* PGS.TS VŨ TRỌNG KHẢI
Vài lời phi lộ:
Tôi không có ýđịnh viết hồi ký, với một lẽ đơn giản là đời tôi giản đơn! Hơn nữa, việc viết hồi kýđòi hỏi phải biết chính xác ngày giờ, địa điểm, bối cảnh xảy ra sự kiện, có thể “truy xuất” nguồn gốc của chúng, mà điều đó vượt quá khả năng của tôi. Người già sống bằng hoài niệm, những ký ức xưa, vui có, buồn có. Nhưng nay, nhớ lại, nó trở thành niềm vui, sức sống của tuổi già. Do vậy, tôi cũng định khi bước sang tuổi 70, tức là sau ngày 15/04/2014, tôi mới khai bút. Nhưng ngày 27/10/2013, tôi có dịp trở lại HTX Mỹ Thọ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, nơi cách đây hơn 40 năm, chính xác là vào tháng 08/1973, tôi và các thành viên của tổ công tác chỉ đạo xây dựng môhình quản lý mới tại HTX này, đãđến đây và ở lại trong suốt 3 năm liền; Và sự tái ngộ không báo trước này với những người ở địa phương đãdậy lên trong tôi cảm xúc sâu đậm và bất ngờ. Do vậy, sợ để lâu sẽ mất cảm xúc, tôi đãkhai bút sớm. Những câu chuyện của tôi được kể ở đây không theo trật tự thời gian mà theo “qui luật” của cảm xúc.
Vậy thôi, mọi chuyện xảy ra đều ngẫu hứng và giản đơn như chính cuộc đời tôi.
* * *
Câu chuyện thứ nhất
HAI KILOGAM THÓC VÀ BỐN HÀO
Sáng 27/10/2013, tôi và 2 người bạn đồng môn của khoa Kinh tế Nông nghiệp, đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, khóa V (1963 – 1967) – anh Khúc Đình Vạn (sinh 1941) quê ở xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội, cựu Chuyên viên Kinh tế của Bộ Kế hoạch – Đầu tư và anh Phạm Huy Khảo (sinh 1945), quê ở huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, đại tá, cựu Phó tổng biên tập Báo QĐND, rời Hà Nội trên chiếc xe Laser 4 chỗ, mượn của Trường Cán Bộ Quản Lý NN và PTNT 1, qua đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Rẽ để đến HTX Mỹ Thọ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam (trước đây là Nam Hà và Hà Nam Ninh).
Cảnh cũ không còn, người xưa chẳng hay ai còn, ai mất, tôi phải hỏi đường mới đến được ngôi chùa ở Làng Văn Phú, xã Mỹ Thọ, mặc dù nó ở ngay sát đường sắt chạy từ Phủ Lý đến Nam Định. Đến trước cổng chùa, tôi còn đang ngỡ ngàng vì ngôi chùa đã được xây lại khang trang, chưa gặp được ai để hỏi thăm, bổng có một người đàn ông trạc tuổi U60, đi xe đạp ngang qua, hỏi với giọng hơi “hách”: “các ông đi đâu?”. Tôi trả lời: “tôi đến Chùa Văn Phú, nơi cách đây 40 năm, tổ công tác của chúng tôi đã ở đây và làm việc”.
Người đàn ông có vẻ “hạ giọng”: “Bác Thảo?”. - Không! - tôi trả lời. “Bác Khải. Người đàn ông lại nói. “Đúng thế, lúc chúng tôi ở đây, anh bao nhiêu tuổi?" -Tôi hỏi.
- Tôi 17, 18 tuổi.
Tôi lại hỏi:
- Anh tên gì? và làm gì?.
- Tôi là Bằng, trưởng thôn Văn Phú.
"À, ra vậy nên anh ta mới có cái giọng hách dịch lúc ban đầu gặp gỡ - tôi thầm nghĩ.
Tôi hỏi tiếp:
-Anh có nhớ gì về tổ công tác chúng tôi không?.
- Hai cân thóc và bốn hào!
Câu trả lời tức thì, không cần suy nghĩ của người trường thôn 57 – 58 tuổi ấy khiến tôi hết sức ngỡ ngàng và xúc động. Hai người bạn của tôi cũng có phần nào hiểu và xúc động trước câu trả lời ấy. Người ngoài cuộc và các bạn trẻ hôm nay, dù là các chuyên gia giỏi về kinh tế NN và PTNT cũng không dễ gì hiểu được câu trả lời của người đàn ông này khiến tôi ngạc nhiên.
Vốn là thế này:
- Tôi 17, 18 tuổi.
Tôi lại hỏi:
- Anh tên gì? và làm gì?.
- Tôi là Bằng, trưởng thôn Văn Phú.
"À, ra vậy nên anh ta mới có cái giọng hách dịch lúc ban đầu gặp gỡ - tôi thầm nghĩ.
Tôi hỏi tiếp:
-Anh có nhớ gì về tổ công tác chúng tôi không?.
- Hai cân thóc và bốn hào!
Câu trả lời tức thì, không cần suy nghĩ của người trường thôn 57 – 58 tuổi ấy khiến tôi hết sức ngỡ ngàng và xúc động. Hai người bạn của tôi cũng có phần nào hiểu và xúc động trước câu trả lời ấy. Người ngoài cuộc và các bạn trẻ hôm nay, dù là các chuyên gia giỏi về kinh tế NN và PTNT cũng không dễ gì hiểu được câu trả lời của người đàn ông này khiến tôi ngạc nhiên.
Vốn là thế này:
Thời đó, hầu như nông dân ở miền Bắc đều là xã viên HTX, được xây dựng và hoạt động dựa trên chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất và các tư liệu sản xuất cơ bản, như trâu bò cày kéo, với cái cày “51” và bừa chữ “Nhi”, cào cỏ 64A. Xã viên đi làm ruộng theo hiệu lệnh của đội sản xuất: Sớm trưa tiếng trống đi về trong thôn (thơ Tố Hữu). Xã viên HTX được trà thù lao bằng “công điểm”, cứ 10 điểm là 1 công, 1 ngày lao động 8 giờ, tùy theo công việc được trả từ 8 điểm đến 16 – 20 điểm. “Công điểm” như là một thứ “tiền nội bộ” của riêng mỗi HTX, cuối vụ, cuối năm, quyết toán ăn chia, phân phối, xã viên mới biết giá trị của 1 công (10 điểm) là bao nhiêu kg thóc và bao nhiêu tiền.
Do “cha chung, không ai khóc”, HTX quản lý lỏng lẽo, nên tình trạng “phóng công, rong điểm” tương tự như lạm phát tiền tệ vậy, diễn ra phổ biến và nghiêm trọng. Do thế, ở phần lớn các HTX, với 1 ngày công (10 điểm), cuối năm, xã viên chỉ nhận được từ HTX vài ba lạng thóc. Thế mà sau 1 năm chỉ đạo, áp dụng tiến bộ kỹ thuật và mô hình quản lý mới, xã viên HTX Mỹ Thọ không thể ngờ là mình nhận được “2kg thóc và 4 hào” cho 1 ngày công (10 điểm). Bốn hào ngày ấy lớn lắm, với giá 1 kg thóc mà HTX bán cho nhà nước trong mức nghĩa vụ là 3 hào, vượt nghĩa vụ là 9 hào ( 10 hào là 1 đồng); Lương của cử nhân kinh tế mới ra trường chỉ có 51 đồng, sau 24 tháng tập sự mới được nhận 60 đồng. Lương khởi điểm của người lao động phổ thông là 27 đồng/ tháng.
Ba chúng tôi và anh Bằng, trưởng thôn Văn Phú, cùng vui vẻ đứng chụp một kiểu ảnh trước cửa Chùa Văn Phù để "kỷ niệm 40 năm, gặp lại” (Người bấm máy là một ni cô trong Chùa Văn Phú).
Ba chúng tôi và anh Bằng, trưởng thôn Văn Phú, cùng vui vẻ đứng chụp một kiểu ảnh trước cửa Chùa Văn Phù để "kỷ niệm 40 năm, gặp lại” (Người bấm máy là một ni cô trong Chùa Văn Phú).
Từ trái qua phải: Ông Phạm Huy Khảo, Ông Khúc Đình Vạn,
Ông Bằng - Trưởng thôn, và tôi – Vũ Trọng Khải.
* * *
Câu chuyện thứ hai
CẤY GIĂNG DÂY, THẲNG HÀNG
Hồi ấy, một tiến bộ kỹ thuật trong canh tác lúa nước do Tiến sĩ Nông học Lương Định Của khởi xướng và được Bộ Nông nghiệp chỉ đạo áp dụng rộng rãi là cấy lúa thẳng hàng để có thể sử dụng cào cỏ sục bùn 64A. Muốn vậy, các xã viên phải tập cấy trên sân trước và phải giăng dây thì mới đảm bảo cấy thẳng hàng. Kỹ sư nông học Lê Thảo, (1938 – 1976), tổ trưởng tổ công tác, người dày dạn kinh nghiệm trong việc chỉ đạo sản xuất nông nghiệp (tương tự như cán bộ khuyến nông 3 cùng của công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật An Giang bây giờ) đứng ra tập huấn.
Chị em xã viên là lực lượng cấy lúa (và 3 đảm đang nữa), tuổi đời phổ biến là trên dưới 40, đều có chồng, con, nhưng phần lớn “phòng không”, vì chồng họ đi bộ đội hoặc công tác ở xa quê nhà. Sau khi nghe và xem kỹ sư Lê Thảo hướng dẫn, cấy thị phạm, các chị xã viên thuộc loại “nạ dòng”, không chịu thực tập, cứ túm 5 tụm 3 cười rúc rích. Kỹ sư Lê Thảo kiên nhẫn nhắc nhở nhiều lần, nhưng chị em vẫn không nghe lời. Bổng có 1 chị tuổi xồn xồn, nói lớn: “Này ông kỹ sư ơi, chị em chúng tôi biết cấy lúa từ lúc lông l… còn lấm tấm cơ. Việc gì bây giờ chúng tôi phải tập cấy lúa trên sân cơ chứ?”.
Tất cả chị em đều cười ầm sau lời nói đó. Tôi thì đỏ mặt, vì lúc đó mới U30, chưa vợ. Chỉ có K.S Lê Thảo là lớn tuổi, có vợ con, với bề dày kinh nghiệm chỉ đạo, vẫn bình thản nói: HTX trả công 10 điểm cho buổi tập cấy, ai không nghe lời tôi, sẽ không được chấm công. Thế là các chị em nghe lời răm rắp. Âu cũng là cái sức mạnh của HTX kiểu cũ, của cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp đã từng tổn tại khá dài trong lịch sử phát triển nông nghiệp nước ta. Vụ Đông Xuân 1973 – 1974 thắng lợi lớn, một phần cũng nhờ kỹ thuật cấy thẳng hàng và làm cỏ xục bùn bằng bàng cảo cỏ 64A. Vì thế, mỗi ngày công xã viên HTX Mỹ Thọ mới nhận được 2kg thóc và 4 hào.
12/2013
V.T.K (Chuyên gia độc lập về Kinh tế nông nghiệp và PTNT)
(còn nữa)
----------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét