* BÙI VĂN BỒNG
Báo cáo đánh giá nền kinh tế-xã hội của đất nước thường là rất lạc quan, tăng trưởng, kinh tế đi ên, khả năng đẩy lùi lạm phát. Trong các nghị quyết của đảng, phần kiểm điểm đánh giá măt manh, còn ‘kêu vang’ hơn. Rồi thì rầm rộ, hoành tráng các Lễ khánh thành công trình cầu này, đường kia, khu công nghiệp nọ. Nghĩa là “đất nước vẫn đổi thay từng ngày” phơi phới theo mục tiêu và chí quyết “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên XCNXH”.
Nhưng, xét về thực tế, chúng ta đang đi trên những cây cầu hiện đại, đắt tiền, những con đường cao tốc rộng rãi, thấy những đô thị, những khu công nghiệp, dịch vụ mở tràn ra ruộng lúa, mà không an lòng. Không thể tự hào, mà trái lại: Vô cùng lo lắng! Bởi những công trình lớn, hiện đại đó chưa phải tiền của ta, không phải khả năng, tiềm năng nội lực, không phải hầu bao ngân khố chi ra…mà đang nợ đìa ra. Có câu chuyện dạng như ‘trưởng giả học làm sang’. Một anh nhà quê nghèo, nhưng khoái nổ, đã liều lĩnh thế chấp đất, nhà vay tiền ngân hàng, xây nhà cao tầng giữa nông thôn, xe máy, tiện ngi trong nhà toàn hàng xịn, vợ con bỗng nhiên “đổi đời”, ăn mặc xe xua. Anh ta tự xưng là tỉ phú, do biết cánh ‘mạnh dạn, đổi mới làm ăn’. Nhưng nếu ai hỏi làm ăn cách gì mà hay vậy? Anh ta chỉ cười trừ: “Bí mật”. Ai cũng khen. Nhưng một ngày kia, ngân hàng xiết nợ, không lấy đâu ra trả, đành ra toà lãnh án. Vợ con không nơi cư trú.
Sự “đổi mới” bộ mặt đất nước ta cũng tương tự vậy. Tiền ở đâu? Chạy tứ tán đi vay nước ngoài.
Một số liệu thống kê không mới, nhưng còn tính thời sự: Theo báo Dân Trí, tổng nợ công năm 2012 ước tính khoảng 55,4% GDP. Tuy nhiên, nếu tính cả nợ trong hệ thống ngân hàng của DNNN và khoản nợ bằng trái phiếu trong nước không được Chính phủ bảo lãnh khác thì nợ công Việt Nam lên tới 95% GDP, vượt xa ngưỡng an toàn 60% GDP. Tại báo cáo nghiên cứu "Nợ công và tính bền vững ở Việt Nam ", Uỷ ban Kinh tế cho biết, tính đến hết năm 2011, tổng nợ công của Việt Nam vào khoảng 54,9% GDP, trong đó nợ công nước ngoài và nợ công trong nước lần lượt là 30,9% và 24,0% GDP. Các con số tương ứng ước tính cho năm 2012 là 55,4% GDP; 29,6% GDP và 25,8% GDP. Một số liệu mơi shơn: Theo ước tính, với tổng số nợ công gần 70,6 tỷ USD hiện tại, mỗi người Việt Nam đang phải gánh 787,9 USD nợ công. Dù vậy con số này thấp hơn khá nhiều so với các nước trong khu vực.
Tỷ lệ này rõ ràng đã vượt xa so với ngưỡng an toàn (60% GDP) được khuyến cáo bởi các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (World Bank) hay Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Đồng thời, cao hơn nhiều so với tỷ lệ được công bố trên Đồng hồ nợ công thế giới của Economist. Uỷ ban Kinh tế của Quốc Hội cho rằng, thách thức đầu tiên trong việc quản lý nợ công Việt Nam đó là việc xây dựng một hệ thống cung cấp và quản trị thông tin nợ công/nợ nước ngoài một cách minh bạch và nhanh chóng. Điều này cần có sự nhìn nhận đúng đắn của các nhà quản lý và hoạch định chính sách ở Việt Nam về vấn đề quản lý rủi ro nợ công hiện nay.
Còn đáng lo lắng nhiều hơn nữa, nợ nước ngoài tính bằng nội tệ tăng với tốc độ chóng mặt. Các chủ nợ lớn của Chính phủ Việt Nam bao gồm Nhật (chiếm 34,3% tổng nợ) và các tổ chức quốc tế như IDA (24,9%) và ADB (15,0%). Mỹ và khối EU chỉ chiếm lần lượt 0,3% và gần 6,9% tổng nợ của Chính phủ Việt Nam, tuy nhiên nợ theo đồng tiền của các nước/khu vực này lại chiếm tỉ trọng lớn.
Trong thời gian qua, Bộ Tài chính đã phát hành được 7 kỳ Bản tin nợ nước ngoài, bao gồm nợ nước ngoài của Chính phủ và nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh. Thế nhưng, con số cũng chưa thể tin được, khả năng lớn hơn, rà lại các lần công bố đèu không khớp, khả năng con số ảo là không tránh khỏi.
Tính đến thời điểm 15 giờ ngày 17/1/2013, tổng số nợ công của Việt Nam theo tính toán của “Đồng hồ nợ công toàn cầu” là 70.576.229.508 USD. Với dân số 89.539.016 người, trung bình mỗi người Việt Nam đang gánh số nợ tương đương 787,9 USD. So sánh với GDP, số nợ công của Việt Nam tương đương khoảng 49,5% với tốc độ tăng hàng năm là 13%. So với các nước trong khu vực, Việt Nam có mức nợ công tính theo đầu người khá thấp. Con số này ở Indonesia là 917,69 USD/người, ở Philippine là 1213,74 USD/người, ở Thái Lan là 2640,8 USD/người trong khi ở Malaysia con số này lên tới 5936,87 USD/người. Số liệu của các quốc gia khác trong khu vực không được công bố. Nếu xét theo tỷ lệ nợ công trên GDP, Indonesia là nước có tỷ lệ này thấp nhất trong khu vực, chỉ khoảng 24,8%, chưa bằng một nửa tỷ lệ của Malaysia (56,8%) hay Philippine (49,5%). Con số này của Thái Lan là 48%. Đối với Việt Nam nợ công hiện được định nghĩa bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương.
Phát triển kinh tế đất nước, bài toán cho ngân sách quốc gia bằng ‘công nghệ đi vay, chịu nợ dài hạn’, rồi lấy tiền đó vẽ ra các dự án, công trình, để tham nhũng, thì chắc rằng trên thế gới chỉ có Việt Nam dám ‘chơi’ độc đáo và liều lĩnh như vậy. Thành thử, ‘khánh thành’ một công trình nào đó là thêm một hồi còi báo động về ‘kháh kiệt’. Không thể vơ vào những công trình mới khánh thành là “thành tựu đổi mới” dưới sự lãnh đạo của Đảng! Cho nên, với kiểu ‘độc nhất vô nhị’ này, với đà này, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dự báo rất thật lòng: “Đến hết thế kỷ 21, Việt Năm chưa hẳn đã có CNXH hoàn thiện!”.
BVB
-----------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét