Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

Đi tìm ý nghĩa của Thực tại ...

  .. WIE: Trong cuốn sách của ông, ông đề cập đến một mô hình mới gọi là “chủ nghĩa duy ý nhất nguyên.” Và ông cũng cho rằng khoa học ngày nay đã xác nhận được điều mà nhiều nhà huyền môn đã nói trong suốt lịch sử, rằng những phát hiện của khoa học hiện nay dường như là song song với bản chất của những giáo lý tâm linh bất diệt.
AG: Nó “là” giáo lý tâm linh. Không phải chỉ song song. Quan điểm cho rằng ý thức là nền tảng của thực tại là cơ sở của tất cả các truyền thống tâm linh, cũng như triết lý của chủ nghĩa duy ý nhất nguyên. Ở phương Tây, có một triết lý được là là “chủ nghĩa duy tâm” trái ngược với triết lý của “chủ nghĩa thực dụng duy vật”, cho rằng chỉ có vật chất là có thật. Chủ nghĩa duy tâm nói không, ý thức mới là sự thật duy nhất. Nhưng ở phương Tây loại chủ nghĩa duy tâm thường có nghĩa là nó thuộc về nhị nguyên – có nghĩa là, ý thức và vật chất là tách biệt. Vì thế, khi nói “chủ nghĩa duy ý nhất nguyên”, tôi muốn nói rõ ràng rằng, không, tôi không có ý muốn nói đến loại nhị nguyên của chủ nghĩa duy tâm phương Tây, nhưng đúng hơn là một chủ nghĩa duy ý nhất nguyên, đã tồn tại ở phương Tây, nhưng chỉ trong các truyền thống tâm linh bí truyền. Trong khi đó, ở phía Đông, đây là triết lý chính quy đại trà. Trong Phật giáo, hoặc Hindu giáo, nơi nó được gọi là Vedanta (hay Upanishads – Áo Nghĩa Thư) hoặc trong Đạo giáo, đây là triết lý của tất cả mọi người. Nhưng ở phương Tây là một truyền thống bí truyền, chỉ được biết đến và tán đồng bởi các triết gia anh minh, những người đã thực sự đào sâu vào bản chất của thực tại….
                  >>  Đọc tiếp/Nguồn    
---------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét