông Lý Quang Thái, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Giang từng đề nghị không xử lý hình sự vụ việc này và được các cơ quan tố tụng địa phương nhất trí với lý do nhằm “góp phần ổn định chính trị tại địa phương, không gây ảnh hưởng đến công tác vận động các nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho trẻ khuyết tật trên địa bàn tỉnh Hà Giang" - Văn bản số 07/CQĐT (PC 46) do ông Hầu A Lý, Phó giám đốc Công an tỉnh Hà Giang, ký trả lời giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Giang.
Việc này đã gây bức xúc trong nhân dân và ngày 20.12, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang kiểm tra, chỉ đạo cơ quan chức năng làm rõ để xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, đồng thời chỉ đạo kiểm điểm giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cá nhân có liên quan, báo cáo Thủ tướng.
(Theo tầm Nhìn)
--------------
*** THAM KHẢO (Tư liệu liẻn quan)
ĐẢ THẢO KINH XÀ (打草驚蛇) Đánh cỏ động rắn, tấn công vào xung quanh kẻ địch khiến chúng hoảng sợ mà lộ diện Kế “Đả Thảo Kinh Xà” phát xuất tư một điển tích sau: Vào đời nhà Đường có một quan huyện tên Vương Lỗ, một tham quan, thường quen hối lộ, vơ vét của dân. Thân nhân, bộ hạ của y cũng dựa vào thế lực để ăn có, làm trăm họ điêu linh. Một hôm Vương Lỗ nghe tin triều đình sai người xuống thanh tra, tìm hiểu dân tình và giải quyết những oan ức. Quan ngày đêm lo lắng, vì hàng ngàn lá đơn thưa kiện thuộc hạ hối lộ, hiếp đáp dân lành. Trong cơn hoảng loạn, Vương Lỗ đã phê trên một lá đơn: “Ngữ tuy đả thảo, ngô dĩ kinh xà”, nghĩa là “Các ngươi tuy mới đập cỏ, ta đây đã sợ như rắn bị kinh động”. Người đời sau dựa vào câu nói nầy và đơn giản thành bốn chữ “Đả thảo kinh xà”. Có một cậu bé mười lăm tuổi, rất thông minh và nhân hậu, bố mẹ đều qua đời, ở nhờ nhà người chú. Người chú nầy không con nối dõi nên coi nó như con ruột. Một hôm người chú ngồi ủ rủ, mặt mày buồn hiu, nó hỏi vì cớ gì, chú thành thật trả lời: “Chú không có con nối dõi, muốn cưới vợ hai mà thím của cháu ngăn cản hoài, bực quá!”. Cậu bé ngẫm nghĩ một hồi, rồi nói: “Chú đừng quá lo buồn, cháu sẽ có cách giúp chú. Cháu sẽ làm cho thím chịu để chú cưới vợ hai”. Người chú không tin, chỉ biết cười buồn và cảm ơn sự quan tâm của cháu. Một hôm sau khi hai vợ chồng cãi lộn về chuyện đó, người chú bỏ ra ngoài. Ở nhà cơm nước xong, cậu bé lấy thước đo đi đo lại nhà cửa, đất đai. Bà thím thấy vậy, tò mò hỏi: “Mầy làm gì vậy?”. “Cháu đo đất, đo nhà”. Nó hờ hững đáp, và cứ tiếp tục làm. Bà thím bực mình, gắt: “Nhà đất của tao, sao mầy đo?”. Lúc bấy giờ nó mới trịnh trọng thưa: “Dạ thưa thím, cháu chuẩn bị sẵn từ bây giờ, vì chú thím không có con nối dõi, mai sau khi chú thím qua đời, tài sản nầy cháu ắt sẽ hưởng. Cho nên cháu đo sẵn, chuẩn bị sửa chữa về sau”. Bà thím nghe xong, tâm hồn hoảng sợ, buồn bực, vì sau khi mình chết, tất cả tài sản sẽ thuộc về tay người ngoài. Nửa đêm hôm đó, bà kêu chồng ngồi dậy bàn chuyện cưới vợ hai để có con nối dõi tông đường. Trong Cờ Tướng, “Đả Thảo Kinh Xà” là một diệu kế thường được áp dụng để dụ địch, thường có hai tình hống sau đây: - Làm cho đối phương dẫn “xà” ra khỏi chỗ an toàn, tập trung tiêu diệt. - làm kinh động để “xà” chạy trốn, thừa cơ phục kích Như ván cờ sau đây giữa Vu Hồng Mộc và Trần Kỳ vào năm 1978. Đến nước thứ 23, hai bên đối công mãnh liệt. Trong hình ta thấy Đen đang chiếm ưu, Trắng ở thế lâm nguy. Nhưng theo thực chiến, Trắng đã xử dụng kế Đả Thảo Kinh Xà, hiến Xa, thí Mã, cuối cùng lại thắng.
24. Xa 4 tấn 2! Pháo 8 tấn 3 Trắng tấn Xa vừa đuổi Xa vừa uy hiếp Pháo, nước cờ “đả thảo” rất can đảm, khiến con rắn hổ ẩn núp ở lộ 4 kinh hoàng, dù chạy đường nào cũng không thoát khỏi vận nguy. Vì nếu ăn Xa thì Xa Trắng 7 bình 8, giết Tướng. 25. Tượng 3 tấn 1 Xa 4 thoái 4 26. Xa 7 bình 9 Tượng 7 tấn 5 27. Tướng 5 bình 4 Chốt 7 bình 6 Trắng xuất Tướng trợ công, Đen bốn bề nguy ngập 28. Xa 4 thoái 1 Sĩ 5 tấn 6 29. Xa 9 tấn 3 Tướng 5 tấn 1 30. Xa 9 thoái 1 Tướng 5 thoái 1 31. Pháo 5 tấn 5! Xa 8 tấn 1 Nước Pháo đánh Tượng giữa, rất hay! 32. Xa 4 bình 8 (Trắng thắng)
24. Xa 4 tấn 2! Pháo 8 tấn 3 Trắng tấn Xa vừa đuổi Xa vừa uy hiếp Pháo, nước cờ “đả thảo” rất can đảm, khiến con rắn hổ ẩn núp ở lộ 4 kinh hoàng, dù chạy đường nào cũng không thoát khỏi vận nguy. Vì nếu ăn Xa thì Xa Trắng 7 bình 8, giết Tướng. 25. Tượng 3 tấn 1 Xa 4 thoái 4 26. Xa 7 bình 9 Tượng 7 tấn 5 27. Tướng 5 bình 4 Chốt 7 bình 6 Trắng xuất Tướng trợ công, Đen bốn bề nguy ngập 28. Xa 4 thoái 1 Sĩ 5 tấn 6 29. Xa 9 tấn 3 Tướng 5 tấn 1 30. Xa 9 thoái 1 Tướng 5 thoái 1 31. Pháo 5 tấn 5! Xa 8 tấn 1 Nước Pháo đánh Tượng giữa, rất hay! 32. Xa 4 bình 8 (Trắng thắng)
--------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét